TỨ THƠ LÀ GÌ - Lê Thanh Long

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

TỨ THƠ LÀ GÌ

TỨ THƠ LÀ GÌ LÊ THANH LONG Tứ thơ là một khái niệm rất quen thuộc trong thi ca, nhưng là một khái niệm khá trìu tượng, mơ hồ, vẫn làm khó cho những người làm thơ muốn tìm hiểu về nó, mặc dù đã có nhiều người bàn về vấn đề này. Tứ thơ (thi tứ), một khái niệm hết sức hàm súc, phong phú mà nền văn hóa Á Đông lâu đời của chúng ta đã đúc kết được. Ý và tứ trong thơ hòa quyện với nhau, không thể tách ý thơ ra khỏi lời thơ. Ý là nội dung, ý nghĩa bài thơ. Tứ là linh hồn bài thơ, cái làm toát lên vẻ đẹp, sắc thái của bài thơ. Ý trong thơ không rõ ràng như trong văn xuôi, nó mơ hồ, huyền ảo, lung linh, không dễ nắm bắt, thông qua tứ thơ để hiểu ý trong bài thơ. Khái niệm tứ thơ được bàn tới cách đây hơn 1500 năm. Trong Văn tâm điêu long, ở thiên Thần tứ, Lưu Hiệp (đời nhà Lương) đã bàn rất sâu và rất kỹ về tứ. Theo ông, tứ thơ là một cái gì đó rất phi thường: “Cái tứ của văn chương, cái thần của nó xa lắm. Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ thì cái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta đã thông suốt đến vạn dặm”. Nhiều nhà thơ đã nói về tứ thơ: - Tứ thơ là xương sống của bài thơ. - Tứ thơ là trụ cột của ngôi nhà thơ. - Tứ thơ là nhân ở trung tâm bài thơ, chi phối ra toàn bài thơ. - Tứ thơ là cách liên kết, cấu trúc của các ý thơ nhằm tập trung thể hiện có hiệu quả nhất chủ đề trữ tình. Những khái niệm này cũng đã tiếp cận phần nào về tứ thơ, nhưng dường như điều bí mật của tứ thơ vẫn chưa được hé mở. Về tầm quan trọng của tứ thơ, Xuân Diệu đã viết: “Ngôn từ, lời chữ, vần rất là quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai. Mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ”. Đứng trên phương diện một bài thơ cụ thể, người ta có thể nêu ra một số nhận định khác: Một, cốt lõi của bài thơ là cái tứ. Hai, mỗi bài thơ chỉ có một tứ duy nhất. Ý có thể giống nhau, nhưng mỗi bài thơ chỉ có một tứ. Ba, yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị một bài thơ chính là cái tứ. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng những bài thơ hay thường có tứ thơ độc đáo. Thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ, nhưng đó mới chỉ là điều quan trọng thứ hai, làm thơ khó nhất là tìm tứ. Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ cực kì độc đáo, bắt người tiếp nhận phải nhớ, ngạc nhiên, cảm xúc về cách tổ chức ngôn ngữ đó. Thơ sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, cái độc đáo, kì lạ, thú vị, nó thể hiện tài năng của tác giả. Chủ đề của bài thơ là nói về cái gì, tứ thơ là nói bằng cách nào cho độc đáo, kết thúc bài thơ hay thường bất ngờ, nâng tầm bài thơ lên một đỉnh cao mới. Tứ là cái cách để thể hiện ra cái ý định nói, muốn nói. Như vậy có nhiều cách để thể hiện ra một ý nào đó, một điều suy nghĩ nào đó, định mô tả. Nhưng cái cách thể hiện ra đó phải độc đáo, khác thường thì mới được gọi là tứ. Cùng là một ý, nhưng thơ của mỗi người mỗi khác vì cách diễn đạt ý