Tư Vấn Cấu Hình Máy Tính Cho Người Làm đồ Họa Dưới 20 Triệu
Có thể bạn quan tâm
Đối với dân chuyên đồ họa việc lựa chọn một chiếc máy tính PC hay Laptop chất lượng làm “công cụ kiếm cơm” cực kỳ quan trọng. Thông tin tư vấn cấu hình máy tính cho người làm đồ họa dưới 20 triệu sau đây hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn thông minh và kinh tế nhất.
>>> Tư vấn cấu hình máy tính dùng cho giáo viên
>>> Tư vấn cấu hình máy tính cho người làm thiết kế – Những điểm cần lưu ý
Một số vấn đề các designer thường gặp phải với máy tính
Là một công việc đòi hỏi sáng tạo, các designer cũng bị chi phối tương đối nhiều bởi các công cụ làm việc. Nhưng vì một số lý do, hệ thống máy tính trong khi làm việc sẽ gặp trục trặc và gây ra những sự cố như:
1. Cấu hình máy tính không đủ đáp ứng
Các máy tính có cấu hình không đảm bảo sẽ gây ra những phiền toái hằng ngày cho các designers khi thực hiện thao tác trong công việc. Máy nạp chương trình chậm, xử lý kém và tình trạng “giật lag” sẽ xuất hiện rất nhiều.
Nguyên nhân chính là do tổng thể cấu hình hoặc một vài linh kiện không đạt đủ tiêu chuẩn cấu hình dành cho công việc. Các hiện tượng phiền toái khác có thể gặp khi máy quá yếu sẽ bao gồm: Máy bị nóng, hiện tượng “tràn RAM” gây xử lý công việc chậm chạp, render sản phẩm chậm do thiếu bộ nhớ …
2. Hiện tượng crash – treo ứng dụng
Hiện tượng treo, đứng tạo ra sự khó chịu và phiền toái rất lớn, đặc biệt khi các designer đang thực hiện những dự án lớn, cần sự tập trung và độ chính xác cao.
Phần lớn hiện tượng này sẽ xảy ra do xung đột về phần mềm trong hệ thống máy tính, chủ yếu là giữa file chương trình với file hệ thống. Các chương trình không có bản quyền và hệ điều hành không có bản quyền cũng gây ra tình trạng này rất thường xuyên.
3. Hiển thị sai màu
Màu sắc hiển thị trung thực rất quan trọng đối với 1 designer. Trong công việc này, chiếc màn hình sẽ đóng vai trò là thiết bị hiển thị và là thiết bị mà các designer sẽ tương tác nhiều nhất. Một chiếc màn hình bị hiển thị sai màu sẽ không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sản phẩm của các designer mà còn gây tác hại tới mắt của họ trong thời gian làm việc.
Máy tính làm đồ họa chọn mua máy tính để bàn hay laptop?
Một “góc chiến lược” trong mơ của Designer sẽ bao gồm: Một máy tính để bàn có cấu hình mạnh chuyên phục vụ những công việc lớn, một máy tính xách tay laptop nhỏ gọn để trao đổi trong khi làm việc và một bảng vẽ kỹ thuật số.
Đối với một người designer ít sử dụng đến render phim ảnh hay dựng 3D thì có thể chọn laptop, nhưng nếu công việc thuộc ngành dựng phim, dựng 3D thì sẽ có nhu cầu sử dụng máy có cấu hình cao hơn thì máy tính bàn sẽ tốt hơn. Đặc biệt, trong nhu cầu giải trí, nhất là phim thì máy tính bàn sẽ ăn đứt laptop
Do vậy, dân Designer làm việc với máy tính làm đồ họa trong công ty thì chọn máy tính để bàn là lựa chọn tốt nhất cho họ.
6 Tiêu chí của máy tính cho người làm đồ họa
Khác với các loại máy tính phục vụ mục đích làm việc hay giải chí thông thường khác, một cấu hình máy tính làm đồ họa cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
1. Tiêu chí lựa chọn RAM
Phần rất quan trong trong máy tính đồ hoạ, Ram 4 GB là tối thiểu, Ram càng cao thì dùng càng mượt. Nhưng cũng cần quan tâm đến BUS của nó, càng cao càng tốt.
