Tu Như Thế Nào để Không Mắc Khẩu Nghiệp?

> Ảnh hưởng của mạng xã hội đến 'khẩu nghiệp' của người trẻ

Thời gian gần đây, “khẩu nghiệp” là cụm từ đang được sử dụng rất thịnh hành trong giới trẻ. Khi có nhiều quan điểm gây tranh cãi về một vấn đề thu hút sự chú ý, mọi người thường sử dụng từ “khẩu nghiệp” để nhắc nhở nhau có cách ứng xử văn minh, lịch sự. Dù được sử dụng rộng rãi nhưng nhiều người chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa và tác hại của khẩu nghiệp.

Khẩu nghiệp là gì?

Trong Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp rất nặng. Bởi một lời khi nói ra có thể khiến đối phương tổn thương sâu sắc, để lại nhiều hậu quả trong các mối quan hệ như tình yêu, công việc, gia đình, bạn bè,… Trước vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Khẩu nghiệp là nghiệp do miệng của mình sinh ra. Do lời nói của mình sinh ra mà tạo thành nghiệp. Khẩu nghiệp cũng rất nặng. Có khi một lời nói, người ta gọi là “lời nói là đọi máu”, có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của một người, có khi hủy hoại cuộc đời của người luôn. Và cũng có lời nói thì làm cho người ta nở mày nở mặt, người ta được thành tựu, công thành danh toại. Nên chúng ta thấy, lời nói quan trọng lắm! Đức Phật cũng từ lời nói, mà làm Phật Pháp được lan tỏa; còn chúng ta thì dùng cái miệng này để tạo ác nghiệp”.

Khẩu nghiệp chính là nghiệp do miệng sinh ra, do lời nói của mình mà tạo thành nghiệp. Ảnh minh họa.

Khẩu nghiệp chính là nghiệp do miệng sinh ra, do lời nói của mình mà tạo thành nghiệp. Ảnh minh họa.

Khéo giữ gìn khẩu nghiệp

Bốn thứ khẩu nghiệp cần tránh nếu không muốn làm khổ chính mình

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Trong kinh Thập Thiện, Đức Phật nói nơi thân thể chúng ta có ba chỗ phát sinh ra nghiệp: Thứ nhất là thân, thứ hai là khẩu và thứ ba là ý nghĩ; gọi là thân, khẩu, ý”. Trong đó, thân có ba nghiệp ác là sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Ý có ba nghiệp là tham lam, ích kỷ, sân hận, si mê, tà kiến. Còn nghiệp ở khẩu: “Khẩu có 4 nghiệp: Một là nói dối. Hai là nói hai lưỡi, hai lưỡi là nói đâm thọc, kích bác người này, kích bác người kia để cho họ mâu thuẫn nhau. Thứ ba là nói lời thêu dệt, có ít mình xuýt ra nhiều, dệt gấm thêu hoa, tô đắp sự việc lên, nó không đúng sự thật. Và thứ tư là nói lời ác khẩu, gọi là nói lời ác độc, nguyền rủa, nói những lời cay nghiệt. Đấy là nghiệp của miệng”.

Nói những lời ác khẩu, cay nghiệt là một trong bốn thứ khẩu nghiệp mà ta cần phải tránh

Nói những lời ác khẩu, cay nghiệt là một trong bốn thứ khẩu nghiệp mà ta cần phải tránh

20 khẩu nghiệp tuyệt đối tránh

Bốn nghiệp này do miệng xuất phát ra. Nếu chúng ta biết gìn giữ, tu tập theo lời Đức Phật dạy thì sẽ gieo được nhân tốt, hưởng quả tốt hiện tại và sau này. Còn khi ta dùng miệng tạo nhân xấu thì sẽ gặp phải quả báo ác từ việc mà chúng ta đã làm ra.

Quả báo nặng nề do khẩu nghiệp gây ra

Câu chuyện chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả nên đã khuyên bảo chú Sa-di sám hối nếu không muốn bị đọa địa ngục. Tuy đã sám hối và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di này vẫn phải chịu quả báo 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện chúng ta thấy rằng một lời nói dường như vô tình, vô ý, không ác hại ai mà phải chịu nghiệp báo rất nặng nề.

