【TƯ VẤN】Các Loại Gỗ Thông Dụng Làm Đàn Guitar
Có thể bạn quan tâm
Gỗ làm đàn guitar luôn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng âm thanh đầu ra, cũng như giá thành của một cây đàn guitar acoustic hay guitar classic.
Thực tế, trên thị trường, có những cây đàn guitar gỗ cùng một loại gỗ nhưng có giá thành chênh lệch cũng như chất lượng âm thanh khác nhau, thì điều này phụ thuộc vào các yếu tố như:
• Thứ hạng gỗ: cùng một loại gỗ nhưng cũng gỗ this gỗ that (gỗ này gỗ kia). Các loại gỗ cũng được chia làm nhiều cấp bậc: Gỗ Điệp 1A, gỗ Điệp 2A, Gỗ hạng A/ hạng B, loại 1/ loại 2, tuỳ thuộc vào độ đẹp, tuổi thọ, xuất xứ của gỗ
• Khả năng chế tác đàn bao gồm kỹ năng của người thợ và công nghệ làm đàn
• Thương hiệu, chính sách giá bán của nhà sản xuất
Tuy nhiên, việc tìm hiểu về các loại gỗ thông dụng làm đàn guitar sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn mua đàn guitar ưng ý phù hợp với bản thân.
1. Gỗ nguyên tấm (Solid) và gỗ ghép (Laminate)
Gỗ làm đàn guitar được chia làm 2 nhóm cơ bản như sau: Gỗ nguyên tấm (Solid) và gỗ ghép (Laminate)
Gỗ nguyên tấm (Solid) hay còn gọi được là gỗ thịt, là loại gỗ được xẻ trực tiếp từ cây, không pha gỗ tạp.
Quá trình xử lý gỗ phức tạp và giá thành cao hơn. Gỗ nguyên tấm thường mềm nên giúp tạo cho đàn độ vang và ngân khá lớn. Chơi càng lâu, tiếng càng hay. Cho cảm giác chơi mượt mà hơn, cùng với mùi gỗ và màu gỗ đặc trưng.
Gỗ ghép ( Laminate/ laminated/layered) thì có nhiều loại, bao gồm:
• Gỗ ghép từ các vụn gỗ, loại này chúng ta sẽ không nhìn thấy các đường vân gỗ.
• Gỗ ghép nhiều lớp, thường là ghép 2 hoặc 3 lớp đối với guitar thì sẽ nhìn thấy đường vân gỗ. Ghép 2 lớp thì bao gồm 1 lớp gỗ tạp và 1 lớp gỗ thật rất mỏng . Còn ghép 3 lớp thì bao gồm 1 lớp gỗ tạp ở giữa và 2 bên ngoài là gỗ thật được xẻ mỏng.
Giá thành dễ chịu hơn. Gỗ ghép khá cứng làm giảm dao động của âm thanh, do đó âm của đàn thường vang và ngân nhỏ hơn, chất lượng âm thanh không bằng, nhưng khả năng chịu lực, và chịu sự tác động của thời tiết tốt hơn, phù hợp làm cần đàn, những nơi cần chịu lực.
Lưu ý, ví dụ trường cây đàn bằng gỗ Mahogany nguyên miếng thì ghi là Solid Mahogany. Còn cây đàn làm từ gỗ ghép thì chỉ ghi là Mahogany chứ không ghi chú là Laminated. Khách hàng cần tự hiểu là không ghi solid nghĩa là gỗ ghép.
2. Các loại gỗ thông dụng cho từng bộ phận đàn guitar
Mỗi vị trí/ bộ phận của cây đàn guitar có vai trò khác nhau, ảnh hưởng khac nhau đến âm thanh đầu ra, nên sẽ được làm từ chất liệu khác nhau. Chúng ta sẽ đi tiếp đến các loại gỗ phổ biến cho từng bộ phận của đàn guitar
2.1 Gỗ làm mặt trên đàn guitar
Mặt trên đàn guitar sẽ quyết định chủ yếu đến khả năng cộng hưởng, độ lớn, đô ngân vang của âm thanh. Vì vậy gỗ mặt top thường là các loại gỗ Vân Sam (gỗ Spruce/gỗ thông). Có rất nhiều loại gỗ Vân Sam khác nhau, và tuỳ mỗi loại cũng sẽ tạo ra âm sắc khác nhau.