2. Tiêu chí lựa chọn CARD đồ họa
Nếu được ưu tiên chọn giữa Ram và Card màn hình thì bạn nên ưu tiên chọn Ram hơn. Card đồ hoạ khuyên dùng là Nvidia GeForce GTX 780. Dung lượng bộ nhớ chứa trong card màn hinh này là 3GB và tốc độ xử lý đồ họa lên tới 980 MHz, cấu hình như vậy khá là lý tưởng để thực hiện nhiều các phần việc tùy chỉnh phần hiển thị trực quan (visual settings) giúp chuyển sang đến mức tối đa. Nếu bạn lựa chọn máy vừa túi tiền thì card 2 GB cũng là một sự lựa chọn không tồi.
3. Tiêu chí lựa chọn CPU
Bạn nên chọn CPU càng nhiều nhân, nhiều luồng càng tốt, tối thiểu cần có là 4 nhân. Intel core i5 hay i7 là những sự lựa chọn hoàn hảo.
4. Tiêu chí lựa chọn Màn hình
Bạn nên chọn máy có kích cỡ màn hình lớn để thuận tiện cho công việc thiết kế của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới chất lượng hình ảnh, độ phân giải màn hình của chiếc máy tính sắp mua. Màn hình IPS sẽ là một gợi ý tốt cho bạn, nó giúp hiển thị hình ảnh theo cách trung thực và sắc nét nhất. Nó cũng được giới chuyên môn đánh giá là ưu việt hơn tất cả những loại màn hình hiện nay.
5. Tiêu chí lựa chọn quạt tản nhiệt
Fan tản nhiệt cũng rất quan trọng, hãy chọn quạt tản nhiệt thật xịn để đảm bảo máy tính của bạn hoạt đông tốt và không bị sập nguồn đột ngột khi máy quá nóng.
6. Tiêu chí lựa chọn bo mạch chủ
Mainboard thì ưu tiên GIGA sau đó tới ASUS, các loại khác ko bàn, nếu dùng CPU AMD thì ưu tiên AROCK nhé bạn. VGA thì có nhiều người khuyên bạn nên chọn Quadro nhưng khác chat đấy.
Lựa chọn cấu hình máy tính PC dành cho dân chuyên đồ họa
Nếu bạn là một Designer thì không nên bỏ qua những kinh nghiệm lựa chọn máy tính làm đồ họa dưới đây.
1. Tiêu chuẩn cấu hình máy tính đáp ứng các ứng dụng đồ họa phổ biến
Khi tư vấn cấu hình máy tính để bàn cho người làm đồ họa thì có 3 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua chính là: CPU, RAM và SSD. Với những lựa chọn sản phẩm chất lượng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc thiết kế đồ họa – render.
RAM là bộ phận rất quan trọng, RAM càng cao thì dự án bạn làm sẽ hoạt động ở tầm cỡ cao hơn. Vì vậy hãy sử dụng những loại RAM tốt cho máy tính đồ họa của bạn.
Card đồ họa: Có rất nhiều loại card màn hình cho bạn lựa chọn, ví dụ bạn co thể chọn loại Nvidia Geforce GTX 780, vì đây là card màn hình có dung lượng bộ nhớ là 3GB, xử lí đồ họa với tốc độ lên tới 980MHz, khá lí tưởng để phục vụ công việc thiết kế đồ họa.
CPU: bạn có thể chọn loại CPU intel core i5 hay i7, đây là loại CPU được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Còn về màn hình cho máy tính đồ họa thì nên chọn những màn hình lớn, chất lượng, những máy tính có thể cho ra những màu sắc trung thực, sinh động mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc thiết kế đồ họa.