không ai giống ai. Đó là vì tứ mỗi người một khác.Trong một trường thi ngày xưa tất cả các thí sinh có chung một đề thi là làm một bài thơ theo một chủ đề, kết quả là có bao nhiêu thí sinh tham gia thì có bấy nhiêu bài thơ mà không bài nào giống bài nào vì cách diễn đạt ý đã cho không ai giống ai. Người diễn đạt hay nhất thì đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, cách diễn đạt đó chính là tứ thơ. Cho nên thơ phải có tứ, thơ nào tứ ấy, chỉ có tứ thơ hay, hoặc tứ thơ không hay chứ không có bài thơ mà không có tứ. Tứ thơ thể hiện tài năng sáng tạo của nhà thơ, tứ thơ càng kín đáo càng hay. Lê Quý Đôn có lời khuyên về thi pháp thơ “Mạch kị thẳng, ý kị lộ”. Tứ thơ thường có mục đích quy tụ đến một tư tưởng nào đó cao hơn. Tư tưởng này lại do chính người đọc tiếp nhận, phát hiện ra, thông qua tứ thơ, chứ không phải do tác giả áp đặt. Khi đi sâu vào phân tích tứ thơ của một bài thơ, có khi lại làm hỏng mục đích của người muốn phân tích, vì vậy người ta chỉ nói đến tứ thơ chung chung, để người đọc tự hiểu về cái tứ thơ vô hình đó. Có người nói: “Tứ thơ là một khám phá”. Rất cô đọng và chính xác. Đây mới thực sự đi vào đặc trưng của lao động sáng tạo trong thế giới tinh thần nhiều ảo diệu mơ hồ là thơ. Tứ thơ mang nội hàm khám phá chủ yếu ở ba yếu tố chính: khác thường, đột biến, bất ngờ. Một bài thơ gọi là có tứ, phải ít nhất có một trong ba yếu tố ấy, hay nói cách khác, không có khám phá thì không thành tứ và không thành thơ, chỉ là văn vần giống như thơ mà thôi. Trần Huyền Trân có bài thơ lục bát tuyệt hay “Ngõ trúc” sau này đổi lại là “Thu”: Mưa rơi trắng lá rau tần thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa người về khép lại song thưa để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng Mưa rơi phủ trắng lá rau tần là mưa bay mù trời, như sương khói bốc lên từ thuyền tình ai đó đang xa dần bến mưa, bến chia ly “thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa”. Người đi, “khép lại song thưa”, “để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng”, cái ngõ trúc ngày xưa với mối tình của đôi trai gái đẹp như mơ, vậy mà bây giờ chỉ còn lại những chiếc lá vàng “tương tư” héo úa, và nỗi niềm khổ đau. Bài thơ nói về nỗi buồn chia ly. Chắc ít người nhớ bài thơ “Về đây” của Cung Trầm Tưởng: Về đây tôi lại gặp tôi lang thang lối cũ trước đồi sau nương ngô đồng lả ngọn thuần lương trời cao không đỉnh, mến thương không bờ cố tri khóm trúc bây giờ vẫn bừng hoa nở đứng chờ lối xưa vẫn hanh vàng nắng toả vừa hiu hiu tùng rủ bóng chưa hao gầy về đây tôi lại về đây non lên thắm nhớ, chiều đầy khoan dung chân vui lối rộn khôn cùng gần xa trời mở vòng cung thâu vào chân phương lòng thấy nao nao với muôn thương mến lên cao hôn trời. Bài thơ nói về nỗi vui của người xa quê khi trở về gặp lại những kỷ niêm xưa, với nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến. Cái tứ thơ kỳ diệu, huyền hoặc đã làm cho bài thơ không bao giờ cũ, chính tứ thơ đã làm cho bài thơ trở nên bất tử. Hà Nội ngày 18.3.2020 LÊ THANH LONG

