Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về đạo đức Cách Mạng, Cần, Kiệm, Liêm ...

Thực đơn
  • Truy cập nội dung luôn
Trình đơn quản trị sản phẩm Bạc Liêu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. - skhdt

  • Trang chủ
  • Cổng chính
  • Thủ tục hành chính
Thông tin về Hội nghị sơ kết Thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023 – 2024 và Kế hoạch triển khai giai đoạn 2024 – 2025 Tỉnh Bạc Liêu ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2024-2025 Triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ Một số kết quả nội bật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 trên địa ban tỉnh Bạc Liêu Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Sơ đồ tổ chức
      • Nhân sự lãnh đạo
      • Hình ảnh hoạt động
    • Bản đồ hành chính
  • Kế hoạch trung hạn 5 năm(2016-2020)
  • Ngày pháp luật
  • Lịch tiếp công dân
  • Tin tức sự kiện
    • Tin thời sự trong nước
    • Tin trong tỉnh
  • Tin chuyên ngành
    • Văn hóa - Xã hội
    • Đăng ký kinh doanh
    • Quy hoạch
    • Công tác đấu thầu
    • Đầu tư xây dựng cơ bản
    • ODA - FDI - NGO
    • Danh mục dự án cấp Giấy CN đầu tư
      • Nhà đầu tư trong nước
      • Nhà đầu tư nước ngoài
    • Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
    • Tổ chức - Hành chính
    • Kinh tế tổng hợp
  • Xúc tiến đầu tư
    • Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh
    • Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh
    • Danh mục Dự án PPP
  • Khen thưởng, xử phạt tổ chức, doanh nghiệp
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Công đoàn - Đoàn TN
  • Góp ý văn bản dự thảo
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản địa phương
      • Văn bản chỉ đạo điều hành
      • Văn bản liên quan
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
Liên kết web - Chọn Website - $pageLayout $pageLayout.getURL() Website Yên Bái $pageLayout $pageLayout.getURL() Website Vĩnh Phúc $pageLayout $pageLayout.getURL() Website Vĩnh Long $pageLayout $pageLayout.getURL() Website Tuyên Quang $pageLayout $pageLayout.getURL() Website TP.Hồ Chí Minh $pageLayout $pageLayout.getURL() Website Tiền Giang Thăm dò Thống kê truy cập

null Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.

Tư tưởng Hồ Chí Minh Th 5, 31/03/2011, 22:30 Màu chữ Cỡ chữ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. - Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau: Một là, trung với nước hiếu với dân. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau Hai là, yêu thương con người Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời" Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc./.

Số lượt xem: 97944

Tin đã đưa
  • Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần (11/03/2011)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân (11/03/2011)
Tin đọc nhiều
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
  • Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu áp dụng từ 01/01/2021
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020
  • Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015
  • Những thay đổi quan trong của Luật doanh nghiệp 2020
  • Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp Đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những Đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng
  • Tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
  • THÔNG BÁO VỀ QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
  • Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu trong đột phá thu hút đầu tư những năm qua
  • Thông tư ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
  • Tiện ích website
    • Góp ý
    • Liên hệ
© SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BẠC LIÊU Trung tâm hành chính tỉnh, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu - Điện thoại: 0291. 3823874 - Fax: 0291. 3823874 Email: skhdt@baclieu.gov.vn Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Thành Hiến - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Trở về đầu trang
  • |
  • Trang chủ
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Liên hệ
  • |
  • Góp ý
  • |
  • Sơ đồ Site
  • |
  • Đăng nhập
  • |
  • ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Những Phẩm Chất đạo đức Cách Mạng