Từ Tơ Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
dt. Sợi rất mành do con tằm nhả ra làm kén ở, được người ta kéo ra đánh sợi dệt lụa: áo thun tơ, đồ tơ, hàng tơ, vớ tơ; Đã mang lấy cái thân tằm, Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ; Sáng trăng trải chiếu hai hàng, Bên anh đọc sách, bên này quây tơ . // (R)Sợi do con nhện (dện) bắn ra giăng màng làm bẫy bắt côn-trùng khác mà ăn: Tằm vương tơ nhện cũng vương tơ, Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm . // tt. Mành sợi và mượt: Dây tơ; chưa dứt đường tơ; tiếng tơ, tiếng trúc. // (truyền): Tên ông già xe duyên chồng vợ cho người đời: Ông tơ gàn-quải chi nhau, Chưa vui sum-họp đã sầu chia-phôi. (K) // Duyên chồng vợ: Kết tóc xe tơ; Mất mối tơ, quơ mối vải .; Trao tơ phải lứa, gieo cầu xứng nơi . // Xơ, tưa thành sợi: Đập cho tơ, giã tơ ra.
tt. Ti, rất nhỏ: Tơ hào. // Thơ, non, trẻ mới lớn lên: Cây tơ, gà tơ, gái tơ, vịt tơ; Tham giàu em lấy thằng bé tí-ti, Làng trên xóm dưới thiếu gì trai tơ; Đào tơ sen ngó xanh-xanh, Ngọc lành phải lứa, gái lành phải duyên .
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
- I.d. 1. Sợi do con tằm hay một số sâu bọ nhả ra : Nhện chăng tơ. 2. Dây đàn làm bằng tơ tằm : Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau (K). 3. Những sợi nhỏ như tơ : Tơ chuối ; Tơ dứa.- II. t. 1. Nhỏ và mềm : Lông ; Tóc tơ. 2. Non : Vịt tơ. 3. Nói người mới lớn lên : Trai tơ ; Gái tơ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
I. dt. 1. Sợi rất mảnh do tằm, nhện nhả ra: Tằm nhả tơ o Nhện chăng tơ. 2. Tơ tằm dùng làm sợi để dệt: ươm tơ o quay tơ dệt vải. 3. Sợi mảnh như tơ tằm: tơ dứa o tơ chuối. 4. Sự gắn bó, ràng buộc trong tình cảm yêu đương, trong tình duyên giữa đôi nam nữ: còn vương tơ lòng o kết tóc xe tơ. II. tt. (Lông, tóc) mảnh, mềm và mượt như tơ: Nó còn trẻ măng, má đầy lông tơ.
dt. Sở làm việc của quan: nhà tơ.
đgt. (Trâu, bò, lợn...) giao cấu.
tt. 1. (Động, thực vật) còn non, mới lớn lên: gà tơ o vịt tơ o cây dừa tơ. 2. (Thanh niên) mới lớn lên, chưa có vợ hoặc chồng: trai tơ o gái tơ.
Màng tới, vướng víu, bận tâm tới: tơ màng o tơ tưởng.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
dt 1. Sợi rất mảnh do tằm hoặc nhện nhả ra: Con tằm rút ruột vẫn còn vương tơ (Tố-hữu); Con nhện chăng tơ 2. Tơ tằm dùng làm sợi để dệt: Đang dệt thêm những đường tơ mới cho những tấm thổ cẩm (NgTuân); Ươm tơ; Quay tơ 3. Sợi rất mảnh: Tơ dứa; Tơ chuối 4. Dây đàn: Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan (K) 5. Ông thần, theo truyền thuyết buộc chân người ta thành vợ chồng: Ông tơ ghét bỏ chi nhau (K). tt 1. Nhỏ và mềm: Lông tơ 2. Non: Hải đường mơn mơn cành tơ (K); Những từ sen ngó đào tơ (K); Gà mái tơ; Vịt tơ 3. Nói người mới lớn lên: Trai tơ; Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao (K).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
1. dt. Sợi ở trong ruột con tằm nhả ra dùng để dệt hàng lụa: Đồ tơ. Bằng tơ. || Tơ gốc. Tơ sống. Ngr. Nói cái gì nhỏ mịn như tơ: Tơ nhện - Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt-tha (Ng.Du). || Tơ liễu, lá liễu dịu như tơ. Ngb. Dây trói buộc, tình thương yêu: Trao tơ phải lứa, gieo cầu xứng nơi (Ng.Du). Xt. Tơ hồng. 2. tt. Nát bông, tưa ra như tơ: Đầu dây đã bị tơ ra.
tt. Non, trẻ: Trai tơ - Tuổi còn đương tơ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
.- I.d. 1. Sợi do con tằm hay một số sâu bọ nhả ra: Nhện chăng tơ. 2. Dây đàn làm bằng tơ tằm: Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau (K). 3. Những sợi nhỏ như tơ: Tơ chuối; Tơ dứa.II. t. 1. Nhỏ và mềm: Lông tơ; Tóc tơ. 2. Non: Vịt tơ. 3. Nói người mới lớn lên: Trai tơ; Gái tơ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
I. Sợi ở trong ruột con tằm nhả ra dùng để dệt: Tơ nõn. Tơ gốc. Hàng tơ. Đồ tơ. Nghĩa rộng:Nói cái gì nhỏ và mượt: Tóc tơ. Tơ liễu. Văn-liệu: Kết tóc xe tơ. Tằm vương tơ, nhện cũng vương tơ, Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm (C-d). Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt-tha (K). Trao tơ phải lứa, gieo cầu xứng nơi (K). Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần (K). Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng (K). II. Nát bông ra như tơ: Đập tôm cho tơ ra để bỏ vào thang. Giã ruốc cho tơ.
Non: Trai tơ, gái tơ. Đào tơ. Văn-liệu: Đào tơ sen ngó xanh-xanh, Ngọc lành còn đợi giá lành đẹp duyên (C-d). Thế-gian ba sự khôn chừa: Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ (C-d).
Trơn, không vướng-víu bận-bịu: Không cho trẻ con đi theo cho tơ mình.
Xem ti. Sở làm việc quan: Nhà tơ. Hai tơ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- tơ chùng phím loan
- tơ duyên
- tơ duyên ngắn ngủi
- tơ gốc
- tơ hào
- tơ hoá học