Có khi một lời nói của mình được phúc báu, một lời nói của mình có khi tổn hao phúc báu. Các Phật tử kiểm nghiệm ngay trên thân tâm mình. Khi mình phát ngôn về ai, về một Sư Thầy nào đó; mình nói một câu mà tự nhiên thấy người mệt, thấy người u ám là biết mình đã nói lời ác, tổn phước báu. Mới phát ngôn câu ấy xong, thấy người mệt; xong thấy đầu mình u ám, phước suy giảm rồi đấy. Đấy là biểu hiện của ác nghiệp, của mất phước báu. Cũng có khi chúng ta nói một lời xong thì ta thấy hạnh phúc, hoan hỷ, an vui, phấn chấn; lời ấy đã làm thêm phước báu cho mình.

Chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo đã chứng Thánh quả tụng kinh như chó sủa và sau đó bị chịu quả báo 500 kiếp đọa làm chó (ảnh minh họa)

Chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo đã chứng Thánh quả tụng kinh như chó sủa và sau đó bị chịu quả báo 500 kiếp đọa làm chó (ảnh minh họa)

Dù ở xã hội nào cũng tồn tại những người bất thiện, có tâm ganh ghét, đố kỵ. Họ có thể tạo nhiều tội ác từ miệng của mình. Họ cũng có thể tung tin, bịa đặt, nói xấu người khác, hoặc các bậc Thánh nhân, các vị tu hành. Trước một thông tin nào đó, phải xem xét thật kỹ khi tiếp nhận. Nếu ta tin hoặc tùy hỷ theo những điều bất thiện cũng sẽ phải nhận lại những quả báo xấu.

Sáng suốt suy nghĩ để tránh “Khẩu nghiệp”

Cách tu khẩu nghiệp để tránh quả báo khổ đau

Để tránh được quả báu xấu ác từ khẩu nghiệp chúng ta phải chọn thiện nghiệp để làm, thực hiện. Phật dạy, nói lời chân thật, không nói lời dối trá. Nói lời hòa hợp, không nói lời chia rẽ, mất đoàn kết. Nói lời đẹp đẽ, thanh lịch, không nói lời ỷ ngữ, thêu dệt. Nói lời hiền hòa, từ bi, không nói lời ác độc, cay nghiệt. Chúng ta tu khẩu nghiệp là tu như vậy. Chúng ta phải làm sao ái ngữ, nói lời tốt đẹp, lợi ích cho mọi người thì đấy gọi là tu khẩu nghiệp. Tu như vậy là đúng như lời Phật dạy và tu như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ có một khẩu nghiệp thiện lành, sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp!

Cách chuyển hóa khẩu nghiệp chính là nói những lời chân thật, ái ngữ đem đến lợi ích cho mọi người xung quanh

Cách chuyển hóa khẩu nghiệp chính là nói những lời chân thật, ái ngữ đem đến lợi ích cho mọi người xung quanh

Đối với những phát ngôn về các bậc tu hành phạm hạnh, trong xã hội của chúng ta có rất nhiều tâm bất thiện, tâm ganh ghét, tâm đố kỵ rất nhiều. Họ có thể tung tin, họ bịa đặt nói xấu các vị tu hành, có khi là tu hành nghiêm túc họ vẫn bôi nhọ, nói xấu. Chúng ta phải xem xét thật kỹ khi chúng ta nhận các thông tin như vậy. Nếu chúng ta a dua theo, tùy hỷ theo, thì mình cũng mắc quả báo.

Qua đó mỗi chúng ta cần cẩn thận trong từng lời nói của mình. Một lời nói dù thiện hay ác tác động đến người khác cũng sẽ mang lại quả báo tương ứng cho chúng ta. Là người đệ tử Phật, chúng ta nên thực hành theo lời Phật dạy, giữ gìn khẩu nghiệp cho đúng lời Đức Phật dạy, việc đó sẽ đem lại điều tốt đẹp, an vui cho chính chúng ta và những người xung quanh. Kính chúc quý Phật tử, quý bạn đọc được kết duyên với Tam Bảo, luôn tinh tấn, tu tập, thực hành lời Phật dạy trên con đường tu học Phật Pháp để hướng tới gốc Vô thượng Bồ Đề.

Từ khóa » Bớt Tạo Nghiệp Là Gì