Tư Tưởng Phật Giáo Trong Truyện Cổ Tích Việt Nam - .vn

>Những giáo lý Phật giáo đáng suy ngẫm

Bài liên quan “Dính mắc” trong đạo Phật có ý nghĩa gì?

Đạo Phật du nhập vào nước ta khá sớm (khoảng từ thế kỷ II) và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc. Đặc biệt thời Tiền Lê và thời L‎ý đạo Phật trở thành Quốc giáo, chi phối đời sống văn hóa tâm linh và cả nền chính trị, quân sự, ngoại giao của đất nước. Cũng vì vậy tư tưởng Phật Giáo thể hiện khá đậm nét qua dấu ấn các truyện cổ tích Việt Nam.

Tinh thần cơ bản của Phật giáo được xây dựng bằng nền thuyết nhân duyên. Trong thuyết nhân duyên có ba khái niệm là: Nhân, quả và duyên. Nền thuyết đó là cơ sở giải thích mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh theo quy luật tất yếu của sự liên kết nghiệp quả. Phật giáo coi “thập nhị nhân duyên” (12 quan hệ nhân duyên) là cơ sở của mọi sự vận động, biến đổi. Trong thế giới biến ảo, vô thường, vô định, “sắc sắc, không không” đó thì nghiệp và luân hồi chính là bánh xe quay tròn của sự vận động không ngừng, không nghỉ của vạn vật.

Tư tưởng Phật Giáo thể hiện khá đậm nét qua dấu ấn các truyện cổ tích Việt Nam. Ảnh minh họa

Tư tưởng Phật Giáo thể hiện khá đậm nét qua dấu ấn các truyện cổ tích Việt Nam. Ảnh minh họa

Bài liên quan Đồng tính luyến ái trong Phật giáo cổ Nhật Bản

Nhân quả được thể hiện như một quy luật tất yếu của thế giới hiền sinh. Các nhân vật hiện hữu trong các truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh... phải chăng là cái duyên của tiền kiếp. Cổ tích rạch ròi hai tuyến nhân vật: Thiện- ác, chính - tà. Các nhân vật “thiện” thường là những con người nghèo khổ hoặc mồ côi với rất nhiều phẩm chất tốt đẹp: Hiền lành, thật thà, hay giúp đỡ người khác, cần cù, siêng năng...Kết thúc truyện theo một mô - túyp “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”: Tấm trở thành hoàng hậu, còn mẹ con mụ dì ghẻ thì bị quả báo; Sọ Dừa lấy được cô gái út phú ông xinh đẹp và tốt nết, hai cô chị tham lam, độc ác thì phải trốn đi biệt xứ vì xấu hổ, thế giới hiền sinh này không thể chấp nhận họ; Thạch Sanh lấy công chúa Quỳnh Nga và lên làm vua, còn mẹ con Lý Thông thì bị trời đánh chết và hóa kiếp thành con bọ hung.

Luật nhân quả thể hiện rất rõ ở hầu hết các chuyện cổ. Có điều cần lưu ý là sự báo ứng trong các truyện cổ tích xảy ra tức thì để mọi người được chứng kiến chứ không phải đợi đến những kiếp sau. Phải chăng tác giả dân gian muốn khẳng định mạnh mẽ, minh bạch “Nhân – Quả” như một mệnh đề quy luật, bất khả kháng, qua đó nâng cao tính giáo dục nhân cách, đạo đức con người.

Nhân quả được thể hiện như một quy luật tất yếu của thế giới hiền sinh. Các nhân vật hiện hữu trong các truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh... phải chăng là cái duyên của tiền kiếp. Ảnh minh họa

Nhân quả được thể hiện như một quy luật tất yếu của thế giới hiền sinh. Các nhân vật hiện hữu trong các truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh... phải chăng là cái duyên của tiền kiếp. Ảnh minh họa

Các nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích cũng rất đa dạng, nhưng tựu trung có hai loại nhân vật: Nhân vật nửa đời thường, nửa kỳ ảo và loại nhân vật kì ảo là tiên, phật. Nhân vật ông Bụt trong Tấm Cám là nhân vật kỳ ảo. Nhân vật Thạch Sanh, Sọ Dừa trong truyện cùng tên là nhân vật vừa mang yếu tố kỳ ảo vừa mang yếu tố con người.Trong xã hội đầy rẫy những thế lực tàn ác mà người thường không thể cải tà được thì việc gửi gắm ước mơ thực thi sự công bằng, công lý thông qua các nhân vật kì ảo là cách giải quyết mâu thuẫn hợp lý hơn cả.

Bài liên quan Học thuyết vô thường trong Triết học Phật giáo

Sự thể hiện đó vừa mang tính giáo dục, tính nhân văn cao đẹp, vừa tạo nên các chi tiết hứng thú cho người nghe, người đọc. Thạch Sanh là nhân vật khá đặc biệt vì chàng có gốc tích, có l‎í lịch hẳn hoi. Nhân vật này vừa dung dị đời thường như bao cậu bé mồ côi nghèo khổ khác vừa là nhân vật kỳ diệu với nhiều phép màu nhiệm. Vì vậy khí chất anh hùng nghĩa hiệp, diệt ác trừ tà trong con người chàng là điều dễ hiểu. Những hành động của Thạch Sanh: Chém trăn tinh, bắn đại bàng, cứu công chúa, đánh tan quân của 18 nước chư hầu, minh chứng cho điều đó. Cuối truyện là cái kết có hậu như nhiều nhân vật thiện của thể loại truyện này.

