Tư Tưởng Chủ Thể Là Gì? - TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN

Sunday, 10 March 2013

Tư tưởng chủ thể là gì?

Tư tưởng chủ thể là tư tưởng chính thống của nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Chữ Triều Tiên là 주체사상, đọc là juche sasang; chữ Hán là 思想, âm Hán Việt là chủ thể tư tưởng. Học thuyết này cho rằng con người là chủ thể của tất cả mọi thứ trên đời này và quyết định tất cả mọi thứ. Vận dụng ý này vào hoàn cảnh cách mạng Triều Tiên thì người Triều Tiên chính là chủ thể của cuộc cách mạng đó. Tất nhiên cả một hệ tư tưởng của một chế độ chính trị không chỉ đơn giản có thế. Bắc Triều Tiên có cả một đội ngũ hùng hậu các nhà lý luận chuyên làm công việc bồi da đắp thịt cho Juche. Juche phức tạp đến nỗi người phương Tây cảm thấy khó dịch trọn vẹn nội dung của thuật ngữ này, thường chọn giải pháp là phiên âm: tiếng Anh là Juche Idea, tiếng Pháp là Idées du Juche. Tư tưởng chủ thể là sản phẩm trí tuệ của Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo sáng lập Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Một số nhà nghiên cứu Bắc Triều Tiên cho rằng Kim Nhật Thành đã có một số ý tưởng nền móng cho tư tưởng chủ thể từ những năm 30 của thế kỷ trước khi Người vừa đến tuổi 18. Nhưng bọn học giả phản động cho rằng nâng bi như vậy là sống sượng quá mức. Nói chung cả hai bên chỉ nhất trí với nhau ở điểm là trong thời gian từ 1955 đến 1970 tư tưởng chủ thể được Kim Nhật Thành tổ chức triển khai thành nguyên tắc điều hành, quản lý mọi mặt sinh hoạt của xã hội Bắc Triều Tiên. Năm 1972 tư tưởng chủ thể được đưa vào bản hiến pháp mới thay thế cho chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng được định nghĩa như là một vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Điều đáng ngạc nhiên là trong suốt ba, bốn mươi năm quan hệ hữu nghị Việt Triều, hầu như không người Việt nào biết tư tưởng chủ thể là cái gì, mặc dù Bắc Triều Tiên là một đồng minh thân cận của Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Để duy trì thế đi dây đầy khó khăn giữa hai người bạn lớn là Liên Xô và Trung Quốc, Bắc Việt Nam không muốn dính dấp vào bất kỳ cuộc tranh cãi nào về lý thuyết. Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam là chủ tịch Hồ Chí Minh còn khiêm tốn tuyên bố rằng ông không có tư tưởng nào khác ngoài chủ nghĩa Mác Lê Nin, rằng Xta-lin và Mao Trạch Đông đã nghĩ, đã nói tất cả rồi. Sau khi Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu sụp đổ, các nhà lý luận ở Việt Nam phải đối mặt với một cục diện đầy khó khăn. Hệ thống thuật ngữ và khái niệm vẫn vận hành trước đó bị giảm sút uy tín, có nguy cơ phá sản và cần được thay thế gấp. Một trong những thành tựu mới mẻ và quan trọng nhất của giới lý luận nước ta là thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thuật ngữ này giúp các nhà lý luận nước ta có được khoảng cách an toàn với tất cả những gì trót làm chủ nghĩa xã hội chịu nhiều tai tiếng trong lịch sử. Tư tưởng chủ thể trước đây có lúc đã gây nghi ngại trong bối cảnh xung đột Xô Trung thì hiện nay đã trở nên vô hại. Trên sách báo người ta bắt đầu đọc được nào là tư tưởng chủ thể, cách mạng chủ thể, sự nghiệp chủ thể hóa, học thuyết chủ thể, tượng đài chủ thể...Bắc Triều Tiên có tư tưởng của Bắc Triều Tiên. Tại sao ta không thể có tư tưởng của ta?