Hình các loại gỗ thông dụng làm mặt đàn được sắp xếp theo âm sắc
Từ trái qua phải là các loại gỗ tạo âm sắc từ trong, rõ ràng, mạnh mẽ (phù hợp với kỹ thuật heavy strumming – quạt chả) chuyển dần đến âm sắc cân bằng, hài hoà, sống động (phù hợp cho các kỹ thuật gãy chạm nhẹ nhàng). Trong số đó thì những loại gỗ này là thông dụng nhất:
Sitka Spruce (Gỗ thông Sitka)
Xuất xứ: Tây – Bắc Bắc Mỹ.
Đặc điểm: Sitka Spruce là loại gỗ chuẩn làm mặt đàn guitar. Tầm vực sử dụng (dynamic range) của nó rất rộng, mọi thể loại guitar đều có thể dùng. Vân của loại gỗ này thường có màu trắng hơi đục, vân cườm. Vân cườm càng nhiều thì gỗ càng già và càng gần gốc.
Adirondack Spruce
Xuất xứ: Bắc Mỹ.
Đặc điểm: Adirondack Spruce còn có tên gọi khác là Eastern Red Spruce hoặc Appalachian Spruce. Âm thanh của loại gỗ này hay hơn Sitka Spruce và có mức ngưỡng giới hạn âm lượng cao hơn, nên vang to hơn. Vân gỗ thường có sớ to, nhỏ không đều, màu sắc cũng không đều.
Engelmann Spruce
Xuất xứ: Bắc Mỹ. Đặc điểm: Vân gỗ nhỏ,mịn và trắng hơn Sitka.
Western Cadar.
Xuất xứ: Tây Bắc Mỹ.
Đặc điểm: Western Cedar không chắc bằng Spruce, nhưng cho âm thanh dịu hơn, ấm hơn. Các âm thanh khi đàn nhẹ nghe “to” hơn, tuy nhiên khi đàn mạnh thì Cedar bị chạm ngưỡng giới hạn về âm lượng. Vân gỗ: xem hình, thường có màu cam nhạt.
Phạm vi sử dụng: Loại guitars đàn nhẹ như fingerstyle, classical.
Tropical Mahogany (gỗ gụ).
Đây là một loại gỗ cứng (nhiệt đới) chủ yếu dùng làm Back & Side, nhưng cũng phù hợp làm mặt đàn Xuất xứ: Trung và Nam Mỹ.
Phạm vi sử dụng: thường là acoustic guitars, những người chơi guitar thích sự cân bằng về âm vực trong nhạc Blues, Folk.
Ngoài ra còn có một số loại gỗ khác cũng thường được sử dụng để làm mặt đàn guitar như: Acacia Koa, Germany spruce, Italian spruce, Alaska cedar, Red wood…
2.2 Gỗ làm mặt hông và mặt sau đàn guitar (hông và lưng đàn)
Mặt sau quyết định lớn đến âm thanh trầm (bass) hoặc âm thanh cao (treble) của đàn guitar. Gỗ nguyên tấm ở mặt sau thường cho âm thanh tốt nhất. Còn gỗ ghép thì tùy loại. Gỗ ghép vụn gỗ thì ít thể hiện âm bass hay treble cụ thể. Còn gỗ ghép 2 hay 3 lớp thì âm thanh thể hiện được một phần.
Mặt sau của đàn thường được làm từ các gỗ Rosewood. Đối với các gỗ làm mặt sau sẽ có 2 yếu tố cần cân nhắc:
• loại gỗ tạo ra phản hồi âm trầm (bass) nhiều hơn hay âm bổng (treble) nhiều hơn.
