Tư Vấn Kích Thước Tủ Bếp Hiện đại Chuẩn Với Chiều Cao Người Dùng ...
Có thể bạn quan tâm
Kích thước tủ bếp chuẩn với chiều cao người dùng Việt Nam trong nội dung bài viết dưới đây được xác định dựa trên một cơ sở khoa học của bộ nhân trắc học.
Thiết kế tủ bếp có kích thước phù hợp với chiều cao của người Việt Nam, thỏa mãn những yêu cầu về khoa học của 1 hệ thống tủ bếp sẽ giúp đầu bếp tiết kiệm được sức lực, thời gian, từ đó thêm yêu công việc nội trợ của mình.
Những chỉ số, phân tích dưới đây Bep.vn đưa ra dựa trên những số liệu phổ quát nhất về người Việt Nam (tức là phù hợp với nhiều người Việt Nam nhất chứ không phải phù hợp với tất cả người Việt Nam). Được khảo cứu từ tính logic trong hành vi của cơ thể người Việt
Theo quan niệm truyền thống của người xưa thì bếp là khu vực làm việc riêng của phụ nữ (hoặc phụ nữ làm việc ở đây nhiều hơn nam giới). Nếu so độ dài cánh tay của phụ nữ với nam giới thì phụ nữ có cánh tay ngắn hơn, không quá 60 cm. Khi chọn kích thước bếp rộng, xa tầm với sẽ dễ dàng gây ra cảm giác mệt mỏi, đau eo lưng, ảnh hưởng rất nhiều về lâu dài đến sức khỏe.
Về chiều cao, chiều cao tủ bếp liên quan với chiều cao thân người. Khi mặt bếp cao quá, người dùng lúc nào cũng phải cố gắng vươn người ra phía trước. Và ngược lại, khi mặt bếp thấp thì người dùng phải cúi người liên tục trong quá trình nấu nướng. Tất cả những điều này sẽ gây tác hại cho sức khỏe chúng ta.
Về kích thước tủ bếp cụ thể của gia đình mình, tốt nhất là bạn nên tham khảo thông tin từ bep.vn để được tư vấn hợp lý nhất. Một yếu tố quan trọng chi phối các thiết kế tủ bếp chính là vấn đề thị giác, thuận mắt gia chủ.
Chiều cao tủ bếp dưới
Quyết định thiết kế chiều cao tủ bếp dưới sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn muốn đựng gì trong đó.
Chiều cao của tủ bếp dưới là độ cao của tủ cộng với độ dày của mặt bàn.
Kích thước tiêu chuẩn (tính theo kích thước bên ngoài, tính cả độ dày của nguyên vật liệu làm tủ) cụ thể như sau:
Chiều cao từ sàn nên mặt tủ bếp: 82 -> 95cm ( thấp hơn khửu tay người đứng nấu ~10cm). Thông thường là 82cm với khoang không lắp máy rửa bát. Với tủ bếp có lắp máy giửa bát, thì chiều cao tủ bếp tính từ mặt sàn lên mặt đá bàn bếp là 85-86cm.Chiều sâu (đo trên mặt bàn bếp): 60cm -> 76cmChiều sâu chân tủ: 4->7cmChiều cao chân tủ: 10cm
Kích thước các khoang tủ bếp dưới (không tính bàn, mặt trên cùng của tủ)
Chiều sâu hông tủ + cánh tủ: 58 -> 61cm
Cũng có nhiều tủ bếp được thiết kế sâu hơn, nếu phần tủ này thiết kế làm ô đặt tủ lạnh thì độ sâu nên là: 92cm
Một số modul tủ bếp thiết kế đặc biệt với độ sâu 35cm. Kích thước này phù hợp nếu modul tủ bếp cao bằng tủ trên.
Chiều rộng của các modul tủ bếp sẽ khác nhau với các thiết bị, phụ kiện khác nhau, theo từng không gian nhà bếp khác nhau. Các kích thước chiều rộng modul tủ bếp thường được chọn là: (25,30, 40, 50, 60, 80,90 cm).
