Từ Nhiều Nghĩa Và Hiện Tượng Chuyển Nghĩa Của Từ - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
  • Các phương pháp chuyển nghĩa của từ
  • Sự khác nhau của từ đồng nghĩa và từ đồng âm
  • Các dạng bài tập liên quan đến từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Từ nhiều nghĩa hay hiện tượng chuyển nghĩa từ luôn là những nội dung rất khó và rất dễ gây nhầm lẫn. Chính vì thế, không có nhiều người có những kiến thức liên quan đến vấn đề này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

– Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (đối với sự vật, hiện tượng) có trong thực tế. Cụ thể:

+ Nghĩa gốc hay nghĩa đen là nghĩa chính, nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần giũ, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.

+ Nghĩa bóng là nghĩa có sau (chuyển nghĩa hay nghĩa ẩn dụ) được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa đen và nghĩa bóng đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

– Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

Các phương pháp chuyển nghĩa của từ

– Chuyển nghĩa hoán dụ:

Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic giữa các đối tượng được gọi tên.

– Chuyển nghĩa ẩn dụ:

Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, thuộc tính giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Sự khác nhau của từ đồng nghĩa và từ đồng âm

– Đối với từ đồng nghĩa:

+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

+ Các từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở biểu và thuộc lợi trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hay nôi trong từ nắng nôi thì cũng không có hiện tượng đồng nghĩa.

+ Các từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ và sở biểu như bù và nhìn trong bù nhìn thì không có hiện tượng đồng nghĩa.

+ Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do hoặc những từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do thì xảy ra hiện tượng đồng nghĩa. Nhóm các tuè độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do thường là các từ Gán – Việt. Do đó, có thể nói hiện tượng đồng nghĩa xảy ra ở những từ thuần Việt và Hán – Việt.

+ Các từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở chỉ như tuy, với hay sẽ thường đóng vai trò công cụ diễn đạt quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngữ pháp từ vựng học không chú ý đến các loại từ này.

– Đối với từ đồng âm:

+ Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

+ Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa các nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

+ Từ nhiều nghĩa tỏng nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác. Từ đông âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển.

Các dạng bài tập liên quan đến từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

– Dạng 1:

Cho các câu sau đây:

+ Tôi ngồi thu mình trong góc tường.

+ Bố mẹ tôi hái được rất nhiều cam.

+ Hè đã về trên những con phố ở Thanh Hóa.

+ Chúng tôi thu chai lọ làm kế hoạch nhỏ…

– Dạng 2:

Cho các nghĩa sau của từ hạt giống:

+ Hạt giống là hình ảnh ẩn dụ cho những người trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được bồi dưỡng, đào tạo vì tương lại.

+ Hạt giống có nghĩa là hạt dùng để trồng cây tạo giống.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ hạt giống được dùng trong các câu, cụ thể như sau:

+ Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển bơi lội của tỉnh.

+ Hạt giống rau cải mẹ em ươm trồng hôm nay đã nảy mầm.

+ Hạt giống loại ngô này rất khỏe, có thể chịu được úng và nhiệt độ cao hơn các loại bình thường.

+ Ông nội em đã hứa ổi ra quả, ông sẽ cho em thật nhiều quả ổi chín già để lấy hạt và trồng.

+ Tôi được xem là hạt giống số một của trận thi đấu ngày hôm nay.

– Dạng 3:

Hãy xác định nghĩa của các từ được in đậm trong các câu kết hợp từ dưới đây rồi chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:

+ Xương sườn, chọc vào sườn, sườn núi, sườn xe, hở sườn, sườn nhà,…

+ Miệng hang, miệng bát, miệng cười tươi, nhà 10 miệng ăn, há miệng chờ sung, miệng rộng thì sang…

Như vậy, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ đã được chúng tôi phân tích ngay mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan chặt chẽ tới từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Chúng tôi mong rằng với những nội dung chúng tôi đã trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Từ khóa » Nghĩa Chuyển Có Nghĩa Là Gì