[Tư Vấn] Giếng Trời Rộng Bao Nhiêu? Không Gian Thiết Kế Lý Tưởng ...
Có thể bạn quan tâm
Giếng trời rộng bao nhiêu? Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư, kích thước giếng trời hợp lý thông thường sẽ khoảng từ 4-6m2. Đây được xem là kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế giếng trời, không ảnh hưởng đến không gian chung của ngôi nhà.
1. Giếng trời rộng bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu về diện tích tối thiểu của giếng trời, bạn cần biết rõ khoảng diện tích hợp lý khi thiết kế bộ phần này trong ngôi nhà.
Trong lĩnh vực thiết kế, kích thước giếng trời thông thường được thiết kế với diện tích không quá lớn. Kích thước giếng trời hợp lý thông thường sẽ có chiều rộng từ 4 đến 6m2, đây là kích thước không gây ảnh hưởng đến phần diện tích tổng quan của căn nhà.
Việc xác định kích thước giếng trời và không gian sinh hoạt một cách kỹ lưỡng, hợp lý và hài hòa với nhau giúp tạo được một không gian mát mẻ và thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn. Qua đó cho thấy, ngôi nhà sẽ tiếp nhận lượng ánh sáng, gió và không khí từ nhiên phụ thuộc vào độ rộng của cửa giếng trời.
Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư, mức diện tích phù hợp của giếng trời sẽ được xác định như sau:
- Kích thước theo quy định phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn (đối với các phòng có nhiều cửa sổ)
- Kích thước theo quy định phải nhỏ hơn 15% diện tích mặt sàn (đối với phòng có ích cửa sổ).
2. Diện tích tối thiểu của giếng trời
Diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu? Theo quy định của kiến trúc, diện tích tối thiểu của giếng trời sẽ là 450×450, được thiết kế đủ để một người có thể lên xuống.
Mặc dù vậy, trong quá trình thiết kế các kiến trúc sư có thể xem xét từng trường hợp để tận dụng tối đa kích thước kính cường lực giúp mức độ thoáng sáng của ngôi nhà đạt được mức tối ưu.
3. Tư vấn thiết kế không gian giếng trời trời lý tưởng
Bên cạnh xác định kích thước của giếng trời, vị trí cũng như cách thức đặt giếng trời cũng cần phải được chú ý sao cho hợp phong thủy và toàn thể cấu trúc của ngôi nhà
Để giếng trời có thể khai thác tối đa hiệu quả lấy sáng và điều hòa gió, không khí thì vị trí thiết kế ở khoảng giữa nhà hoặc cầu thang là lý tưởng nhất. Tại vị trí này, thiết kế giếng trời có thể khai thác được cả ba mặt (trong đó 1 mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang,..hay các phòng chức năng khác.
Tại khoảng giữa nhà giúp giếng trời thu hút tầm nhìn, gây ấn tượng cho người nhìn và dễ trang trí tiểu cảnh giếng trời đẹp, chăm chú giúp không gian trở nên sinh động và mang đậm tính thẩm mỹ hơn cho ngôi nhà.
Một số mẫu giếng trời đẹp mà bạn có thể tham khảo:
4. Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời mang lại hiệu suất tốt và thẩm mỹ cao
Để thiết kế giếng trời vừa thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ vừa đẹp, mang thẩm mỹ cao và phong thủy phù hợp bạn cần chú ý đảm bảo lượng nhiệt, lượng gió ra vào luôn được cân bằng, có khả năng tránh nóng quá vào mùa hè hoặc lạnh quá vào mùa đông đặc biệt là đối với mẫu giếng trời mái ngói.
Đảm bảo được trong những ngày mưa, giếng trời sẽ không bị hắt mưa. Nên thiết kế giếng trời theo bố cục:
- Bước 1: Cần gia cố thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt chờ ở phía góc.
- Bước 2: Xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy mục đích sử dụng cũng như sở thích. Sau đó, đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.
- Bước 3: Lớp trên cùng là lớp vật liệu lấy sáng. Vật liệu lấy sáng tiên tiến đang được sử dụng đa dạng như: Kính cường lực, mica không bể từ polycarbonate, kính ép, tôn, bạt,…Tùy theo mục đích sử dụng và sở thích mà có thể chọn loại vật liệu làm mái kính phù hợp.
Chủ đầu tư nên thiết kế thêm một tấm lưới hứng kính ngay dưới miệng giếng trời để phòng trường hợp kính vỡ gây nguy hiểm cho người dùng. Tuy chỉ là trường hợp hiếm gặp nhưng để đảm bảo tính an toàn 100% khi sử dụng bạn nên đề phòng hơn hết.
