'Tù Nhân Vĩ đại' Trở Thành Tổng Thống Da đen đầu Tiên Của Nam Phi

Ngày 10/5/1994, ông Nelson Mandela, người được mệnh danh là "tù nhân vĩ đại", người hùng chống nạn phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước này.

Hình ảnh ấn tượng trong lễ diễu binh Ngày Chiến thắng ở Nga Hậu quả khôn lường khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran Mỹ truy tố cựu nhân viên CIA bán bí mật cho TQ Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên bàn thượng đỉnh Mỹ-Triều

Đối với nhiều người, ông Mandela không chỉ cứu nguy cho dân tộc Nam Phi ở thế kỷ XX, mà còn là biểu tượng của sự hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức Play

Ngày 9/5/1994, trong diễn văn nhậm chức Tổng thống sau 27 năm bị chính phủ da trắng của Nam Phi cầm tù, ông Mandela tuyên bố "thời điểm chữa lành các vết thương đã tới".

Trước đó hai tuần, hơn 22 triệu cử tri Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc đầu tiên của nước này. Đại đa số họ đã bầu chọn ông Mandela và Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của ông lãnh đạo đất nước.

Tù nhân vĩ đại

Ông Mandela chào đời năm 1918, là con trai của gia đình hoàng tộc Tembu trị vì lãnh thổ Transkei ở Cape Town, Nam Phi. Thay vì kế nhiệm cha, ông Mandela đi học đại học, rồi hành nghề luật sư. Năm 1944, ông tham gia đảng ANC, một tổ chức chính trị được thành lập nhằm giành lại quyền lợi cho đại đa số người dân da đen tại đất nước đang nằm dưới sự cai trị của nhóm người da trắng thiểu số.

Năm 1948, Đảng Quốc gia phân biệt chủng tộc lên nắm quyền, thể chế hóa chính sách Apartheid bảo vệ quyền tối thượng của người da trắng cũng như phân biệt đối xử với người da đen tại Nam Phi.

Căm phẫn trước nạn phân biệt chủng tộc tàn tệ của chế độ Apartheid, số lượng người da đen đăng ký tham gia ANC tăng lên nhanh chóng. Với tài năng và các đóng góp to lớn, ông Mandela sau đó gia nhập hàng ngũ lãnh đạo ANC, rồi đảm nhiệm cương vị phó chủ tịch đảng vào năm 1952. Ông đã tổ chức các cuộc đình công bất bạo động, tẩy chay, tuần hành và các hoạt động khác chống sự phân biệt chủng tộc.

{keywords}
Ông Nelson Mandela được coi là biểu tượng cho phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi. Ảnh: ABC

Sau vụ thảm sát người da đen biểu tình ôn hòa tại Sharpeville năm 1960, chính quyền da trắng cấm đảng ANC tiếp tục hoạt động. Sự kiện cũng đánh dấu việc ông Mandela kết thúc sách lược đấu tranh hòa bình, bất bạo động để chuyển sang kháng chiến vũ trang.

Năm 1962, ông Mandela bí mật trốn khỏi Nam Phi để thực hiện hành trình quanh Châu Phi và Châu Âu, vận động ủng hộ chấm dứt chế độ Apartheid và tham dự huấn luyện quân sự. Khi trở về nước, ông bị bắt giữ, rồi bị chính phủ Nam Phi xét xử vì những hoạt động này. Ngày 12/6/1964, ông bị kết án chung thân vì tội phá hoại, phản quốc và âm mưu lật đổ chính quyền.

Trong cuộc đời hoạt động chính trị kéo dài hơn 60 năm với tư cách là lãnh tụ người Phi, ông Mandela mất tới 27 năm bị chính phủ da trắng ở Nam Phi cầm tù, trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. 18 năm đầu tiên trong số đó, ông bị giam giữ trong xà lim chật hẹp, không có giường và nước sạch trong nhà tù trên đảo Robben.

Ông Mandela cũng bị bắt lao động khổ sai ở một mỏ đá vôi, cứ 6 tháng mới được viết và nhận một lá thư, đồng thời mỗi năm chỉ được phép gặp người thăm, nuôi một lần, trong vòng 30 phút.

Song, hoàn cảnh tù đày không làm lung lạc ý chí của ông Mandela. Tiếng tăm của ông ngày càng lan rộng. Ông vẫn được coi là biểu tượng cho phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa Apartheid cũng như góp phần buộc nhà chức trách Nam Phi phải cải thiện đáng kể điều kiện giam giữ ở nhà tù trên đảo Robben.

Từ năm 1967, nhiều nước trên thế giới bắt đầu ban hành các cấm vận đối với chính quyền Apartheid của Nam Phi. Năm 1980, cộng sự Tambo của Mandela, lúc này đang sống lưu vong, đã lãnh đạo ANC phát động một chiến dịch quốc tế chống Apartheid, với trọng tâm là buộc chính phủ Nam Phi trả tự do cho ông.

