Tự Tình Của Hồ Xuân Hương - Ngữ Văn 11 - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 11 Tuần 2 Ngữ Văn 11 Tự tình của Hồ Xuân Hương - Ngữ văn 11 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 105 FAQ

Bài học hôm nay sẽ giúp các em cảm nhận được tâm trạng của nhân vật trữ tình và khát vọng của nhà thơ. Đồng thời cũng giúp các em thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương với những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. Mời các em đến với bài thơ Tự Tình!

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.2. Đọc - hiểu văn bản

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Tự tình

4. Hỏi đáp về bài Tự tình của Hồ Xuân Hương

5. Một số bài văn mẫu về Tự tình của Hồ Xuân Hương

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

  • Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Thăng Long
  • Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ
  • Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái
  • Được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"
  • Tác phẩm: tương truyền có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm, còn có tập Lưu Hương Kí gồm có 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm
  • Nội dung sáng tác: thường viết về người phụ nữ với tiếng nói cảm thương sâu sắc; khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
  • Phong cách nghệ thuật: trào phúng mà trữ tình đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

b. Tác phẩm

  • Xuất xứ: nằm trong chùm thơ "Tự tình" gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
  • Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
  • Chủ đề: Bài thơ bày tỏ nỗi lòng của tác giả trước duyên phận hẩm hiu

1.2. Đọc - Hiểu văn bản

a. Hai câu đề

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non."

  • Thời gian: Đêm khuya → thời điểm nửa đêm về sáng, là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình với những suy tư, trăn trở.
  • Không gian: tĩnh mịch, vắng lặng, quạnh hiu với âm thanh "văng vẳng" của tiếng "trống canh"
  • Từ "dồn": Nhịp điệu gấp gáp, hối hả → bước đi của thời gian ⇒ Đó cũng chính là tâm trạng rối bời, vừa lo âu vừa buồn bã của con người ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đời người
  • Từ "trơ":
    • Có nghĩa là phơi ra, bày ra + "cái hồng nhan"; "với nước non" thể hiện sự dãi dầu sương gió → sự tủi hổ, bẽ bàng
    • Trơ trọi, lẻ bóng + thủ pháp đối: "cái hồng nhan" >< " nước non" → cảm giác cô đơn trống vắng
    • Thủ pháp đảo: từ "trơ" đứng đầu câu + nhịp điệu thơ 1/3/3 → nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng.
    • Từ “trơ” – trong văn cảnh câu thơ – không chỉ là bẽ bàng, tủi hổ mà còn thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. Nó đồng nghĩa với từ “trơ” trong câu thơ sau của Bà Huyện Thanh Quan:“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” (Thăng Long thành hoài cổ) → bản lĩnh, cá tính Xuân Hương.
  • Từ "hồng nhan" đặt bên cạnh từ "cái" → sự rẻ rúng, mỉa mai.

⇒ Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình

b. Hai câu thực

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."

  • Cụm từ "say lại tỉnh": gợi lên vòng tình duyên quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận
  • "Vầng trăng"
    • "bóng xế": trăng đang tàn
    • "khuyết chưa tròn": chưa trọn vẹn

→ Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn

  • Nghệ thuật: phép đối

⇒ Xót xa, cay đắng cho duyên phận dang dở, lỡ làng

c. Hai câu luận

" Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn."

  • Nghệ thuật: đảo ngữ, động từ mạnh, đối → xiên ngang: rêu; đâm toạc: đá ⇒ Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống
  • Hình ảnh thơ: Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây → không chỉ diễn tả sự phẫn uất mà đó còn là sự phản kháng trước số phận hẩm hiu, tình duyên dang dở

⇒ Ý thức về hạnh phúc, tình duyên

d. Hai câu kết

" Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!"

  • “Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm → mệt mỏi, chán chường trước duyên phận éo le, bạc bẽo.
  • Từ “xuân” mang hai nghĩ: vừa là “mùa xuân” vừa là “tuổi xuân”. Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu còn tuổi xuân của đời người thì qua đi không bao giờ trở lại.
  • Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” mang hai nghĩa khác nhau:
    • Từ “lại” thứ nhất mang ý nghĩa thêm lần nữa
    • Từ “lại” thứ hai có nghĩa là trở lại.

→ Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Tác giả cảm nhận sự chảy trôi của thời gian, đời người với bao xót xa, tiếc nuối.

  • Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến Mảnh tình – san sẻ – tí – con con → nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Mảnh tình đã bé lại còn “san sẻ” thành ra ít ỏi chỉ còn “tí con con” nên càng xót xa tội nghiệp.

→ Câu thơ là cảnh ngộ và là tâm trạng bi kịch của nữ sĩ: càng khát khao hạnh phúc càng thất vọng, mơ ước càng lớn thực tại càng mỏng manh ⇒ nỗi ngao ngán về số phận và thực tại phũ phàng, tình duyên lận đận

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề: Phân tích bài thơ Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Gợi ý làm bài

a. Mở bài:

  • Dẫn dắt, giới thiệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm.
  • Giới thiệu về bài thơ Tự Tình 2 (và những thông tin có liên quan đến bài thơ)

b. Thân bài:

  • Khái quát về nội dung bài thơ
  • Phân tích bài thơ theo cấu trúc: Đề - thực - luận - kểt
  • Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương được gợi lên từ giữa đêm khuya: "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/Trơ cái hồng nhan với nước non"
    • Chú ý đến 2 nội dung chính: Không gian và thời gian được thể hiện trong hai câu thơ
    • Chú ý đến cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ và hiệu quả của chúng ( từ: dồn; trơ; cái; hồng nhan; nước non)

⇒ đau đớn, xót xa trước tình cảnh của bản thân

  • Hai câu thực: Thể hiện rõ thực cảnh và thực tình của tác giả: "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh / Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
    • Vòng quẩn quanh của số phận. tình duyên (chén rượu - hương đưa - say lại tỉnh)
    • Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn
    • Phép đối: Khuyết - tròn, say - tỉnh gợi cảm giác chông chênh → hi vọng manh manh về hạnh phúc

⇒ Sự dang dở, bẽ bàng của duyên phận ⇒ xót xa, cay đắng

  • Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất và khát khao mãnh liệt: "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám /Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
    • Bức tranh thiên nhiên sinh động giàu sức sống → sự phẫn uất, sự phản kháng ⇒ cá tính mãnh mẽ của tác giả
    • Nghệ thuật: đảo ngữ, động từ mạnh, đối

⇒ Tâm hồn đầy sức sống, cõi lòng nhiều khát khao của Xuân Hương.

  • Hai câu kết: Thể hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi: "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con."
    • Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình...
    • Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận (xuân đi xuân lại lại)
    • Thực tại: Sự san sẻ ít ỏi → xót xa đến tội nghiệp (mảnh tình san sẻ tí con con)
    • Nghệ thuật: tăng tiến, nhấn mạnh

⇒ Một nỗi buồn chán và thất vọng...

c. kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
  • Nhấn mạnh phong cách thơ Hồ Xuân Hương qua bài thơ.

3. Soạn bài Tự tình

Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước duyên phận hẩm hiu. Để nắm được những nội dung và nghệ thuật của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Tự tình.

4. Hỏi đáp về bài Tự tình của Hồ Xuân Hương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu về Tự tình của Hồ Xuân Hương

Bài thơ Tự tình là nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương. Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Là một bài thơ hay, Tự tình được khám phá với nhiều dạng đề, các em có thể tham khảo dưới đây:

- So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương

- Lập dàn ý phân tích tâm sự tình yêu của hai tác giả nữ trong bài Tự tình II - Hồ Xuân Hương và bài Sóng - Xuân Quỳnh

- Lập dàn ý phân tích 4 câu thơ đầu trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương

- Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua Tự tình II của Hồ Xuân Hương

- Phân tích bài thơ Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Câu cá mùa thu (Thu điếu) Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Ngữ văn 11 Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Ngữ văn 11 Thao tác lập luận phân tích Thao tác lập luận phân tích - Ngữ văn 11 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Đề thi HK1 lớp 11

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Tôi yêu em - Pu-Skin

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Đề cương HK1 lớp 11

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Chí Phèo

Cấp số nhân

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cấp số cộng

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Thơ Tình Lớp 11