TU TRIỀU VÀ TU DÒNG
Có thể bạn quan tâm
TU TRIỀU VÀ TU DÒNG
“Tu Triều” và “Tu Dòng” đều là “đi tu”, nghĩa là bước theo Chúa Kitô và sống độc thân trong bậc sống của mình. Nói cách khác, “Triều và Dòng” là sự phân biệt về hai lối sống tu trì khác nhau trong Giáo Hội. Ta có thể dựa trên vài tiêu chuẩn như: Chương Trình Huấn Luyện; Trực Thuộc và Công Việc Mục Vụ; Lời Khấn; và Đời Sống, để giúp ta nhận ra sự khác biệt giữa tu triều và tu dòng.
Trước tiên, ta cùng tìm hiểu thế nào là lối sống Tu Triều hay còn gọi là các cha Giáo Phận (Diocesan priests). Ta có thể nhận ra nét chính yếu của chương trình huấn luyện trở thành linh mục Triều, là đào tạo về các khía cạnh nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ để các linh mục sau này trở thành những cộng tác viên của Giám Mục Giáo Phận trong công việc mục vụ Giáo Phận, cụ thể là coi sóc và quản trị Xứ Đạo.
Thời gian huấn luyện thường từ 4 đến 6 năm sau khi tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân (Bachelor). Để chuẩn bị theo học chương trình Thần Học, các tuyển sinh cần phải có ít nhất 26 tín chỉ (26 credits) về Triết Học (philosophy). Khi đó chủng sinh mới được nhập Đại chủng Viện để học 4 năm Thần Học rồi sẽ được thụ phong linh mục và được gọi là linh mục Giáo Phận hay linh mục Triều.
Các linh mục Triều trực thuộc Giáo Phận, trực tiếp dưới quyền Đức Giám Mục Giáo Phận, vâng lời và thi hành chức vụ linh mục, đảm nhận những công tác do Đức Giám Mục chỉ định. Sau khi được truyền chức, linh mục đó chính thức “nhập tịch” (incardinated) vào Giáo Phận, là thành viên của linh mục đoàn.
Các linh mục Triều không bắt buộc khấn ba lời khấn: Vâng Lời, Khó Nghèo và Khiết Tịnh như các tu sĩ, nhưng phải giữ lời hứa vâng lời Đức Giám Mục và hứa sống trinh khiết độc thân và sống một cuộc sống giản đơn giữa anh chị em giáo dân của mình.
Về đời sống, linh mục Triều thường thi hành việc mục vụ tại các Giáo Xứ trong phạm vi Giáo Phận của mình.
Tại các giáo xứ, các linh mục triều thường sống độc lập và được làm chủ, tiền bạc được sử dụng theo ý của mình.
Thứ đến ta tìm hiểu về ơn gọi “Tu Dòng” hay Tu Sĩ là những phần tử của các dòng tu thường sống trong một cộng đoàn, gọi là Đan Viện hay Tu Viện.
Chương trình huấn luyện khoàng 10-14 năm, dài ngắn là tuỳ theo mỗi Dòng. Thường là qua giai đoạn thử sinh (thời gian học đại học), tập sinh để học về hiến pháp, tôn chỉ của Dòng (2 năm), sau đó là; Khấn lần đầu, Khấn tạm (mỗi năm trong vòng mấy năm) và Khấn trọn đời.
Sau khi Khấn trọn đời, Tu Sĩ đó chính thức “nhập tịch” nhà Dòng và có bổn phận trực tiếp vâng lời bề trên Dòng trong mọi sự việc và đảm nhận những công tác do bề trên chỉ định.