Năm 1982, chính quyền Nam Phi quyết định điều chuyển ông Mandela đến nhà tù Pollsmoor trên đất liền, rồi bắt đầu quản thúc ông tại một ngôi nhà ở vùng nông thôn năm 1988.

Dưới sức ép cả từ trong lẫn ngoài, năm 1990, Tổng thống Nam Phi Frederik de Klerk bãi bỏ lệnh cấm hoạt động đối với đảng ANC, đồng thời ra lệnh thả ông Mandela. Được tự do sau 27 năm ngồi tù, ông Madela dẫn đầu ANC tham gia đàm phán với chính phủ da trắng nhằm thành lập một chính phủ đa sắc tộc tại Nam Phi.

Cống hiến không ngừng cho hòa bình, hòa hợp dân tộc

Tháng 12/1993, ông Mandela và Tổng thống de Klerk được đồng trao giải Nobel Hòa bình "vì những nỗ lực chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc trong hòa bình, đồng thời đặt nền móng cho nền dân chủ Nam Phi mới".

{keywords}
Ông Nelson Mandela và Tổng thống Nam Phi Frederik de Klerk cùng nhận giải Nobel Hòa bình năm 1993. Ảnh: CNBC

Ngày 26/4/1994, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Nam Phi, ông Mandela cùng đảng ANC đã giành chiến thắng vang dội, đứng ra thành lập một liên minh “đoàn kết dân tộc” cùng với Đảng Quốc gia của de Klerk và Đảng Tự do Inkatha của người Zulu. Ngày 10/5/1994, ông Mandela đã chính thức trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi trong lễ tuyên thệ nhậm chức có nhiều quan chức quốc tế tham dự.

Ông Mandela kết thúc nhiệm kỳ tổng thống năm 1999, trao lại quyền lãnh đạo cho thế hệ trẻ hơn mà ông tin tưởng. Đây cũng là một sự kiện hiếm hoi tại châu Phi, khi một lãnh đạo chính trị tự nguyện từ bỏ quyền lực.

Sau khi về hưu, ông Mandela vẫn tiếp tục công du khắp thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, tham dự các hội nghị, đi diễn thuyết và tham gia vào nhiều cuộc đàm phán hòa bình ở Congo, Burundi và các nước châu Phi khác.

Ngoài ra, ông còn dành nhiều thời gian tham gia các chiến dịch tuyên truyền về đại dịch AIDS đang hoành hoành ở Nam Phi. Năm 2005, khi con trai cả qua đời vì "căn bệnh thế kỷ", ông Mandela cũng không ngần ngại công bố thông tin đó và thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ về đại dịch này.

Ông Mandela cũng được coi là có công trong việc giúp Nam Phi giành quyền đăng cai World Cup 2010.

Vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi qua đời trong vòng tay của gia đình ở tuổi 95, vào tháng 12/2013 sau nhiều tháng chống chọi với căn căn bệnh phổi trở nặng.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Bí ẩn vụ "đệ nhất danh ca châu Á" đột tử

Ngày này năm xưa: Bí ẩn vụ "đệ nhất danh ca châu Á" đột tử

Ngày 8/5/1995, Đặng Lệ Quân, ngôi sao Hoa ngữ xinh đẹp từng được mệnh danh là "Đệ nhất danh ca châu Á" đã đột tử tại khách sạn trong khi đi nghỉ mát ở Thái Lan. 

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khinh khí cầu kinh hoàng

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khinh khí cầu kinh hoàng

Ngày 6/5/1937, khinh khí cầu khổng lồ Hindenburg của Đức bất ngờ bốc cháy, rồi phát nổ trên bầu trời Mỹ, gây ra "thảm kịch Titanic trên không" chấn động thế giới.

Lật lại chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden

Lật lại chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden

Cách đây đúng 7 năm, các lực lượng Mỹ rốt cuộc cũng tiêu diệt được trùm khủng bố khét tiếng thế giới Osama bin Laden sau hơn một thập niên săn lùng.

Thượng đỉnh liên Triều, hy vọng của những mảnh đời ly tán

Thượng đỉnh liên Triều, hy vọng của những mảnh đời ly tán

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau vào ngày 27/4. Đây là hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.

Ngày này năm xưa: Tuyên bố 'chấn động' của TT Mỹ về chiến tranh ở Việt Nam

Ngày này năm xưa: Tuyên bố 'chấn động' của TT Mỹ về chiến tranh ở Việt Nam

Ngày 23/4/1975, tại Đại học Tulane, bang New Orleans, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố: "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc".

Từ khóa » Tổng Thống Nam Phi