Từ Sự Cố Triển Khai Của PNJ, Cùng Tìm Hiểu Thêm Về Hệ Thống ERP

Sự cố ERP không ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) về dài hạn.

ERP là gì? ERP là thuật ngữ viết tắt của “Enterprise Resource Planning” hay “Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp” trong tiếng Việt. Vào thời kỳ đầu phát triển, các hệ thống ERP chủ yếu phục vụ cho kế toán và quản lý sản xuất, với đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp sản xuất. Ngày nay, ERP có thể cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện, từ kế toán, sản xuất, mua bán hàng, logistic cho đến Xử lý và phân tích dữ liệu số lượng lớn (big data).

Phân loại ERP theo nguồn gốc:

ERP được cung cấp bởi các công ty nội có lợi thế về giá rẻ và chi phí tư vấn thấp do nhà phát triển phần mềm thường kiêm luôn nghiệp vụ tư vấn. Tuy nhiên ERP nói riêng và chuyển đổi số nói chung vẫn còn mới ở Việt Nam, dẫn đến độ hoàn thiện của các phần mềm ERP nội địa chưa cao nên các sản phẩm này thường giành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có ngân sách ERP hạn chế.

Tu su co trien khai cua PNJ, cung tim hieu them ve he thong quan tri ERP
 

Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn có ngân sách ERP cao thường nhắm đến các nhà cung cấp ERP lớn từ nước ngoài như SAP, Oracle, Infor, và Microsoft. Bốn công ty này chiếm đến gần một nửa tổng thị phần ERP trên toàn thế giới. ERP của các công ty này có bề dày lịch sử lâu dài, đã áp dụng thành công tại nhiều nơi và có thể phục vụ cho nhiều ngành nghề đa dạng. Bù lại, chi phí của 1 dự án ERP ngoại nhập là rất lớn, bao gồm từ chi phí bản quyền, chi phí cho đơn vị tư vấn và đơn vị triển khai. Ví dụ, PNJ đã phải trả tiền bản quyền cho SAP, tiền phí tư vấn cho Deloitte và phí triển khai cho FPT, CMC. Tổng cộng vốn đầu tư cho dự án ERP của PNJ lên tới 8,3 triệu USD, nếu tính cả chi phí thiệt hại do trục trặc lúc triển khai thì con số này sẽ còn lớn hơn.

 ► Bước nhảy tiếp theo của PNJ

Bên cạnh nhược điểm về giá cũng như khác biệt trong chuẩn kế toán Việt Nam với quốc tế, các nhà tư vấn và triền khai ERP không thể chủ động hoàn toàn về mặt kỹ thuật với ERP “ngoại nhập”, khiến cho mức độ tối ưu hóa bị hạn chế cũng như các trục trặc thường mất nhiều thời gian để khắc phục.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tự phát triển phần mềm quản trị cho riêng mình (in-house ERP). MWG là ví dụ thành công điển hình với hệ thống ERP tự phát triển từ năm 2005, trải qua một quá trình dài hoàn thiện và bổ sung để cho ra một hệ thống hoàn chỉnh. Dù có độ tương thích và tùy biến cao do là hàng “tự trồng”, việc phát triển in-house ERP rất phức tạp, cần nhiều thời gian và không phải lúc nào cũng hiệu quả. Cho đến trước tháng 4/2019, PNJ vẫn dùng in-house ERP trước khi chuyển sang hệ thống của SAP do nhận thấy các hạn chế của hệ thống cũ khi bắt đầu mở rộng quy mô bán lẻ.

PNJ khởi động Dự án Hoạch định Nguồn Nhân lực Doanh nghiệp – ERP, cấu phần quan trọng nhất của chiến lược Chuyển đổi số vào ngày 5/4/2018. Sau một năm nghiên cứu và hoàn thiện, hệ thống ERP mới được đưa vào vận hành từ cuối tháng 3/2019. Sau đó các sự cố trong quá trình chuyển giao giữa 2 hệ thống cũ và mới đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng để bán ở các cửa hàng và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Quý II của công ty.

Tác động của sự cố ERP vào kết quả kinh doanh của PNJ là không thể tránh khỏi, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng của công ty về dài hạn. Sụt giảm về doanh thu Quý II của PNJ cũng không phải dấu hiệu cho thấy công ty đang bước vào giai đoạn khó khăn khi lượng cầu suy giảm. Mặt khác, có thể thấy rằng những khó khăn khi triển khai ERP trên một hệ thống quy mô lớn là một rào cản không nhỏ về cả chi phí lẫn độ khó đối với các chuỗi trang sức khác nếu muốn bắt kịp PNJ.

(*) Chuyên gia phân tích của CTCP Chứng khoán Rồng Việt.

Từ khóa » Sự Cố Erp Của Pnj