Tư Vấn: Cổng Nhà Có Nên Làm Mái Không? Tại Sao?

Cổng nhà có nên làm mái không? Có ảnh hưởng gì đến phong thủy của ngôi nhà? Vì cổng là nơi đầu tiên nhìn thấy trước khi bước vào trong ngôi nhà. Do đó, gia chủ không tránh khỏi sự phân vân, đắn đo khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đừng lo! KTS của Kiến trúc Tây Hồ sẽ giúp gia chủ gỡ rối vấn đề trên trong bài viết này.

Mái cổng nhà là gì?

Mái cổng (môn hộ) hiểu đơn giản chính là phần mái bên trên của cổng nhà. Trong một số công trình nhà Việt truyền thống hoặc tại các đình, chùa, ta cũng dễ dàng bắt gặp lối thiết kế cổng tương tự. Nó cũng xuất hiện trong kiến trúc nhà ở của nhiều nước Châu Á. Điển hình nhất là Trung Quốc, Nhật Bản.

Cùng với sự biến đổi đa dạng của phong cách thiết kế kiến trúc nhà ở, mái cổng đã có sự thay đổi linh hoạt để hòa nhập với tổng thể không gian. Góp phần tô điểm thêm cho khối kiến trúc cũng như tầm đẳng cấp của chủ nhân sống trong đó.

mai-cong-nha-la-giBản vẽ chi tiết kích thước mái cổng và cổng kiểu Nhật Bản.

Cổng nhà có nên làm mái không?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên, Kiến trúc Tây Hồ muốn gia chủ hiểu được các tầng ý nghĩa sâu hơn của mái cổng. Nó không đơn thuần chỉ xây cho đủ, mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn thế:

Bảo vệ cổng

Cũng tương tự như mái nhà, mái cổng có tác dụng che mưa, chắn nắng cho cổng. Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ sử dụng cho bộ cổng. Bởi vì phần lớn những bộ cổng được làm bằng sắt, thép, gỗ hoặc đồng. Dưới sự tác động trực tiếp của môi trường và thời tiết khắc nghiệt, về lâu dài cổng không tránh khỏi tình trạng: han, gỉ, phai màu, hỏng hóc… Nhất là cổng gỗ tự nhiên, rất dễ bị co ngót, ẩm mốc, thấm nước…

cong-nha-co-nen-lam-mai-khong

Có thêm phần mái ở bên trên, ít nhiều sẽ giảm được sự tác động trực tiếp của thời tiết. Mái cổng cùng với cổng chính và hệ thống hàng rào bao quanh còn đóng góp một phần quan trọng trọng bảo vệ an toàn cho ngôi nhà.

Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Vật liệu và kiểu dáng mái cổng vô cùng đa dạng, tùy biến theo ý đồ của chủ nhà và Kiến trúc sư thiết kế. Đây là một chi tiết quan trọng giúp tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể kiến trúc của ngôi nhà. Do đó, thay vì để bộ cổng trơ trọi nhiều người lựa chọn thiết kế thêm mái cổng. Nhất là những biệt thự, lâu đài, biệt thự vườn, nhà vườn…

Có ý nghĩa về mặt phong thủy

Cùng với cổng nhà, mái cổng chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thủy, có tác động không nhỏ đến đường tài vận, sức khỏe của gia chủ. Cổng chính và mái cổng là nơi lưu chuyển và nạp khí cho toàn bộ căn nhà. Được coi là giới tuyến ngăn cách hai không gian khác nhau.

Khi được điều chỉnh đúng điểm Lưu niên cát, nó sẽ càng đến nhiều may mắn. Ngược lại, bố trí cổng và mái cổng sai phong thủy, ảnh hưởng đến sự lưu chuyển của trường khí từ ngoài vào và từ trong ra. Chính vì thế, cổng chính và mái cổng tác động không nhỏ đến thịnh – suy của gia chủ.

nhung-y-nghia-cua-cong-nha

Từ phân tích trên, nếu đã xây cổng nhà, gia chủ nên làm thêm mái cổng. Phần mái được đặt vào đúng vị trí, hài hòa với bố cục tổng thể chỉ mang đến lợi ích, tài lộc cho chủ nhân. Kiểu dáng, vật liệu làm mái sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và thẩm mỹ của mỗi người.

Thiết kế mái cổng cần lưu ý gì?

Như đã nói, mái cổng tốt và đem lại tài lộc khi được đặt đúng chỗ. Vì thế, khi thiết kế công trình cho khách hàng, KTS Kiến trúc Tây Hồ luôn phải cân nhắc rất kỹ; đầu tư nhiều thời gian và tỉ mỉ hơn với chi tiết này. Và bản thân gia chủ cũng cần nắm được một số nguyên tắc, lưu ý quan trọng sau:

Kiểu dáng

Các kiểu mái cổng phổ biến hiện nay như: mái bằng, mái thái, mái nghiêng, mái dốc… Gia chủ lựa chọn tùy theo con mắt thẩm mỹ. Nhưng phải đảm bảo ăn nhập với tổng thể. Ví dụ, nhà mái thái thì nên ưu ái lựa chọn kiểu mái cổng mái thái. Sử dụng cùng một màu gạch/ ngói để công trình nhất quán, tạo thành một khối liền mạch.