Trong trường hợp này, phải kiểm tra chiều rộng của tủ lạnh của gia đình hoặc tủ lạnh bạn đang có ý định mua.
Với các vật dụng, thiết bị bếp có hình khối cố định, bạn cần phải có kích thước chuẩn của nó để thiết kế tủ bếp sao cho phù hợp.
Chiều cao của bạn (cm) | Chiều cao tủ bếp dưới (cm) |
<150 | 82 |
155 – 170 | 86 |
170 – 190 | 92 |
> 190 | 100 |
Kích thước chân tủ
Thiết kế chân tủ luôn thụt sâu vào một chút (so với thân tủ) để người đứng làm việc với bàn tủ được thoải mái.
Chiều cao chân tủ lý tưởng là: 10cmChiều sâu phần chân tủ lý tưởng là: 7cm
Kích thước bên trong tủ bếp
Thiết kế bên trong tủ bếp sẽ quyết định việc để đồ của thuận tiện và hợp lý hay không. Tùy vào mục đích của gia chủ mà thiết kế bên trong tủ như nào (kích thước và chia ngăn).
Kích thước tủ bếp trên ( tủ bếp treo tường )
Chiều sâu tủ trên tính cả cánh: 35cm
Chiều rộng tủ tường thường ở các kích thước: 30, 40, 50, 60, 80cm, tùy người thiết kế, phụ kiện sử dụng và yêu cầu của gia chủ.
Chiều cao của tủ tường cũng rất đa dạng, dao động với các kích thước 35, 70, 90cm, tùy yêu cầu của gia chủ và phù hợp với các thiết kế khác trong bếp.Nếu không có yêu cầu đặc biệt của gia chủ thì chiều cao tủ bếp trên tiêu chuẩn là 70cm
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới
Khoảng cách tối thiểu giữa tủ tường và tủ dưới sàn là: 38cm, khoảng cách tiêu chuẩn là 45cm
Nếu nhà bếp nhà bạn cao và chiều cao của bạn cũng tương đối, có thể chọn khoảng cách này là: 60cm
Nếu dùng mặt bàn tủ bếp dưới làm bàn ăn hoặc bàn uống nước, bàn làm việc thì khoảng cách này tối thiểu phải là: 75cm. Tuy nhiên, để thiết kế được như này (có thể là khoảng cách sẽ cao hơn nữa) thì nhà bạn phải tương đối cao.
Nếu ô đặt bếp có máy hút mùi, cần phải có kích thước khác để đảm bảo về an toàn cũng như sự thoải mái trong khi nấu. Khoảng cách từ mặt bếp tới máy hút mùi tối thiểu 60cm, tốt nhất là 75cm sẽ đảm bảo an toàn thuận tiện khi sử dụng.
Chiều cao tủ bếp tầng cao nhất (áp trần)
Nếu tủ bếp nhà bạn nhiều tầng với các chiều cao khác nhau (3 tầng chẳng hạn) thì chiều cao của tầng cao nhất sẽ dao động trong các kích thước sau: 35, 60,70, 90cm.., tùy theo mặt bằng nhà bếp và yêu cầu của gia chủ.
Chiều cao tủ bếp tầng giữa
Trong xu hướng thiết kế các nhà bếp ở Châu Âu hiện nay, người ta chọn kích thước cho tủ bếp ở tầng giữa (trong tủ bếp 3 tầng) có chiều cao bằng 3/4 hoặc bằng một nửa chiều cao tầng cao nhất, dao động trong các kích thước 120 – 150cm.
Kích thước đảo bếp
Có nhiều yếu tố chi phối đến việc chọn đảo bếp trong các thiết kế nhà bếp. Có thể tham khảo các cách thiết kế đảo bếp của bep.vn tại đây: tư vấn thiết kế tủ bếp đảo.
Kích thước tam giác bếp
Chỉ cần làm một vài phép toán như trong hình, bạn sẽ tính ngay ra được các số đo cần thiết.
Cạnh của tam giác bếp không được nhỏ hơn 1.2m, không được lớn hơn 2.7m.
