Từ Vá Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
đt. Đắp thêm một miếng vào chỗ rách cho lành lại: Chằm vá, may vá; vá quần áo, vá lưới, vá vỏ ruột; Gái thì kim chỉ hiểu đường vá may (CD). tt. Có vài chòm lông khác màu xen lẫn vào: Bò vá, chó vá, mèo vá.
dt. Những vật hình vuông-vuông không góc nhọn và hơi trũng lòng như 1. Chòm tóc chừa lại trên đầu trẻ con: Chừa vá, để ba vá. // 2. Vật múc canh từ nồi ra, có cán dài huynh-huynh: Múc vài vá canh; tay cán-vá. // 3. Vật xúc đất, lưỡi sắt mỏng, cán dài: 1 vá xi-măng, 3 vá cát. // trt. Cách chào giơ tay lên đầu, bàn tay xoè ra: Chào vá.
tt. Lẻ-loi, không vào bọn với ai cả: Con hát vá. // Độc-thân, một mình, không có vợ hoặc chồng hay cặp vợ chồng chưa có con: Còn son-vá. // C/g. Goá hoặc Hoá, chết chồng hay chết vợ: Đàn-bà vá; anh vá vợ.
dt. Người hay bông-lơn: Anh vá. // Con ong đã có chích và sút mất cây kim: Ong vá.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
- 1 dt Đồ dùng bằng sắt, hình cái xẻng: Dùng vá xúc than.- 2 đgt 1. Khâu một miếng vải vào chỗ rách, để cho lành lặn: áo rách khéo vá hơn lành vụng may (tng). 2. Bịt kín một chỗ thủng: Vá săm xe đạp. 3. Lấp một chỗ trũng: Vá đường.- 3 tt Nói giống vật có bộ lông nhiều màu: Chó vá.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
dt. 1. Muôi múc canh: vá múc canh o tay cầm vá. 2. Cái xẻng: cái vá đào đất. 3. Đĩa cân: vá cân.
dt. Chỏm tóc (trẻ em): Em bé đầu cạo trọc chừa ba vá.
đgt. Phủ lên chỗ rách, chỗ thủng một lớp và gắn chặt lại: vá chiếc áo o vá xăm xe đạp o vá đường. II. tt. (Súc vật) có một mảng màu khác với lông toàn thân: mèo vá o chó rừng vá trắng.
tt. (Ong) mất ngòi sau khi châm.
tt. Gio: Ở vá.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
dt Đồ dùng bằng sắt, hình cái xẻng: Dùng vá xúc than.
đgt 1. Khâu một miếng vải vào chỗ rách, để cho lành lặn: áo rách khéo vá hơn lành vụng may (tng). 2. Bịt kín một chỗ thủng: Vá săm xe đạp. 3. Lấp một chỗ trũng: Vá đường.
tt Nói giống vật có bộ lông nhiều màu: Chó vá.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
dt. Muỗng có cán dài dùng để múc. || Vá múc chì.
dt. Chòm tóc để trước tháp của trẻ con.
đt. 1. Lấy một miếng vải hay giẻ để vào chỗ thủng rách mà khâu lại: Giựt gấu vá vai. || Vá vụng. Ngr. Sửa lại chỗ hư, thủng; Vá chỗ đường sụp. 2. tt. Nói về loài vật mà lông không được toàn sắc: Mèo vá. Chó vá. ||Chó vá. Trắng vá đen.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
.- 1. đg. Khâu một miếng vải vào để phủ kín chỗ rách cho lành lặn: Vá áo.- Ngr. Bịt kín một chỗ thủng, chỗ rách, lấp một chỗ nứt, chỗ trũng: Vá săm xe đạp; Vá đường. 2. t. Nói giống vật lông có một vài khoảng khác màu với lông của phần lớn thân thể: Chó trắng vá đen.
(đph).- đg. Giơ tay lên định đánh: Một cái vá bằng ba cái đánh (tng).
.- t. Nói ong đã mất ngòi sau khi châm.
.- d. Đồ dùng bằng sắt, hình cái xẻng, dùng để xúc than, xúc đất...
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
Đồ dùng để xúc, hình như cái xẻng mà hai bên có thành: Lấy vá xúc than.
Chòm tóc để ở trước thóp của trẻ con. Tức là cái cút: Cạo đầu cho trẻ con để cái vá che thóp.
I. Bổ vào chỗ thủng, chỗ rách cho lành: Vá áo. Vá lưới. Vá giầy. Vá tường. Văn-liệu: Giựt gấu, vá vai (T-ng). Giựt đầu cá, vá đầu tôm (T-ng). Ai kêu văng-vẳng bên sông, Tôi đương vá áo cho chồng tôi đây (C-d). II. Nói về loài vật mà lông không được toàn sắc: Chó vá. Mèo vá. Bò vá. III. Lẻ-loi không vào bọn nào: Con hát vá.
Nói về con ong đã châm người ta mà ngòi mất đi rồi.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- vá quàng
- vá trời lấp biển
- vá trùm vá đụp
- vá vít
- vá víu
- vạ

* Tham khảo ngữ cảnh

Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm , dán chặt vào lưng nàng.
Vì thế nên nhận được tiền , bà thu xếp mua bán , và may vvácho Trác.
Trong việc may vvácho con , bà không hiểu thế nào , nên cứ theo đúng lời bà Tuân.
Trác ngồi ngay bên mẹ , vvácho mẹ chiếc áo dài.
Và Trác hí hoáy cũng chỉ được hai mụn vvá.
Quần áo của thằng Quý mặc chỉ là những quần áo mà các anh các chị sửa chữa hoặc vá lại.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): vá

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Cái Vá