No comments:

Post a Comment

Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài được nhiều người đọc trong tuần

  • Nửa và nữa khác nhau thế nào? Người miền Nam thường gặp nhiều khó khăn khi phải phân biệt hỏi ngã. Cách giải quyết căn bản là dựa vào nghĩa của từ để nhớ mặt chữ: nửa ,...
  • Giấu giếm hay dấu diếm? Có hai từ dấu . Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa l...
  • Phương ngữ: Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ (Lê Trung Hoa) Phương ngữ: Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ 1.  Nam Bộ có đầy đủ địa hình như Bắc Bộ, Trung Bộ: núi, rừng, cao nguyên, đồng...
  • Nhân văn - Giai phẩm: Nhà văn Thụy An (Nguyễn Ngọc Chính - Hồi Ức Một Đời Người) Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012 Nhân văn - Giai phẩm: Nhà văn Thụy An Cuối thập niên 80s tôi có một người học trò tuy tuổi đã cao nhưng cũ...
  • Mắt hay mắc? Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885...
  • Quốc tế và thế giới khác nhau thế nào? Phân biệt hai từ này không khó.  Cái gì xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau thì gọi là quốc tế . Tiếng Anh, tiếng Pháp dùng từ int...
  • Giùm hay dùm? Từ điển xưa nay chỉ có giùm , không có dùm . Nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng. ...
  • Ba lần Bác cười trước lúc đi xa (Vương Tinh Minh - Quân Đội Nhân Dân) Ba lần Bác cười trước lúc đi xa QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7) “...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng ...
  • Mũ ca nô là mũ gì? Từ điển chỉ có ca nô với ý nghĩa là thuyền máy cỡ nhỏ, có mạn cao, khoang có nhiều ngăn chia làm buồng máy, buồng lái,... dùng chạy trê...
  • Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp, nghĩa là dự phòng . Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế. * Xe hơi, của tên...

Chủ đề

ẩm thực (46) An Chi Huệ Thiên (11) ẩn dụ (3) Bắc Bộ (1) bại não (22) Bãi Rác (1) bản thảo (1) Biển Đông (5) bò đỏ (11) Brian Wu (20) Bùi Mạnh Hùng (1) bút danh (1) cải cách ruộng đất (2) Cao Tự Thanh (1) Cao Xuân Hạo (3) cây cỏ (37) chân dung (41) chiến tranh Đông Dương lần 1 (52) chiến tranh Đông Dương lần 2 (50) chiến tranh Đông Dương lần 3 (7) chính sách ngôn ngữ (11) chính tả (62) chơi chữ (3) chữ Quốc Ngữ (17) chú thích (5) chuẩn (1) chuyện nghề (4) cờ bạc (4) cổ sử (32) cổ văn (1) Cô-rô-na (2) Công giáo (4) cú pháp (5) đa nghĩa (2) dân ca (1) đạo văn (1) địa danh (59) dịch thuật (87) Điện Biên Phủ (4) điều tra xã hội học (1) định nghĩa (25) Đỗ Mười (1) đồng âm (6) động vật (4) dư luận viên (13) đường bộ (5) đường sắt (3) ebook (1) ghi (1) ghi chú (538) giải hoặc (19) giáo dục (45) giáo dục lịch sử (14) hải ngoại (29) Hải Phòng (1) Hán Nôm (43) Hồ Chí Minh (34) Hoàng Phê (1) Hoàng Tuấn Công (3) Hội Nhà Văn Việt Nam (1) huyền thoại anh hùng (48) huyền thoại tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp (45) không còn trang gốc (8) kiêng kỵ (2) lá cải (1) Lê Duẩn (4) Lê Đức Thọ (1) lễ hội (1) Lê Thế Mẫu (5) lịch (1) lịch sử cận đại (120) lịch sử hiện đại (302) lịch sử trung đại (2) lịch sử Việt ngữ học (2) liêm chính học thuật (4) Liên Xô (1) lưỡi gỗ (2) lưu manh giả danh trí thức (4) mặc cảm nhược tiểu (1) mại dâm (1) mạng xã hội (2) Mao Trạch Đông (1) Nam Bộ (5) Nam Úc (16) Ngô Đình Diệm (2) ngữ âm (3) ngư nghiệp (1) ngữ pháp chức năng (4) người Chăm (2) người Hoa (16) người trong nghề (1) Nguyễn Ái Quốc (6) Nguyễn Đức Dân (3) Nguyễn Đức Tồn (2) Nguyễn Hữu Quyền (24) Nguyễn Khuyến (1) Nguyễn Ngọc (1) Nguyễn Ngọc Chính (1) Nguyễn Thành Nam (1) Nguyễn Thế Truyền (1) Nguyễn Trung Tú (6) Nguyễn Vân Phổ (1) Nguyễn Văn Vĩnh (1) Nhã Thuyên (3) nhân danh (2) Nhân Văn - Giai Phẩm (3) Phạm Quỳnh (6) Phạm Thị Anh Nga (1) Phạm Thị Hoài (1) Phan Ngọc (1) phân tích diễn ngôn (1) phê bình văn học (1) phiên âm (17) phim ảnh (8) phong cách văn chương (1) phương ngữ (18) quan chế (1) quan hệ Việt Nga (4) quan hệ Việt Trung (12) Sài Gòn xưa (2) sạn (70) sao phỏng ngữ nghĩa (13) su (1) sử học (4) sưu tầm trên mạng (754) Tây Sơn (1) Tây Úc (2) thành ngữ & tục ngữ (19) thể thao (1) Thích Chân Quang (1) Thiên Lương (3) thống kê cú pháp (1) thuật ngữ báo chí (1) thuật ngữ chính trị (13) thuật ngữ cơ khí (11) thuật ngữ Công giáo (17) thuật ngữ dân tộc học (2) thuật ngữ địa chất (2) thuật ngữ điện ảnh (1) thuật ngữ giao thông vận tải (16) thuật ngữ kinh tế & tài chính & ngân hàng (6) thuật ngữ mỏ (1) thuật ngữ ngôn ngữ học (9) thuật ngữ Phật giáo (5) thuật ngữ quân sự (60) thuật ngữ thể thao (4) thuật ngữ thực vật học (16) thuật ngữ tin học (3) thuật ngữ toán học (1) thuật ngữ triết học (3) thuật ngữ vật lý (1) thuật ngữ xây dựng (12) thuật ngữ y dược (5) tiếng chim hót (4) tiếng lóng (2) tiếng Việt trung đại (3) tiểu thuyết lịch sử (4) tình dục & hôn nhân & gia đình (54) Tố Hữu (1) tòa căng-gu-ru (1) tôn giáo (2) trắc địa (1) Trần Kiều Ngọc (5) Trần Nhật Quang (3) trang phục (21) Trung Cộng (2) Trường Chinh (2) truyền hình (1) truyện Kiều (1) từ điển học (63) từ láy (2) tư liệu (34) từ mượn âm (10) từ ngữ cổ (4) từ ngữ nghề nghiệp (2) từ ngữ tân tạo (1) từ nguyên dân gian (35) từ quốc tế (8) từ trắc học (16) Ukraina (14) văn chương (36) văn dĩ tải đạo (7) văn hóa (12) văn học Pháp (1) văn học Việt Nam (2) văn nghệ (8) (1) vệ sinh (1) vẹt (2) vĩ cuồng (2) Việt Nam Cộng Hòa (8) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1) Việt Nam Quốc Dân Đảng (1) Võ Nguyên Giáp (2) vòng danh lợi (1) Vương Tấn Việt (1) xưng hô (1)