Nếu không còn là tam giác bếp nữa mà là đa giác thì các số đo này cần phải thay đổi. Khi căn bếp có quá nhiều thiết bị, cần phải thiết lập một hay nhiều đa giác với cách bố trí các thiết bị ở các đầu điểm đa giác sao cho phù hợp, để quá trình di chuyển hay lấy đồ đạc được nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Xem thêm : Tam giác bếp hoàn hảo trong thiết kế tủ bếp
Thiết kế bếp với lối đi rộng
Để có một lối đi rộng trong nhà bếp, cần phải tính toán kỹ từng không gian, yếu tố trong gian bếp mới có thể có được điều này.
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thiết kế một lối đi rộng cho gian bếp:
- Cần xét xem thường có 1 hay 2 người nấu ăn (chuẩn bị cho bữa ăn).
- Đây chỉ là không gian riêng của bếp hay cũng là không gian đi ngang qua để ra vườn, sân hay một không gian khác trong nhà.
- Cánh tủ, cánh cửa, cánh các thiết bị khác (tủ lạnh) trong nhà bếp có chiếm nhiều diện tích khi mở không.
Với 3 yếu tố trên, có thể đưa ra vài kịch bản cho thiết kế này như sau:
1. Không gian bếp riêng với 1 người đứng nấu, không thông ra sân vườn hay các phòng khác,
Đây là thiết kế cho những gian bếp thường chỉ có 1 người đứng nấu (chuẩn bị đồ ăn) và căn bếp có 1 bên tường để trống (không có bàn thiết bị hay tủ tường).
Chiều rộng lối đi trong bếp nên là 100cm trở lên, khi mở cánh tủ bếp, khi nấu ăn sẽ có cảm giác thoải mái, không vướng vào vật, thiết bị nào khác trong bếp. Nếu diện tích bếp nhỏ, độ rộng này chỉ nên rút xuống 90cm là nhỏ nhất, khi bếp không có máy rửa bát, kích thước này cũng phù hợp vì máy rửa bát khi kéo ra chiếm nhiều diện tích lối đi nhất.
Khi rút chiều rộng lối đi trong gian bếp xuống 90cm, có nghĩa là tiết kiệm được 10cm so với kích thước chuẩn ban đầu. Mặc dù diện tích lối đi hẹp hơn nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách thay cửa tủ bếp đẩy nguyên tấm bằng cửa tủ bếp kéo ngang.
Chọn cửa kéo ngang cũng là phương án được chọn cho nhiều không gian hẹp khác trong gia đình, kể cả phòng khách.
Thiết kế nhà bếp với lối đi có chiều rộng 100cm cũng được áp dụng với nhà bếp hình chữ L có đảo bếp như trong hình dưới đây.
2. Kích thước lối đi trong thiết kế tủ bếp song song
Với tủ bếp song song như này thì chiều rộng lối đi nên là 110cm.
Thiết kế như này chỉ phù hợp với 1 người nấu. Khi chiều rộng lối đi gian bếp như này, mở các cánh tủ bếp, kéo tủ máy rửa bát ra sẽ không bị vướng.
Nếu chiều rộng giảm xuống nhiều, chắc chắn sẽ bị vướng khi mở cửa tủ bếp, đặc biệt là khi sử dụng máy rửa bát. Xem hình dưới để rõ hơn về vấn đề này.
3. Kích thước lối đi trong thiết kế tủ bếp song song 2 người nấu
Nếu thường có 2 người chuẩn bị bữa ăn (2 người nấu) cùng 1 lúc, chiều rộng của lối đi này nên là 120cm. Phải tính đến tình huống cả 2 người cùng mở tủ (ở 2 phía đối diện nhau) để lấy các món đồ khác nhau.
4. Kích thước lối đi của tủ bếp thẳng ( tủ bếp kiểu chữ i), còn dãy đối diện là bàn ăn
Tủ bếp hình chữ L cũng có thể được thiết kế như này.