5. Những sai lầm khi thiết kế giếng trời mà bạn cần khắc phục
Trong quá trình thi công giếng trời, có một số sai lầm khiến gây ảnh hưởng nhiều đến không gian sinh hoạt, chất lượng, độ bền cũng như tính thẩm mỹ. Một số sai lầm khi thiết kế giếng trời dễ mắc phải như:
5.1 Tường giếng trời bằng phẳng gây vang tiếng ồn
Bản chất của giếng trời là một khoảng thông tầng từ trên xuống, âm thanh từ đây mà cũng truyền đi khắp không gian gây bất tiện trong sinh hoạt, mất sự riêng tư giữa các thành viên trong gia đình.
Để giảm thiểu tình trạng này, các kiến trúc sư khuyên gia chủ không nên làm các mặt tường trong giếng trời bằng phẳng, trơn tất cả. Thay vào đó, nên sử dụng loại họa tiết tường nhám như: sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch tần để tiêu âm thanh.
5.2 Mái che giếng trời làm từ chất chất liệu quá mỏng
Khi chọn vật liệu làm mái che giếng trời quá mỏng sẽ dẫn đến tình trạng cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp khiến vật dụng trong nhà nhanh hư hỏng, nhất là cầu thang.
Việt Nam là vùng có khí hậu nóng cao vào mùa hè nên bạn cân nhắc về việc chọn lựa vật dụng mái che bằng kính cường lực hoặc lắp thêm hệ thống rèm che dưới mái giếng để hạn chế ánh nắng gắt và điều tiết ánh sáng trong nhà dễ chịu nhất.
5.3 Lan can che chắn giếng trời thấp và khe hở rộng
Các khu thông tầng là khoảng không có chiều sâu thu hút nên giả chủ cần phải thiết kế hệ thống lan can, ngăn cách đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng.
Gia chủ cần lưu ý về chiều cao và khoảng cách khe hở, nhất là đối với những gia đình có trẻ nhỏ, người già, cần thiết kế lan căn để trẻ không trèo qua cũng như gặp tình trạng té ngã gây nguy hiểm.
5.4 Treo đèn chùm, phụ kiện nặng rườm rà ở giếng trời
Nhiều người sẽ có sở thích trang trí đèn chùm hay những phụ kiện trang trí tại khu vực giếng trời. Tuy nhiên, các kiến trúc sư không khuyến khích phong cách trang trí này trong giếng trời vì dễ xảy ra tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm đến người sử dụng. Không những thế, việc treo quá nhiều đồ trang trí sẽ ảnh hưởng đến việc lấy sáng và gió tự nhiên bên ngoài vào trong cũng như việc thoáng khí bị hạn chế khiến không gian bí bách, khó thở.
5.5 Giếng trời không có hệ thống thoát nước
Nhiều người thiết kế giếng trời với dạng không mái che để tạo không gian xanh trồng cây cảnh ngay trong nhà. Tuy nhiên, với những mẫu giếng trời không mái che, trồng cây xanh cần có hệ thống thoát nước hợp lý, phần sàn đủ rộng và khu vực xung quanh có che chắn để tránh trường hợp mưa lớn ướt nhà.
Trên đây là những kinh nghiệm về thiết kế giếng trời với kích thước và không gian xây dựng sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến một số lưu ý thiết kế giếng trời để đảm bảo an toàn, sử dụng bền lâu, đẹp mắt và hợp phong thủy gia chủ.
Từ khóa » Giếng Trời Tự Nhiên
-
Giếng Trời Là Gì? 8 Lưu ý Quan Trọng Khi Xây Giếng Trời Trong Nhà
-
Giếng Trời – Thiết Kế Thiên Nhiên Trong Nhà - Kienviet
-
55+ Mẫu Thiết Kế Giếng Trời đẹp, Thông Minh Nhất 2022
-
Giếng Trời Là Gì Và Nguyên Tắc Thiết Kế Giếng Trời - Công Ty Trần Anh
-
Lắp đặt Giếng Trời Tự động, Giếng Trời Thông Minh Uy Tín
-
35+ Mẫu Giếng Trời đẹp 2021 - Mẹo Thiết Kế Giếng Trời Tránh Bị Hắt Mưa
-
36+ Thiết Kế Giếng Trời Đẹp, Tiện Nghi Cho Nhà Phố Xu Hướng 2022
-
[Hướng Dẫn] Cách Xây Giếng Trời Đón Gió Tự Nhiên Mà Không Bị ...
-
Top 5 Mẫu Thiết Kế Trang Trí Giếng Trời Đẹp Hiện Đại
-
20 Mẫu Thiết Kế Giếng Trời đẹp Nhất Cho Nhà ống Thêm Sang
-
10 Mẫu Giếng Trời Cho Nhà Ống Rẻ Đẹp Nhất, Kinh Nghiệm Thiết Kế ...
-
Tại Sao Nhà Có Giếng Trời Mà Vẫn Bị Bí?
-
Mẫu Giếng Trời Đẹp | Lưu Ý Để Có Thiết Kế Giếng Trời Sinh Khí Tốt