Các Tu Sĩ phải khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm (còn gọi là ba lời khấn): Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng lời; rồi chuyên cần cầu nguyện và liên kết sống chung với nhau trong tình huynh đệ, theo từng đặc sủng riêng của mỗi hội dòng. Mỗi hội dòng có những khuynh hướng phục vụ trong các lãnh vực chuyên biệt như: giáo dục, giảng dạy nơi các đại học, các trung tâm; cầu nguyện, chiêm niệm và lao động; hướng dẫn tĩnh tâm, đại phúc; truyền giáo trong những vùng đất mới, phục vụ người nghèo, người bệnh tật, các nhóm người đặc biệt nào đó tùy theo nhu cầu của xã hội, Giáo hội… Các Tu Sĩ vẫn có thể trở thành Linh Mục, nếu hội dòng đó là hội dòng giáo sĩ, và thỉnh thoảng bạn cũng thấy các linh mục Dòng cũng coi sóc xứ đạo, nếu giám mục giáo phận nhờ hội dòng cộng tác.
Các Tu Sĩ sống chung với cộng đoàn của mình và tất cả tài sản đều để chung, bề trên trực tiếp sẽ chu cấp những nhu cầu vật cần thiết cho cuộc sống và mục vụ.
Tóm lược, về danh xưng giữa những người Tu Triều và Tu Dòng có khác nhau, nhưng nội dung vẫn như nhau. Vì họ là những người nghe theo tiếng Chúa kêu gọi ra đi sống làm việc tinh thần đạo giáo, việc của Chúa, việc do Giáo Hội trao. Tuy được gọi và chọn như vậy, họ vẫn là những con người như bao con người được Chúa tạo thành với thân xác, trí tuệ tinh thần, thần kinh cảm giác cùng ý chí lòng muốn. Chúa chọn Họ với cả niềm vui, nụ cười, và cũng có cả nỗi buồn phiền đau khổ cùng dòng nước mắt.
Chúng ta cùng tiếp tục tạ ơn Thiên Chúa đã gọi và chọn “họ”. Đồng thời, ta tiếp tục giúp đỡ bằng những khuyến khích, cầu nguyện và nâng vực “họ” dậy khi vấp ngã để “họ” tiếp tục bước đi theo Chúa và phục vụ Giáo Hội. Xin Ơn Thánh của Chúa Giêsu, vị mục từ nhân lành tiếp tục biến đổi, thánh hóa, và nâng đỡ các vị Linh Mục, Tu Sĩ của Chúa trong mọi hoàn cảnh với niềm xác tín: “Thiên Chúa là niềm vui, niềm hy vọng cùng sức mạnh đời tôi. Ngài là khởi đầu và cùng đích đời tôi.”
LM. Quản Nhiệm Phanxicô Xavier Trần Quốc Tuấn
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Atlanta, Georgia
Từ khóa » Tu Dòng Và Tu Triều
-
Khác Nhau Giữa Linh Mục Tu Triều Và Tu Dòng -.†.Thánh Ca Việt Nam.†.
-
Linh Mục ”triều” Và Linh Mục ”dòng” Khác Nhau Thế Nào?
-
GIÁO XỨ TIN MỪNG - Tu Triều Hay Tu Dòng? Linh Mục ... - Facebook
-
Khác Biệt Giữa Chủng Viện, đan Viện Và Tu Viện, Giữa Linh Mục Triều ...
-
Monday, April 9, 2018
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LINH MỤC TRIỀU VÀ LINH MỤC DÒNG
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦNG VIỆN, TU VIỆN VÀ ĐAN VIỆN
-
Hiểu Thế Nào Về Tu Triều Và Tu Dòng
-
Tu Triều Và Tu Dòng PDF, Lời Bài Hát, Sheet Nhạc, Mp3, Video
-
TÌM HIỂU SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TU TRIỀU VÀ TU DÒNG
-
Sự Khác Nhau Giữa Linh Mục Triều Và Linh Mục Dòng
-
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG TU TRONG GIÁO HỘI CÔNG ...
-
Chia Sẻ Với Em, Người Muốn đi Tu Làm Linh Mục - TGP SÀI GÒN
-
Đời Tu Và Ba Lời Khấn