Bạn cần tính toán để vừa có không gian cho người chuẩn bị nấu ăn, vừa có không gian cho người ngồi ăn (khi cả 2 đối tượng đều ở trong bếp 1 lúc).
Cần chia 2 không gian này riêng như sau: chiều rộng lối đi cho người làm bếp nên là 100cm, chiều rộng lối đi cho người sử dụng bàn ăn là 80cm, tổng chiều rộng này là 180cm.
Nếu gian bếp nhà bạn không quá bận rộn (có nhiều hoạt động) thì tổng chiều rộng này có thể chỉ 120cm.
Kích thước bàn ăn (kích thước không gian dành cho bàn ăn)
Bàn ăn nên thiết kế theo chuẩn bàn ngồi của quầy bar, chiều cao khoảng 90cm, mỗi chỗ ngồi có chiều rộng khoảng 60cm, chiều sâu tối thiểu là 38cm (không nên nhỏ hơn).
Chiếc bàn ăn này đôi khi còn được dùng làm bàn làm việc, cho các con làm bài tập. Trong trường hợp này, cần thiết kế chỗ ngồi có chiều sâu 76cm, khu vực làm việc trên bàn nên để dành ra khoảng 40 – 50cm.
Nếu thường xuyên làm việc trong bếp, nên nghĩ đến phương án thiết kế 2 đảo bếp, 1 để làm bàn ăn, 1 để làm bàn làm việc.
Chiều cao của ghế ngồi khoảng 60cm để khoảng để chân sâu 38cm mới có thể thoải mái được.
Khi diện tích bếp hẹp, nên điều chỉnh độ sâu của bàn ăn. Nếu chiều cao bàn ăn vẫn là 107cm, mỗi chỗ ngồi có chiều rộng khoảng 60cm nhưng chiều sâu là 30cm. Với chiều sâu này, hoạt động dưới chân không được thoải mái lắm nhưng nếu diện tích bếp quá hẹp, bạn nên khắc phục theo hướng này.
Chú ý thay đổi chiều sâu của ghế khi chiều sâu phần để chân trong gầm bàn thay đổi
Kích thước bàn ăn 2 ghế (đặt trong góc)
Có thể tận dụng một góc nào đó trong gian bếp nhà bạn để làm bàn ăn đơn giản (với 2 ghế). Để đảm bảo tính thẩm mỹ, thông thường, nếu góc đặt bàn ăn hẹp, nên thiết kế bàn ăn, ghế bàn ăn cao.
Chiều ngang tối thiểu để đặt bộ bàn ăn này là 165cm hoặc 80 200cm, bàn chiếm khoảng 76cm hoặc 100cm, ghế (2 ghế) cũng chiếm khoảng 76cm.
Độ cao của yên ghế (từ chỗ ngồi xuống chân) khoảng 36cm, phần tựa của ghế (từ chỗ ngồi lên trên) không quan trọng kích thước bao nhiêu (cũng có thể không có phần dựa này), có thể thiết kế nhiều góc cạnh để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Kích thước cửa nhà bếp
Cửa ra vào của nhà bếp nên có chiều rộng ít nhất là 85cm.
Nếu diện tích nhà bếp nhỏ hoặc bạn muốn tiết kiệm không gian nhà bếp, có thể làm cửa kéo ngang hoặc không thiết kế cửa.
Không nên để cửa nhà bếp chạm hoặc vướng vào các thiết bị khác khi mở, đóng.
Chú ý các kích thước thiết bị trong nhà bếp
Cần liệt kê chính xác các thiết bị cần thiết (cố định) sẽ đặt trong bếp trước khi thiết kế các ô để đồ trong bếp cũng như lối đi trong nhà bếp mới đảm bảo được sự thuận tiện cũng như tính hợp lý trong quá trình sử dụng.
Kích thước bàn bên bồn rửa
Hai bên bồn rửa cần để 2 bàn (1 bàn chính rộng hơn và 1 bàn phụ hẹp hơn). Bàn chính nên có chiều rộng khoảng 90cm là lý tưởng, bàn phụ nên có chiều rộng khoảng 46cm.