Nhân vật Bụt trong Tấm Cám chính là Phật. Tiếng Phạn phiên âm là Bud dha (Bud là giác; dha là người, người giác ngộ đi truyền bá đạo giác ngộ) đọc trại đi là Bụt. Mỗi lần Tấm gặp họa hại tưởng như là bế tắc thì Bụt xuất hiện.Và yếu tố siêu nhiên này đã đáp ứng những ước mơ từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất của Tấm. Như vậy yếu tố Phật được khẳng định như một niềm tin của lòng bác ái, từ bi, cứu khổ cứu nạn trong dân gian. Gặp nạn,Tấm gặp được Phật và cô có được sự mầu nhiệm để tìm đến hạnh phúc. Phật ở bên ta, quanh ta và trong ta, rất gần gũi, đời thường chứ không phải cao siêu  xa lạ. Từ con bống nhỏ nhoi như một niềm hy vọng còn lại cho đến nắm xương tưởng như là tận cùng của sự diệt vong tội lỗi, đàn chim sẻ nhặt thóc, bộ quần áo mới đến đôi hài đẹp đi lễ hội và gặp Hoàng Thượng... Tất cả đều là nhân duyên, là nghiệp.

Thuyết luân hồi (SamSara) cũng được thể hiện rất rõ trong các truyện cổ tích. Ảnh minh họa

Thuyết luân hồi (SamSara) cũng được thể hiện rất rõ trong các truyện cổ tích. Ảnh minh họa

Nghiệp (chữ Phạn là Krma) là do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, do hành động thân thể của ta (thân nghiệp), do phát ngôn của ta (khẩu nghiệp), do ý nghĩ của ta, tâm tuệ của ta ( ‎ý nghiệp). Bởi theo phật giáo mọi vật cứ sinh hóa vô thường cho nên các nhân vật trong truyện cổ cũng vận động đi theo quy luật ấy và cái thiện, cái ác đều có quả của nó như một mệnh đề định sẵn.

Bài liên quan Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Thuyết luân hồi (SamSara) cũng được thể hiện rất rõ trong các truyện cổ tích. Tấm năm lần bị mẹ con mụ dì ghẻ bức hại và cũng năm lần cô hóa kiếp. Vậy thì thông điệp mà tác giả dân gia muốn gửi gắm là gì? Phải chăng là cô Tấm bất diệt hay nói cách khác sự sống được ươm mầm từ cái chết vì một lẽ đơn giản: “Chết không có nghĩa là hết, theo quan niệm nhà Phật”.

Các nhân vật này có cuộc sống trần gian là người nghèo khổ nhưng lại mang phép màu nhiệm của yếu tố siêu nhiên. Sự đầu thai, hóa kiếp nhân vật trong truyện cổ vừa mang tính ly kỳ, tạo sự hứng thú, hấp dẫn lại vừa thỏa mãn khát vọng, ước mơ của dân gian về một sức mạnh siêu phàm để thực thi công lý, công bằng xã hội.

Thông điệp của người xưa thật dung dị, đơn giản vì không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn, như lời đức phật. Ảnh minh họa

Thông điệp của người xưa thật dung dị, đơn giản vì không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn, như lời đức phật. Ảnh minh họa

Tìm hiểu truyện cổ dân gian chúng ta nên đặt hoàn cảnh ra đời của thể loại truyện “Ngày xửa, ngày xưa” này để cảm thông, thấu hiểu khát vọng đơn giản của người xưa: Khát vọng diệt trừ cái ác, đem hạnh phúc, công bằng cho người nghèo khổ. Không nên khiên cưỡng áp đặt theo tư duy của thời hiện đại như chia tuyến nhân vật theo sự phân chia giai cấp, phản ánh sự đấu tranh giai cấp...bởi trong mỗi nhân vật đều chứa đựng đủ cả phẩm chất của cả kẻ giàu và người nghèo, phẩm chất của tầng lớp thống trị và giai tầng bị trị. Thạch Sanh đi đốn củi ngày nào lên làm vua đấy thôi. Sọ Dừa tưởng như xấu xí, dị dạng ngoài đời nhưng lại là chàng trai khôi ngô tuấn tú và rất “văn nghệ sĩ” lại thông minh học giỏi thi đỗ trạng nguyên. Ngày cưới của chàng vàng bạc châu báu, gia nhân đầy nhà. Tấm trở thành hoàng hậu …

Bài liên quan Linh ứng đáng sợ về luật nhân quả từ việc nấm mồ của Từ Hy chưa bao giờ xanh cỏ

Thông điệp của người xưa thật dung dị, đơn giản vì không có giai cấp trong dòng  máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn, như lời Đức Phật.

Ngược dòng thời gian, lần giở những cổ tích ngày xưa ta như thấy bóng dáng một thuở của cha ông mình. Có nhiều Lý Thông, mẹ con nhà Cám, hai cô con gái của phú ông. Có cả trăn tinh, đại bàng, yêu ma và cũng có nhiều cô Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa... Tất cả tạo nên bức tranh xã hội đa dạng, phức tạp nhưng cũng rất hài hòa, thống nhất như hai mặt đối lập của một xã hội vận động và phát triển không ngừng. Trong bức tranh nhiều màu sắc đó ta như tìm thấy được ánh sáng tư tưởng phật pháp bởi thông điệp về sự liên kết nghiệp quả như một chân lý.

Từ khóa » Thuyết Luân Hồi Trong Tấm Cám