2. Một số cấu hình máy tính để bàn làm đồ họa tốt nhất
Dưới đây là một số tham khảo dành cho cấu hình máy tính để bàn làm đồ họa được đánh giá tốt nhất:
2.1. Trọn bộ PC Gigabyte H110, Chip i5 6500, DDR4 8GB, VGA GTX 1050, SSD 240GB, LCD 22”
Giá bán: 14,300,000 đồng
+ Mainboard : Gigabyte H110M – DS2
+ CPU : CPU Intel Core i5 6500 (Up to 3.6Ghz/ 6MB cache)
+ DDR4 : 8GB/2133 Adata
+ VGA : GIGABYTE GV-N1050OC-2GD
+ SSD : 240GB
+ Power : Huntkey 550W (GS 550)
+ Vỏ Sama cao cấp : SAMA ESPORT-2
+ Màn hình : Sam sung, LG, Asus, HP (kích thước 22”/20”)
Cấu hình CPU Intel Core i5 6500 hiện đang được khá nhiều dân chuyên thiết kế đồ họa lựa chọn nhờ tính năng hoạt động ổn định, hiệu năng xử lý tốt hơn thế hệ Intel Core i3 6100.
Hơn nữa mức giá bán của CPU Intel Core i5 6500 cũng chỉ nhỉnh hơn chưa đến 1 triệu đồng nhưng hiệu năng cách biệt khá lớn.
Bên cạnh đánh giá cấu hình, với mức giá khoảng dưới 20 triệu, vỏ case Sama cao cấp Esport- 2 là lựa chọn cá tính được nhiều người lựa chọn. Với dân thiết kế VGA GTX 1050 đi kèm bộ nguồn Huntkey 550W cho giá cả và chất lượng tốt.
Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng của người làm thiết kế, người dùng có thể nâng cấp ổ cứng SSD hoặc RAM lên 16GB. Tuy nhiên với gợi ý trọn bộ CPU i5 6500, DDR4 8GB, VGA GTX 1050, SSD 240GB trên đây là khá ổn cho mức giá dưới 20 triệu đồng.
2. 2. Trọn bộ PC Main MSI B150, Chip i7 6700, Ram 8GB, SSD 240GB, HDD 500GB, VGA GTX 1050 Ti, Màn Dell 24
Giá bán: 20,150,000 đồng
+ Mainboard : MSI B150A Gaming Pro
+ CPU : Intel® Core™ i7-6700 Processor (8M Cache, up to 4.00 GHz) – Skylake
+ DDR4 : 8GB/2133 Kingston
+ VGA : Asus GTX 1050Ti 4GD5 Gaming
+ SSD : 240GB
+ HDD : 500GB Seagater
+ Power : Huntkey 600w Fan 12
+ Vỏ : Sama Canty V Black
+ Màn hình : Dell 24” E2414H
Nằm trong khoảng giá 20 triệu, lựa chọn trọn bộ cấu hình CPU Intel® Core™ i7-6700 Processor và VGA Asus GTX 1050Ti 4GD5 Gaming tích hợp nguồn Huntkey 600w là lựa chọn hàng đầu cho dân chuyên đồ họa. Giá thành tuy có cao hơn bộ PC Core i5 6500 nhưng đây xứng đáng là một lựa chọn đầu tư.
Tầm giá cao hơn cũng đem lại nhiều sự lựa chọn hơn, đặc biệt là với trang bị VGA GTX 1050Ti 4GD5 Gaming do hãng sản xuất máy tính hàng đầu Asus cung cấp đảm bảo cả về hiệu năng và sức chiến đấu bền bỉ.
Ngoài ra các phụ kiện cao cấp hỗ trợ như màn hình Dell 24” E2414H, công nghệ bo mạch tiên tiến, HDD 500GB Seagater không chỉ phục vụ tốt yêu cầu công việc mà còn đáp ứng các nhu cầu chơi game giải trí không giới hạn.
Tư vấn cấu hình Laptop cho người làm đồ họa
1. Tiêu chuẩn laptop cho dân thiết kế
Hệ điều hành MacOS, Windows
Hiện nay có 2 hệ điều hành đang phổ biến với người dùng là MacOS (trên các dòng Macbook của Apple) và Windows (trên các thiết bị của HP, Dell, Asus,…). Người dùng cần xác định đúng mình muốn và cần sử dụng hệ điều hành nào, bởi ở mỗi hệ điều hành, không chỉ khác nhau về phần mềm, mà khả năng nâng cấp, đến các phím tắt cũng có sự khác nhau.