Bàn hẹp có thể thiết kế thành ô để đồ cho róc nước.
Nếu diện tích bếp hẹp, có thể không cần ô róc nước cũng như phần bàn hẹp này.
Bàn chuẩn bị đồ ăn, bàn sơ chế
Cần phải có 1 bàn chuẩn bị, sơ chế đồ ăn ngay cạnh bồn rửa, bàn này thường có chiều ngang là 90cm, chiều sâu là 60cm, đây chính là bàn rộng bên cạnh bồn rửa.
Diện tích cho máy rửa bát
Nguyên tắc chung là máy rửa bát đặt cạnh bồn rửa và nơi để dao kéo cũng như các dụng cụ làm bếp khác.
Cần phải tính làm sao sau khi mở tủ máy rửa bát, chiều rộng không gian giữa ô tủ này và các mặt tủ khác (vuông góc với nó) là 55cm (tối thiểu).
2 bên bếp nấu
Nên để khoảng trống 2 bên bếp nấu là 40cm và 30cm.
Nếu bếp được đặt trên một đảo bếp, nên để chừa 1 khoảng phía sau bếp, chiều sâu khoảng 20cm.
Khoảng không giữa bếp nấu và tủ bếp phía trên
Muốn cho quá trình nấu ăn được an toàn, nên để khoảng không này là (cao) 60cm, an toàn nhất là 75cm.
Không nên đặt bếp ở ngay sau cửa sổ.
Tủ lạnh
Nên đặt tủ lạnh với cánh cửa khi mở hướng về khu vực chuẩn bị đồ ăn (xem hình).
Cần phải dành cho tủ lạnh một không gian phía trước và bên cạnh vừa đủ để mở hết (cỡ) cánh tủ lạnh (điều này là cần thiết trong quá trình làm vệ sinh tủ, lấy các hộp trong tủ ra). Không được đặt tủ lạnh sát tường.
Khu vực trên mặt bàn bếp
Chiều dài của toàn bộ khu vực bàn để thiết bị bếp (tính theo mép bàn bếp) khoảng 400cm là đủ cho các hoạt động nấu ăn, chuẩn bị đồ nấu ăn, thậm chí còn làm nơi ngồi ăn.
- 9 sai lầm thường gặp trong thiết kế tủ bếp
- Tư vấn phong thủy nhà bếp hợp mệnh Mộc giúp sức khỏe tốt hơn
- Công nghệ sản xuất tủ bếp – nội thất theo tiêu chuẩn Châu Âu
Từ khóa » Chiều Cao Của Tủ Bếp Trên Là Bao Nhiêu
-
Kích Thước Tiêu Chuẩn Của Tủ Bếp - IVAN - Phụ Kiện Nội Thất
-
Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Theo Chiều Cao Của Người Việt
-
Chiều Cao Tủ Bếp Bao Nhiêu Là Thích Hợp để Sử Dụng?
-
Chiều Cao Tiêu Chuẩn Của Tủ Bếp Theo Phong Thủy Là Bao Nhiêu?
-
Chiều Cao Tủ Bếp Bao Nhiêu Là Chuẩn Nhất? - Kích Thước Tủ Bếp Chuẩn
-
Kích Thước Tiêu Chuẩn Của Tủ Bếp Phù Hợp Với Người Việt
-
Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Theo Chiều Cao Của Người Việt
-
Cách Chọn Kích Thước Tủ Bếp Phù Hợp Với Người Việt Và Theo Phong ...
-
Kích Thước Tủ Bếp Phù Hợp Chiều Cao Người Việt - Housedesign
-
Kích Thước Tủ Bếp Hợp Chiều Cao Người Việt - Nội Thất Gỗ Mộc Chuẩn
-
【Mới Nhất 】Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Theo Chiều Cao Người Việt
-
Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Hiện Nay Là Bao Nhiêu? - WEDO
-
Tổng Hợp Kích Thước Kệ Bếp Tiêu Chuẩn đầy đủ Nhất (A - Z) | Pendecor