Tự Phụ Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Tự phụ là gì?
  • Một số tác hại của tính tự phụ
  • Sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti và tự trọng

Tự phụ là một loại tính cách của con người cũng giống như tự tin, tự trọng vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng nêu ra được khái niệm liên quan đến tính cách này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề nhằm trả lời cho câu hỏi: Tự phụ là gì?

Tự phụ là gì?

Tự phụ là sự kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, điều mình nói là đúng đắn mà coi thường mọi người xung quanh. Hay nói cách khác, tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao bản thân mình trước mặt người khác. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình là người luôn có quyền không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội.

– Biểu hiện của tính tự phụ:

+ Người có tính tự phụ khi làm được việc gì thì tỏ ra coi thường người khác. Ví dụ như: Khi bạn làm được món trứng chiên nhưng bạn nghĩ bạn là đầu bếp giỏi nhất.

+ Luôn tự cho mình là đúng.

+ Thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Người tự phụ là luôn đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người nhưng trong mắt thế giới họ lại quá nhỏ bé còn đối với người tự ti họ xem mình thấp hơn người khác, kém cỏi hơn …

– Nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ:

+ Xuất phát từ việc không có tính khiêm tốn trước mọi người.

+ Bên cạnh đó, do chủ nghĩa cá nhân hay tự đề cao cái tôi của ban thân.

Một số tác hại của tính tự phụ

– Không được sự yêu mến nể trọng của mọi người mà thay vào đó là sự xa lánh, miệt khinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của cá nhân.

– Người có tính cách tự phụ không biết lắng nghe, không chịu học hỏi và luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến hơn so với mọi người.

– Người có tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bản thân mình, những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

– Tài năng thì có hạn nhưng suy nghĩ bản thân là thiên tài, từ đó nảy sinh thói huênh hoang khoác lác, hay khoe khoang, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn của con người. Do đó, không nhận thức đúng đắn về bản thân nên người có tính cách này khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông.

Sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti và tự trọng

Ba khái niệm trên rất hay bị nhầm lẫn với nhau và ranh giới của nó cũng khá mong manh. Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nêu lên các khái niệm của từng loại nhằm giúp bạn đọc có thể cơ bản phân biệt được, cụ thể:

Thứ nhất: Tự ti

Tự ti là tự đánh giá thấp bản thân mình dẫn tới thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Do đó, hạn chế suy nghĩ, nói năng, hành động và ngại giao tiếp với người khác.

– Tự ti sẽ khiến những người có tính cách này mất điểm rất nhiều trong mắt mọi người xung quanh. Tính tự ti sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu vương lên của mỗi cá nhân vì nó tạo ra sức ì và thói quen xấu ỷ lại cùng tâm lý thất bại, nghi ngờ bản thân.

– Luôn tự cho mình là người yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi bật so với người khác, có thể hiểu rằng làm gì hỏng nấy. Từ nhận thức sai lệch về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ trách nhiệm và những trọng trách.

Thứ hai: Tự trọng

Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân mình. Đức tính này là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính.

– Đức tính này được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hàng ngày. Đức tính này được thể hiện rất đỏi bình thường trong đời sống ví dụ như: Dù khó khăn về kinh tế đến đâu cũng không thể trở thành lý do để thực hiện các hành vi như ăn trộm, chơi xấu người khác …Những người có tính tự trọng đều biết rằng bản thân phải tôn trọng mình trước, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trường cường quyền, bạo lực và không bị mua chuộc bởi vật chất tầm thường.

– Trự trọng để được mọi người nể phục. Người có tính tự trọng luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Biết phân biệt đúng, sai, phái trái và nói đạo lý. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn giữ được nếp sống trong sạch.

Như vậy, tự phụ là gì? Đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong mục đầu tiên của bài viết. Hơn thế nữa, để quý bạn đọc có thể phân biệt được một số khái niệm hay bị nhầm lẫn với tự phụ chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung khác để làm rõ vấn đề này. Chúng tôi mong rằng với những nội dung đã trình bày quý bạn đọc sẽ có những hiểu biết cơ bản nhất liên quan đến tự phụ.

Từ khóa » Tác Hại Của Thói Tự Phụ