Mái bằng bê tông cốt thép tuy chắc chắn nhưng thường xuyên có hiện tượng đọng nước mưa, lá cây, bụi bặm. Nếu làm kiểu mái cổng này, chủ nhà phải thường xuyên quét dọn để hạn chế công trình bị xuống cấp.  Vì thế, các gia đình thường ưu tiên mái thái.

Kiểu mái kết hợp: bên dưới đổ bê tông, bên trên lợp kiểu mái thái cũng là một lựa chọn hợp xu thế.

dieu-can-luu-y-khi-xay-mai-cong-nha

Nếu diện tích mặt tiền hẹp, cổng nhà nhỏ, gia chủ nên chọn mái cổng kiểu đơn giản. Tránh tạo cảm giác nặng nề mà che mất tầm nhìn vào bên trong kiến trúc căn nhà.

Theo ý kiến từ các KTS Kiến trúc Tây hồ, mái cổng nên thiết kế theo kiểu dáng cong, có đường nét uyển chuyển, mềm mại. Nó sẽ tạo ra điểm “hút” ánh nhìn; mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ, tinh tế.

Một số công trình kiến trúc phong cách cổ điển, tân cổ sẽ ưu tiên thêm các chi tiết hoa văn trang trí đặc thù trên mái.

Kích thước mái cổng

Ngoài kiểu dáng, kích thước chiều ngang, chiều dọc, chiều cao cũng phải hài hòa với cổng chính và ngôi nhà. Sử dụng thước lỗ ban đo kích thước mái cổng. Chiều rộng nên ưu tiên số âm (số chẵn). Chiều dài là số dương (số lẻ). Chiều cao sẽ tùy biến để tránh trường hợp mái quá cao hoặc quá thấp.

Màu sắc, vật liệu

Mái cổng có thể tương đồng với màu cổng hoặc không. Trường hợp lợp mái thái, gia chủ nên ưu tiên chọn cùng một loại gạch ngói như mái nhà để tạo sự đồng nhất. Cổng nhà sáng sủa, sang trọng dẫn lối để tài lộc, vượng khí đi vào nhà.

Bài viết liên quan:

9 Điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà gia chủ cần nắm được

Một số mẫu mái cổng nhà đẹp

Gia chủ đang phân vân chưa biết nên chọn mẫu mái cổng nào phù hợp với kiến trúc của mình? Vậy thì hãy tham khảo một vài gợi ý của Kiến trúc Tây Hồ dưới đây:

Mái cổng mái thái, gạch ngói

mai-cong-dep-1 mai-cong-dep-2 mai-cong-dep-3 mai-cong-dep-4

Mái ngói, mái thái là mẫu điển hình, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc nhà ở. Từ cổ điển đến tân cổ, hiện đại, đông dương, phong cách nhà ở Nhật Bản…

Mẫu mái cổng gỗ đẹp

mai-cong-dep-5 mai-cong-dep-6 mai-cong-dep-7 mai-cong-dep-8

Những mẫu mái cổng làm bằng gỗ thường đi liền với cổng gỗ tự nhiên. Sự cộng hưởng này giúp công trình trở nên nổi bật, sang trọng và quý phái.

Một số mẫu cổng đẹp Kiến trúc Tây Hồ thiết kế cho khách hàng

mau-nha-tho-ho-2-tang-3-gian-dep-2Gia chủ muốn kết hợp nhà ở với từ đường? Có thể tham khảo thêm mẫu thiết kế mà KTS Kiến trúc Tây Hồ đã thực hiện cho khách hàng của mình.

mai-cong-dep-10Mẫu mái cổng và cổng nhà đẹp cho nhà phố thiết kế theo phong cách hiện đại. KTS Đức Mạnh thiết kế cho anh Vinh tại Hưng Yên.

thiet-ke-biet-thu-san-vuon-3-tang-mai-thai-dep-hung-yen-4Mẫu cổng mái kiểu một mái chéo KTS Kiến trúc Tây Hồ đã tư vấn thiết kế cho anh Hóa – TT Khoái Châu, Hưng Yên.

mai-cong-dep-13Mẫu mái cổng bằng gỗ KTS Đức Mạnh thiết kế cho biệt thự vườn nhà anh Đông – Thái Bình. Đây là một trong những mẫu kiến trúc theo phong cách Đông Dương

mau-thiet-ke-biet-thu-song-lap-hien-dai-anh-duan-thuan-1Mẫu mái cổng gỗ đẹp thiết kế cho biệt thự song lập nhà anh Duẩn – Khoái Châu, Hưng Yên

thiet-ke-biet-thu-san-vuon-tai-quoc-oai-ha-noi-anh-4Với một căn nhà có phong cách tân cổ điển, gia chủ có thể tham khảo mẫu mái cổng mà KTS đã thiết kế trên đây

Cổng nhà có nên làm mái không? Thắc mắc của gia chủ đã được Kiến trúc Tây Hồ giải đáp chi tiết trong bài viết này. Với một số mẫu gợi ý trên đây, hy vọng gia chủ sẽ tìm được ý tưởng cho mẫu mái cổng đẹp của nhà mình.

Từ khóa » Cổng Nhà Mái Bằng