Từ Thế Kỉ XI, ở Tây âu đã Xuất Hiện? - TopLoigiai

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về môn Lịch sử 10 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Mục lục nội dung Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện?Kiến thức tham khảo về Tây Âu 1. Sự hình thành nên Tây Âu2. Nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu3. Câu hỏi trắc nghiệm

Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện?

A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa

B. Những công trường thủ công

C. Những đô thị luôn làm nghề buôn bán

D. Những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa

Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện: Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa

Giải thích: 

Do sản xuất phát triển từ thế kỉ XI, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

Kiến thức tham khảo về Tây Âu 

1. Sự hình thành nên Tây Âu

Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện?

 - Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.

- Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô- Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.

+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

2. Nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu

a) Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

+ Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ

⇒ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

- Thành thị cổ được phục hồi

b) Vai trò

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” – Mác.

3. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế mang tính chất:

A. Hàng hóa.

B. Tự nhiên, tự cấp, tực túc.

C. Thị trường.

D. Kinh tế

Câu 2: Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến là:

A. có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua.

B. thời bình họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa...

C. là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập.

D. là những người sản xuất chính trong xã hội.

Câu 3: Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. Chế độ chiếm nô

B. Chế độ nô lệ

C. Thời kì phát triển của đế quốc Rôma

D. Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột

Câu 4: Vương quốc nào không phải do người Giecma thành lập

A. Vương quốc Ba Tư

B. Vương quốc Tây Gốt

C. Vương quốc Phơrăng

D. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông

Câu 5: Khi tràn vào lãnh thổ rima người Giécman đã củng cố thế lực của mình bằng nhiều biện pháp, ngoại trừ

A. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma để chia cho nhau

B. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới của họ

C. Thủ lĩnh tự xưng là vua và phong các tước vị

D. Duy trì các tôn giáo nguyên thủy của người Giécman

Câu 6: Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc thị tộc người Giécman

C. Tăng lữ

D. Thân binh

Câu 7: Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.

B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.

C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.

D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.

Câu 8: Giai cấp nông nô ở Tây Âu thời phong kiến xuất thân từ:

A. nô lệ.

B. nông dân.

C. nô lệ và nông dân bị tước đoạt ruộng đất

D. những người bình dân bị tước quyền tự do thân thể.

Câu 9: Tạo điều kiện cho hàng hoá phát triển. Đó là tác động của:

A. kinh tế lãnh địa.

B. thành thị ra đời.

C. có sự mua bán.

D. có sự xuất hiện chuyên môn hóa trong sản xuất

Câu 10: Được phong các tước vị khác nhau và đất đai theo tước vị, đó là

A. Quý tộc thị tộc

B. Quý tộc vũ sĩ

C. Tăng lữ

D. Quý tộc tăng lữ

Từ khóa » Xi I âu