2 nhận xét:

  1. Unknownlúc 19:22 1 tháng 5, 2021

    hay quá

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  2. Unknownlúc 06:16 7 tháng 10, 2021

    Phân tích thơ rất cần bài viết của bạn. Cảm ơn vì đã định nghĩa cũng như lời giải thích của bạn.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Chuyên mục

  • Bạch mã trở về (1)
  • Bình luận (12)
  • Bình thi phẩm (4)
  • Bình thơ (5)
  • Chứng cứ về thời gian Nguyễn Du hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều (1)
  • Cục đời thực của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (1)
  • Giấc mơ gặp người thiên cổ (1)
  • Giới thiệu (3)
  • Giới thiệu sách mới: Gió sương ấm lạnh Truyện Kiều (1)
  • Giới thiệu sách văn học: Truyện Kiều chuyển sang văn xuôi (1)
  • Hài kịch (1)
  • Hai kinh đô thời Gia Tĩnh trong Truyện Kiều và kiến trúc sư trưởng người Việt Nam xây dựng Tử Cấm Thành (1)
  • Hành trình của Thúy Kiều trong 15 năm lưu lạc (1)
  • Mã mua Kiều (1)
  • Màn ẩn dụ tái hồi Kim Trọng (1)
  • Nghi vấn xung quanh Truyện Kiều (1)
  • Những câu hỏi chưa được giải đáp (1)
  • Niềm say thơ của người nhà quê chân đất Đồng Đức Bốn (2)
  • Non thiêng Yên Tử (1)
  • Sự tương đồng và mối quan hệ giữa Truyện Kiều và Hoa tiên truyện (1)
  • Tâm sự nàng Vân (1)
  • Thi bình giải thơ (1)
  • Thông báo (6)
  • Thông báo về cuộc thi thơ lục bát lần 1 (1)
  • Thông báo về cuộc thi thơ lục bát lần 2 (1)
  • Thơ (35)
  • Thời gian trong Truyện Kiều (1)
  • Thúy Kiều nghĩ về Thúc Sinh hay Thúc Sinh nghĩ về Thúy Kiều (1)
  • Tiếng Việt Kỳ thú (1)
  • Tiêu điểm (1)
  • Tin (1)
  • Tin tức (1)
  • Tình yêu của cặp đôi Thúy Vân - Kim Trọng (1)
  • TRUYỆN KIỀU: Đoạn 1 - Cõi người ta (1)
  • Truyện ngắn (2)
  • Tứ thơ là gì (1)
  • Vài suy nghĩ về thế giới con người (1)
  • Văn chương Truyện Kiều mê hoặc lòng người (1)

Bài đọc nhiều

  • TỨ THƠ LÀ GÌ TỨ THƠ LÀ GÌ                                    LÊ THANH LONG Tứ thơ là một khái niệm rất quen thuộc trong thi ca, nhưng là một k...
  • Nhịp điệu trong thơ 7 chữ và thơ 8 chữ LÊ THANH LONG Nhịp điệu trong thơ bảy chữ và thơ tám chữ Tôi đã tìm đọc, nhưng chưa tìm thấy có bài viết nào nghiên cứu  nhịp điệ...
  • Hãy trả lại ý nghĩa đích thực cho câu ca dao: "Gió đưa cây cải..." LÊ THANH LONG                                                 Hãy trả lại ý nghĩa đích thực cho câu ca dao “Gió đưa cây cải về...
  • TRUYỆN KIỀU: Đoạn 1 - Cõi người ta Để giúp các bạn tìm hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du và cũng để giải trí trong những lúc cần thư dãn, chúng tôi sẽ đăng một số đoạn phân...
  • Lục bát vắt dòng và lục bát chấm câu LÊ THANH LONG Lục bát vắt dòng và lục bát chấm câu     Thơ lục bát cũng như thơ Đường luật, thơ bảy chữ, tám chữ … thường đọc ngừ...
  • Gió đông, gió xuân hay gió mùa? GIÓ ĐÔNG, GIÓ XUÂN HAY GIÓ MÙA…? (Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)    Câu thơ “Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái c...
  • HÀI KỊCH: Thị Mầu thời hiện đại 4.0 HÀI KỊCH: Thị Màu thời hiện đại -                       bốn chấm 0 (4.0) (Cuộc chuyển giao sau                                một thế...
  • TÌNH YÊU CỦA CẶP ĐÔI THÚY VÂN - KIM TRỌNG TÌNH YÊU CỦA CẶP ĐÔI THÚY VÂN - KIM TRỌNG                                                                LÊ THANH LONG Trương Nam ...
  • "Chìa khóa" để "mở" bài thơ "Đây thôn vĩ dạ" của Hàn Mặc Tử ĐÂY THÔN VĨ DẠ Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang...
  • THỜI GIAN TRONG TRUYỆN KIỀU THỜI GIAN TRONG TRUYỆN KIỀU                                                           LÊ THANH LONG Trong Truyện Kiều nhiều lần Ng...