* Tham khảo ngữ cảnh

Không đợi cho Chuyên bắt đầu , chàng nói luôn , nét mặt buồn rầu : Anh đừng giấu tôi nhé ! Trước khi đến với anh tôi đã chữa khắp mặt đốc tơ rồi.
Tiếng Thu nói ở ngoài hàng rào , Trương đứng dừng lại , lòng thấy bỗng nhẹ như bông tơ , đám mây mù u uất trong hồn chàng cũng vừa tan đi vì một nỗi vui xuất hiện đến sáng như một quãng trời xanh ấm nắng.
Sợ đông khách , dì đã dọn cái buồng chứa tơ mà ngủ cho tĩnh.
Rồi Loan nhìn cô cả Đạm , hồi tưởng lại năm năm trước đây , khi cô ta còn là một thiếu nữ đào tơ mơn mởn , có tiếng là một hoa khôi Hà Thành.
Lại còn khi lễ tơ hồng , người ta đặt nàng ngồi sau lưng Thân , nàng sắp lễ , thản nhiên , đứng lên ngồi ngang hàng với Thân.
Thỉnh thoảng một sợi tơ trời từ tên cao là là xuống lấp lánh ; hai người sợ sợ tơ vương vào mình cùng giơ tay đón lấy rồi nhìn nhau mỉm cười khi thấy trong tay không có gì cả hình như sợi tơ vừa tan đi cùng với ánh sáng.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): tơ

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Cung Tơ Là Gì