Vi xử lý core i5, i7 và card đồ họa rời
Đối với nhu cầu làm việc chuyên đồ hoạ, thiết kế, kỹ thuật hay lập trình thì yếu tố tiên quyết trên một chiếc laptop cần có là một hiệu năng xử lý mạnh mẽ. Vì thế, các dòng laptop có CPU i5, i7 sẽ là sự lựa chọn thích hợp hàng đầu cho bạn. Tuy nhiên, với nhu cầu cao như dựng phim hay thiết kế 3D, chơi game,… lựa chọn một card đồ hoạ rời để bổ trợ cũng khá cần thiết.
Màn hình 15 inch và cổng kết nối HDMI
Một màn hình có màu sắc chuẩn xác là thứ vô cùng quan trọng khi muốn học và làm việc ngành thiết kế. Bên cạnh đó, độ phân giải cần ở mức HD, độ bao phủ màu phải cao.
Với kích thước màn hình, nếu không thường mang theo thì bạn nên chọn các laptop có màn hình khoảng 15 inch, nếu cần sự tiện lợi cho việc di chuyển thì 13 inch có thể là sự lựa chọn thích hợp cho bạn.
Lựa chọn bộ nhớ RAM 4-8 GB
Tuỳ vào số ứng dụng đang chạy cùng lúc khi thiết kế đồ hoạ để lựa chọn bộ nhớ RAM thích hợp từ 4-8 GB, nếu cần dung lượng RAM lớn hơn thì nên chọn máy có RAM 8 GB và có khả năng gắn thêm RAM để nâng cấp. Điều này sẽ tiết kiệm hơn so với việc lựa chọn một thiết bị có dung lượng RAM cao ngay khi mua máy.
Lựa chọn ổ cứng SSD
Việc lựa chọn SSD sẽ giúp cho việc sử dụng ứng dụng đồ họa nhanh chóng hơn so với ổ HDD. Bên cạnh đó SSD còn giúp thiết bị tiết kiệm pin hơn, dữ liệu được bảo vệ tốt hơn do khả năng chống sốc cao hơn. Tuy nhiên, với các ổ SSD thường sẽ có dung lượng vừa phải (128 hoặc 256Gb), nên nếu bạn cần lưu trữ nhiều thì có thể trang bị thêm một ổ cứng di động từ 500Gb trở lên, tùy thuộc vào nhu cầu của mình.
2. Một số model laptop dành cho dân thiết kế chuyên nghiệp
1. Dell Inspiron 5570 i5 8250U/4GB/1TB/2GB M530/Win10/Office365/(M5I5238W)
Thông số kỹ thuật chi tiết
+ CPU : Intel Core i5 Kabylake Refresh 8250U, 1,6 GHz – 3,4 GHz
+ RAM : 4 GB (hỗ trợ tối đa 16 GB), DDR4, 2133 (2400) MHz, 2 slots
+ Ổ cứng: 1TB, khe cắm SSD M.2 PCIe
+ VGA : AMD Radeon 530, 2GB
+ Màn hình : 15.6”, TrueLife LED-Backlit 1920 x 1080 Full HD, DVD-RW, HD Webcam
+ Kết nối: 2 x USB 3.0, USB 2.0, VGA, HDMI, BT 4.0 (+ Reader FingerPrint)
+ Kích thước: 380 x 258 x 22,77 (mm)
+ Trọng lượng: 2.3 kg
+ Hệ điều hành: Windows 10 Home SL 64bits
+ Kết nối: 2 x USB 3.0, USB 2.0, HDMI, LAN (RJ45)
+ Pin: Li-Ion 3 cells
2. Asus VivoBook S510UN i5 8250U/4GB/1TB/ MX150/Win10/ (BQ276T)
Thông số kỹ thuật chi tiết
+ CPU : Intel Core i5 Coffee Lake 8250U, 1,6 GHz – 3,4 GHz
+ RAM : 4 GB (hỗ trợ tối đa 16 GB), DDR4, 2133 (2400) MHz, 2 slots
+ Ổ cứng: 1 TB SATA3, khe cắm SSD M.2 SATA3
+ VGA : NVIDIA Geforce MX150, 2GB
+ Màn hình : 15.6”, TrueLife LED-Backlit 1920 x 1080 Full HD, VGA Webcam
+ Kết nối: 2 x USB 2.0, USB 3.0, USB Type C
