Từ Nhiều Nghĩa Là Gì? Cho Ví Dụ - Ôn Tập Ngữ Văn Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
Từ nhiều nghĩa là gì? Cho ví dụ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ nhiều nghĩa là gì? Cho ví dụ
- I. Từ nhiều nghĩa là gì?
- 1. Nghĩa đen
- 2. Nghĩa bóng
- II. Nguyên nhân tồn tại từ nhiều nghĩa
- III. Một số phân loại từ nhiều nghĩa
- 1. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- 2. Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực
- IV. Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa
- 1. Phương pháp ẩn dụ
- 2. Phương pháp hoán dụ
- 3. Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa
- V. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- 1. Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân
- 2. Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
- 3. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa nào?
- VI. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
- VII. Bài tập minh họa
I. Từ nhiều nghĩa là gì?
Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.
Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng:
1. Nghĩa đen
Là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.
2. Nghĩa bóng
Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra.
Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.
VD1:
Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .
VD2: Với từ “Ăn”:
- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
II. Nguyên nhân tồn tại từ nhiều nghĩa
Nguyên nhân tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều trong khi số lượng khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ (như các từ: do, bởi, vì, mà v.v) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa.
III. Một số phân loại từ nhiều nghĩa
1. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Ở cách phân chia này, người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa là nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất.
Ví dụ như từ “bạc”:
(1) Đời bạc: Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn
(2) Lễ bạc lòng thành: Ít ỏi, sơ sài
(3) Ăn ở bạc với bố mẹ: Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau.
Ở ví dụ trên nghĩa (1) của từ “bạc” là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán. Nghĩa (2) và (3) là được phái sinh từ nghĩa (1). Thế nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến và được dùng nhiều nhất.
2. Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực
Dựa vào nghĩa của từ đã thực sự mang tính ổn định, thống nhất chưa hay chỉ đúng trong một số tình huống nào đó để có thể phân biệt được nghĩa. Nói cho dễ hiểu thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định. Nghĩa không thường trực nghĩa là nghĩa rất hay trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.
Ví dụ như trong câu: “Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.”
Trong câu trên từ “áo trắng” đang nói đến nữ sinh. Và trong thực tế nó chỉ mang nghĩa này trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, ta có thể nói từ “áo trắng” mang nghĩa không thường trực.
IV. Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa
1. Phương pháp ẩn dụ
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Ví dụ như từ “lá”. Thông thường “lá” được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng. Tuy nhiên, khi từ “lá” được mở rộng nghĩa ra sẽ thành các từ có như lá gan, lá đơn, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.
2. Phương pháp hoán dụ
Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng.
Ví dụ như từ “Nhà trắng” sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường là từ dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, hiểu theo một nghĩa khác thì đây là từ chỉ một ngôi nhà được sơn màu trắng.
3. Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong khi đó, từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Cụ thể hơn, từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ nhiều nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại.
V. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân
Điểm chung: đều chỉ bộ phận cuối cùng (của người hay của động vật, đồ vật…)
2. Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với một nghĩa.
Ví dụ: từ chín
– Cánh đồng lúa chín vàng. (ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon)
– Thời cơ đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến (kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh)
=> Các câu khác nhau thì nghĩa của từ chín cũng khác nhau, tùy vào ngữ cảnh.
3. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa nào?
Trong bài thơ trên, từ chân được dùng với nghĩa chuyển.
– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
– Trong từ nhiều nghĩa có:
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
– Thông thường trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
VI. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
– Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Tôi có một cái cày (cày: danh từ).
Bố tôi đang cày ngoài ruộng ( cày: động từ).
Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
– Ví dụ:
Ông em bị đau chân (chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).
Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh (chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).
– Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác
Ví dụ: Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.
Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.
(Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)
– Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển
(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)
VII. Bài tập minh họa
Bài 1:
Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt.
* Đáp án:
- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá.
- Em bé đang tập đi/Tôi đi du lịch.
- Quả cam ngọt quá /Chị ấy nói ngọt thật.
Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gạch chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- a) Miệng cười tươi,miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.
- b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.
* Đáp án
a)
- Nghĩa gốc: Miệng cười…, miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật , dùng để ăn và nói. Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người: há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm); trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống)
- Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu); nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)
b)
- Nghĩa gốc: xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức)
- Nghĩa chuyển: sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng, làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật); hở sườn, sườn địch (chỗ trọng yếu, quan trọng)
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ nhiều nghĩa là gì? Cho ví dụ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.
Từ khóa » Từ đa Nghĩa Là Gì Ngữ Văn Lớp 6
-
Thế Nào Là Từ đa Nghĩa? Em Hãy Cho Ví Dụ Và Giải Thích để Làm Rõ
-
Từ đa Nghĩa Là Gì - Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
-
Từ đồng âm Và Từ đa Nghĩa - Ngữ Văn 6 Bộ Kết Nối Tri Thức
-
Từ đa Nghĩa Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Cho Ví ... - LADIGI Academy
-
Top 30 Từ đa Nghĩa La Gì Lớp 6 2022
-
Ví Dụ Về Từ đa Nghĩa - Luật Hoàng Phi
-
Từ đa Nghĩa Là Gì? - Hoc24
-
Kiến Thức Ngữ Văn: Kí, Ngôi Kể, Từ đa Nghĩa, Từ đồng âm, Từ Mượn.
-
Soạn Bài Từ Nhiều Nghĩa Và Hiện Tượng Chuyển Nghĩa Của Từ
-
Từ đa Nghĩa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Soạn Bài Từ đồng âm Và Từ đa Nghĩa Kết Nối Tri Thức: Văn 6 Mới
-
[Sách Giải] Thực Hành Tiếng Việt Trang 34
-
Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 - Chân Trời Sáng Tạo
-
[PDF] Sự Phát Triển Nghĩa Và Tính Đa Nghĩa Của Từ Công Cụ Trong Tiếng