Số lượt khách

Lưu trữ

  • ▼  2013 (402)
    • ▼  March (21)
      • Tại sao chỉ có nội y gợi cảm mà không có nội y khi...
      • Dâm ô là gì?
      • LINH MỤC ĐẶNG ĐỨC TUẤN VÀ CUỐN SÁCH THUẬT TÍCH VI...
      • Giao cấu và dâm ô khác nhau thế nào?
      • Thế nào là giao cấu?
      • Phim heo là phim gì?
      • Thẩm phán Potter Stewart xem Kim Bình Mai chưa?
      • Phim người lớn là gì?
      • Khiêu vũ có đồi trụy không?
      • Nhảy đầm có đồi trụy không?
      • Thế nào là đồi trụy?
      • Thế nào là khiêu dâm?
      • NHỮNG GHI CHÉP CHỮ NGHĨA KHI ĐỌC QUỐC ÂM THI TẬP C...
      • Từ hộ chiếu có mặt trong tiếng Việt từ khi nào?
      • Chữ Cồ trong quốc hiệu Đại Cồ Việt (An Chi - Petro...
      • ĐÓNG GÓP CỦA CỨ LIỆU CHỮ NÔM TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH S...
      • Lang bạt và lang bạt kỳ hồ (An Chi - Petrotimes)
      • Nhận thức mới về Quốc hiệu nhà Đinh (Đinh Văn Tuấn...
      • Tiếng Việt gốc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở miề...
      • Tư tưởng chủ thể là gì?
      • TỪ NGỮ GỐC CHĂM TRONG TIẾNG VIỆT - Lý Tùng Hiếu & ...

Người đọc thường xuyên

Tác giả

  • Dummy French
  • MPT
  • Secret Garden
  • Từ Nguyên Học
  • Từ Trắc Học

Từ khóa » Thuyết Chủ Thể