+ Kích thước: 360 x 243 x 17,9 (mm)
+ Trọng lượng: 1,6 kg
+ Hệ điều hành: Windows 10 Home SL
+ Pin: Li-Ion 3 cells (4240 mAh)
3. HP 15 da1033TX i7 8565U/4GB/1TB/MX130 (5NK26PA)
Thông số kỹ thuật chi tiết
+ CPU : Intel Core i7 Coffee Lake 8565U, 1,8 GHz – 4.6 GHz
+ RAM : 4 GB (hỗ trợ tối đa 16 GB), DDR4, 2666 MHz, 2 slots
+ Ổ cứng: 1 TB, khe cắm SSD M.2 PCIe
+ VGA : NVIDIA Geforce MX130, 2GB
+ Màn hình : 15.6”, LED-Backlit 1920 x 1080 Full HD, HD Webcam
+ Kích thước: 376 x 226 x 22,5 (mm)
+ Trọng lượng: 2,07 kg
+ Hệ điều hành: Windows 10 Home SL
+ Kết nối: 2 x USB 3.0, USB 2.0, HDMI
+ Pin: Li-Ion 3 cells
Lựa chọn cấu hình máy tính WorkStation chuyên đồ họa
1. Tiêu chuẩn cấu hình máy tính WorkStation làm đồ họa
Bộ xử lý Lựa chọn bộ xử lý đơn giản là quyết định giữa tần số CPU (tốc độ) và số lượng core. Hiệu năng tiêu biểu của workstation nằm trong phạm vi từ 4 đến 36 core CPU và lên tới 72 CPU thread. Bộ vi xử lý Intel Xeon có tới 36 core và 72 thread vô cùng tuyệt vời cho dựng hình và thiết kế.
GPU GPU chịu trách nhiệm tạo ra các hình ảnh mà bạn nhìn thấy trên màn hình LCD. GPU tạo hiệu ứng đa giác, điều chỉnh ánh sáng, kết cấu và màu sắc cho hình ảnh 3D. Nvidia và AMD sản xuất card đồ họa chuyên nghiệp cho các ứng dụng này.
Thiết kế & dựng hình Các thành phần tương tác trong các ứng dụng như SolidWorks, Revit, Maya và 3ds Max không đạt được nhiều lợi ích khi có nhiều GPU, trong khi chạy tốt với thẻ đồ họa NVIDIA Quadro hoặc AMD FirePro tầm trung. GPU đảm bảo một tốc độ khung hình cho việc lướt, thu phóng và xoay mượt mà khi tạo và làm việc với các đối tượng 3D.
Mô phỏng & render Các công cụ render GPU như V-Ray RT, Octane, Iray và các ứng dụng mô phỏng như CATIA, ANSYS có thể dùng GPU để làm việc trong chế độ rend và tạo hình – cho tốc độ nhanh hơn theo cấp số nhân so với CPU trong các ứng dụng này. Hãy mua các high-end GPU và trong nhiều trường hợp, việc chạy nhiều GPU sẽ tăng hiệu suất đáng kể, cũng đáng đồng tiền bát gạo.
Màn hình hiển thị lớn, có độ phân giải cao Màn hình độ phân giải cao sẽ đòi hỏi bộ nhớ GPU cao và nó chỉ khả dụng trên các top end card. Đặc biệt với màn hình 4K và nhiều cấp độ phân giải, card đa đồ họa là một lựa chọn tối ưu. Việc thêm card đồ họa thứ hai sẽ không tăng hiệu suất lên gấp đôi; mà chỉ tăng khoảng 25-50%.
RAM Gợi ý mức dung lượng RAM khởi đầu ít nhất là 16GB và tăng dần lên với các công việc như: dựng hình các tập dữ liệu lớn, áp dụng họa tiết trong đồ họa 3D, chỉnh sửa các video phức tạp, dựng cảnh lớn với hiệu ứng đa giác và thiết kế khối sản phẩm phức tạp. Quy tắc chung là có bộ đệm sử dụng RAM 25% dành cho các công việc đòi hỏi mức độ chuyên sâu cao.