• Âm sắc của gỗ
Sơ đồ các loại gỗ thường được dùng làm mặt hông và mặt sau của đàn, được sắp xếp: phía bên tay trái là gỗ thiên về âm trầm, và bên tay phải âm bổng. Phía trên là âm sắc trong trẻo rõ ràng, phía dưới là âm sắc trầm ấm hơn.
Dưới đây là những loại gỗ thông dụng làm mặt sau và hông đàn guitar.
Gỗ Cẩm Lai Ấn Độ – India Rosewood.
Loại gỗ được xem là tiêu chuẩn trong ngành chế tác guitar.
Xuất xứ: Ấn Độ
Phạm vi sử dụng: thường cho classical guitar, lý tưởng cho acoustic guitar truyền thống, đặc biệt cho chơi Bluegrass.
Gỗ Cẩm Lai Madagascar
Xuất xứ: Đảo Madagascar (Châu Phi)
Vân gỗ: Họ Cẩm Lai (thiết mộc), vân gỗ nhìn rất ấn tượng, cá tính dữ dội (y như âm sắc nó tạo ra)
Đáp ứng tần số: Giải tần số rộng (Low/High-range frequencies), cân bằng đồng đều từ bass đến treble, âm vang rất tốt.
Phạm vi sử dụng: classical guitar hoặc acoustic guitar.
Cây Phong – Maple.
Xuất xứ: Tây Bắc Mỹ
Vân gỗ: có ánh cườm, là loại thiết mộc chắc thịt.
Đáp ứng tần số: Giải tần số trung bình và tần số cao. Nổi trội âm treble, đanh, sáng.
Phạm vi sử dụng: Guitar acoustic và guitar điện.
Ngoài ra còn có một số loại gỗ khác dùng làm hông và lưng đàn guitar như: Ovangkol, Cocobolo, Walnut, Brazilian rosewood, African blackwood…
2.3 Các loại gỗ làm cần đàn guitar
Gỗ làm cần đàn yêu cầu độ cứng, bền cao, chịu được tác động của thời tiết, va chạm. Vì vậy mà các loại gỗ thích (maple), gụ (mahogany) hoặc Cẩm Lai (rosewood) thường được ưa chuộng. Trong đó gỗ gụ và gỗ thích làm âm thanh tổng thể của cây đàn ấm hơn, cần đàn Guitar làm từ gỗ Cẩm Lai thì âm thanh tầm trung dày hơn.
Từ khóa » Gỗ Làm đàn Guitar Tốt Nhất
-
Đàn Guitar Làm Bằng Gỗ Gì Tốt Nhất
-
Các Loại Gỗ Thông Dụng Làm đàn Guitar Mà Bạn Nên Biết - TYGY
-
Các Loại Gỗ Làm đàn Guitar Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Đàn Guitar Làm Từ Gỗ Nào Là Tốt Nhất - Minh Thanh Piano
-
Tất Tật Thông Tin Về Gỗ Làm đàn Guitar Acoustic Tay Chơi Guitar Nào ...
-
Đàn GUITAR Làm Từ GỖ Nào Là Tốt Nhất?
-
Tổng Hợp Các Loại Gỗ Làm đàn Guitar Có Chất Lượng Tốt Nhất Hiện Nay
-
Nên Lựa Chọn Loại Gỗ Nào Cho đàn Guitar Của Bạn - Sol.G
-
Top 5 Đàn Guitar Gỗ Thịt Tốt Nhất Bán Chạy Tại Thị Trường Việt Nam
-
Các Loại Gỗ Làm Nên đàn Guitar Hay - GuitarBaDon
-
Cách Chọn đàn Guitar Dựa Vào Các Loại Gỗ - GuitarBaDon
-
Những Loại Gỗ Thông Dụng được Dùng Làm đàn Guitar Mà Bạn Nên Biết
-
ĐÀN GUITAR ĐƯỢC LÀM TỪ GỖ GÌ? - Nhạc Cụ Tiến Thành