Mục hay

  • TỨ THƠ LÀ GÌ TỨ THƠ LÀ GÌ                                    LÊ THANH LONG Tứ thơ là một khái niệm rất quen thuộc trong thi ca, nhưng là một k...
  • Nhịp điệu trong thơ 7 chữ và thơ 8 chữ LÊ THANH LONG Nhịp điệu trong thơ bảy chữ và thơ tám chữ Tôi đã tìm đọc, nhưng chưa tìm thấy có bài viết nào nghiên cứu  nhịp điệ...
  • Hãy trả lại ý nghĩa đích thực cho câu ca dao: "Gió đưa cây cải..." LÊ THANH LONG                                                 Hãy trả lại ý nghĩa đích thực cho câu ca dao “Gió đưa cây cải về...
  • TRUYỆN KIỀU: Đoạn 1 - Cõi người ta Để giúp các bạn tìm hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du và cũng để giải trí trong những lúc cần thư dãn, chúng tôi sẽ đăng một số đoạn phân...
  • Lục bát vắt dòng và lục bát chấm câu LÊ THANH LONG Lục bát vắt dòng và lục bát chấm câu     Thơ lục bát cũng như thơ Đường luật, thơ bảy chữ, tám chữ … thường đọc ngừ...
  • Gió đông, gió xuân hay gió mùa? GIÓ ĐÔNG, GIÓ XUÂN HAY GIÓ MÙA…? (Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)    Câu thơ “Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái c...
  • HÀI KỊCH: Thị Mầu thời hiện đại 4.0 HÀI KỊCH: Thị Màu thời hiện đại -                       bốn chấm 0 (4.0) (Cuộc chuyển giao sau                                một thế...
  • TÌNH YÊU CỦA CẶP ĐÔI THÚY VÂN - KIM TRỌNG TÌNH YÊU CỦA CẶP ĐÔI THÚY VÂN - KIM TRỌNG                                                                LÊ THANH LONG Trương Nam ...
  • "Chìa khóa" để "mở" bài thơ "Đây thôn vĩ dạ" của Hàn Mặc Tử ĐÂY THÔN VĨ DẠ Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang...
  • THỜI GIAN TRONG TRUYỆN KIỀU THỜI GIAN TRONG TRUYỆN KIỀU                                                           LÊ THANH LONG Trong Truyện Kiều nhiều lần Ng...

Lưu trữ website

  • ▼  2020 (22)
    • ▼  tháng 3 (3)
      • Chứng cứ về thời gian Nguyên Du hoàn thành tác phẩ...
      • TỨ THƠ LÀ GÌ
      • BẠCH MÃ TRỞ VỀ

Người theo dõi

Tìm kiếm

Đăng ký nguồn cấp tin

Bài đăng Atom Bài đăng Nhận xét Atom Nhận xét

Người đóng góp cho blog

  • Phạm Bào
  • lethanhlong.nghsi.vn
  • www.tho.com.vn

Tổng số lượt xem trang

Từ khóa » Bài Thơ Là Cái Gì