HARD DRIVES Cấu hình hệ điều hành và ổ đĩa dữ liệu trong mỗi workstation đúng cách và sau đó sử dụng SSD để tăng thời gian đọc dữ liệu và giảm thời gian tìm kiếm là rất quan trọng. Thời gian đọc cố định có thể cao gấp 4 đến 5 lần trên ổ SSD. Thời gian tìm kiếm cũng nhanh hơn rất nhiều; do đó các ổ SSD thường được tính theo nano giây thay vì mili giây như ổ SATA. Tốc độ tăng này có thể có tác động đáng kể đến thời gian hoàn thành công việc hàng ngày của một người. Có thể sử dụng ổ SSD 250GB cho hệ điều hành và các chương trình cài đặt, sử dụng ổ SATA để lưu trữ dữ liệu và làm việc.
2. Một số cấu hình máy tính WorkStation làm đồ họa tốt nhất
1.Cấu hình PC Workstation 41 triệu đồng với Intel Core i9 9900K và GTX1080
+ Main : gigabyte z390 aorus elite
+ CPU : intel core i9 9900k (8 core 16 thread)
+ Tản Nhiệt : cm master air ma620p rgb dual tháp
+ RAM : gskil trident z rgb ddr4 32g/3000 (2x16g)
+ SSD : intel 760p 256g m.2 nmve pcie
+ HDD: seagate ironwolf 2t
+ VGA : asus rog strix gtx1080 8g gddr5x
+ Nguồn : seasonic focus fm750 750w 80 plus gold
+ CASE : xigmatek venom rgb – 4 fan ring led
2. HH WORKSTATION i5 9400F / 8G / NVIDIA GTX 1050 2Gb
+ Mainboard: gigabyte b360m aorus pro
+ Cpu: core i5 9400f turbo 4.1ghz / 6 core
+ Tản nhiệt: coolermaster t400i
+ Ram: gskill ripjaws v 8g/2800 tản đỏ
+ Ssd :plextor s3c 128g
+ Hdd :wd / seagate 1t 7200rpm
+ Vga: nvidia gtx 1050 2g/ 128bit / gddr5
+ Nguồn: coolermaster 600w elite v3
+ Case: sama ranger 09 + 2 fan led
Hy vọng với những thông tin về máy tính cho người làm đồ họa trên đây, sẽ giúp những người làm thiết kế render – đồ họa lựa chọn cho mình một chiếc máy tính ưng ý nhất phù hợp khả năng tài chính.
XEM THÊM:
>>> Địa chỉ mua máy tính cũ giá rẻ tại Hà Nội uy tín nhất
>>> Tư vấn mua case máy tính cũ giá rẻ, cấu hình cao đáng mua nhất
Từ khóa » Học Thiết Kế đồ Họa Cần Máy Tính Gì
-
Khám Phá Ngay TOP 4 Laptop Học Thiết Kế đồ Họa Tốt Nhất 2022 Tại ...
-
TOP 10 Máy Tính Dành Cho Dân Theo Học Ngành Thiết Kế đồ Họa
-
Học Thiết Kế đồ Họa Trên Máy Tính Nào? Dùng Phần Mềm Nào?
-
Học Thiết Kế đồ Hoạ - Máy Tính Thế Nào để đáp ứng được? - Color ME
-
Hướng Dẫn Tự Học Thiết Kế Đồ Hoạ Cơ Bản Từ A - Z - Hoàng Hà PC
-
Học Thiết Kế Đồ Họa Nên Tìm Mua Laptop Như Nào
-
Tư Vấn Chọn Mua Laptop Cho Sinh Viên Thiết Kế đồ Họa, Kỹ Thuật
-
Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Biết Những Công Cụ Và Phần Mềm Gì?
-
Cấu Hình Máy Tính Thiết Kế đồ Họa Chuyên Nghiệp, Editor, Render ...
-
Học Thiết Kế đồ Họa Trên Máy Tính Nào? Dùng Phần Mềm Nào ...
-
Cấu Hình Máy Tính Học Thiết Kế đồ Họa Tốt Cho Dân Chuyên Ngành
-
Học Thiết Kế đồ Họa Nên Mua Laptop Nào? Gợi ý đến Bạn 4 Mẫu ...
-
15 Cấu Hình Máy Tính Cho Người Làm Thiết Kế Tốt Nhất Trong Năm
-
Top 10 Laptop Có Card đồ Họa Chuyên Nghiệp Dành Riêng Cho Dân ...