Tư Vấn Lên Sàn Chứng Khoán - BSC
Có thể bạn quan tâm
- 20/03/2019 9:07:00 SA
Niêm yết chứng khoán được xem là chìa khóa mở ra cơ hội trong tìm kiếm nguồn vốn và nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp, theo đó tư vấn lên sàn chứng khoán chính là nhu cầu lớn của các doanh nghiệp hiện nay.
1. Lên sàn chứng khoán là gì?
Lên sàn chứng khoán là quyết định mà Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) cho phép các công ty phát hành có chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên SGDCK tập trung nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện (tiêu chuẩn) về điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán theo quy định của SGDCK.
Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đến thời điểm hiện tại đã có có 1.172 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, trong đó HOSE là 325 công ty, HNX là 381 công ty và Upcom là 466 công ty.
2. Lợi ích khi lên sàn chứng khoán
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty có mong muốn được niêm yết cổ phiếu trên sàn. Tuy nhiên, cũng có không ít công ty không hứng thú đối với hình thức này. Những lợi ích mà các doanh nghiệp đạt được khi niêm yết chứng khoán bao gồm:
2.1. Gia tăng vốn dài hạn
Có thể nói gia tăng nguồn vốn luôn là mục tiêu quan trọng để các công ty mở rộng mô hình kinh doanh, đẩy mạnh nguồn thu hiệu quả.
Việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ làm doanh nghiệp gia tăng không ít lượng tiền mặt, tiền vốn dựa trên cơ sở tính thanh khoản cao và của doanh nghiệp đã xác thực trên thị trường.
2.2. Quảng bá uy tín của doanh nghiệp
Để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những quy định khắt khe về mặt tài chính, hiệu suất kinh doanh, cơ cấu quản trị... Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường phải là những công ty đảm bảo uy tín trong sản xuất - kinh doanh tốt. Đây chính là cách thức quảng cáo về tên tuổi, chất lượng của các doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời tạo nên các cơ hội trong hợp tác, phát triển kinh doanh.
2.3. Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp chính thức lên sàn, cổ đông của doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong việc chuyển nhượng, mua bán các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Theo đó tính lưu động và sức thu hút cổ phiếu doanh nghiệp cũng nhanh chóng tăng lên.
3. Quy trình lên sàn chứng khoán
Để được lên sàn chứng khoán doanh nghiệp phải qua một quá trình xét duyệt và thẩm định chặt chẽ từ sở giao dịch chứng khoán. Quy trình đó được chúng tôi tóm tắt từ Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán do bộ Tài Chính ban hành, bao gồm như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK
Đầu tiên doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGDCK. Hồ sơ ấy bao gồm:
- Đơn đăng ký niêm yết cổ phiếu.
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu.
- Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
- Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán.
- Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.
- Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có).
- Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung.
Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ
Đây được xem là bước kiểm tra sơ bộ không dựa trên khảo sát thực tế mà thông qua tài liệu trong hồ đăng ký niêm yết của doanh nghiệp. Việc thẩm định này đóng vai trò quyết định việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết. Đa số các tổ chức đăng ký niêm yết sẽ bị loại từ vòng vòng thẩm định nếu không đáp ứng được các điều kiện do SGDCK đặt ra.
Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch thường chú trọng đến các vấn đề sau:
- Các điều khoản thành lập công ty, công ty con và các chi nhánh (nếu có). Tổ chức nội bộ, việc nắm giữ chứng khoán, tham gia chia lợi nhuận, quyền lợi của hội đồng quản trị, ban giám đốc và của các cổ đông chính.
- Các vấn đề về nợ (phải thu, phải trả), việc kiện tụng chưa hoàn thành và ảnh hưởng của nó tới công ty (nếu có).
- Khả năng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty và các tác động của chính sách thu nhập, phân phối thu nhập trong tương lai.
- Mức độ minh bạch của công ty thông qua các bản báo cáo về hoạt động của công ty.
Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK
Sau khi nhận được thông báo chấp thuận hồ sơ tại vòng thẩm định, công ty đăng ký niêm yết phải nộp đơn kèm hồ sơ xin niêm yết chính thức lên SGDCK. Hồ sơ xin niêm yết chính thức có thêm các tài liệu sau:
- Đơn xin niêm yết theo mẫu quy định của sở giao dịch trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được phê chuẩn.
- Mẫu chứng chỉ chứng khoán niêm yết, mệnh giá, các đặc quyền và đặc ân, số lượng mỗi loại chứng khoán cần được niêm yết.
- Một số tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của từng SGDCK.
Song song với việc nộp đơn xin niêm yết chính thức, công ty đăng ký niêm yết sẽ ký hợp đồng niêm yết với SGDCK.
Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết
Bước tiếp theo, SGDCK sẽ tiến hành thẩm tra tính pháp lý, tính chính xác của tài liệu báo cáo so với thực tế và đối chiếu với các điều kiện về niêm yết chứng khoán trên SGDCK. Các nội dung trọng tâm mà SGDCK chú ý kiểm tra gồm:
- Khả năng sinh lợi và ổn định của công ty.
- Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty.
- Lợi ích của công chúng và việc đảm bảo quyền lợi của công ty.
Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết
Sau quá trình kiểm tra đối chiếu nhận thấy công ty đăng ký niêm yết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết chứng khoán, SGDCK sẽ phê chuẩn cho doanh nghiệp đó được niêm yết chính thức trên SGDCK.
Bước 6: Khai trương niêm yết
Sau khi được phê chuẩn niêm yết, SGDCK sẽ quy định cụ thể thời gian niêm yết và mời chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tổng giám đốc, giám đốc điều bàn bạc về cách thức khai trương niêm yết.
Vào ngày niêm yết những thành viên cốt cán của doanh nghiệp sẽ hiện diện trước công chúng và chính thức nhận trách nhiệm pháp lý của công ty đã được niêm yết.
4. Điều kiện để lên sàn chứng khoán
Điều kiện để lên sàn chứng khoán trích từ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán do Chính phủ ban hành. Được chúng tôi tóm tắt như sau:
4.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết.
- Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.
- Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
4.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.
- Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
- Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.
Trên đây toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về tư vấn lên sàn chứng khoán. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp có được quyết định đúng đắn trong niêm yết chứng khoán.
Các tin liên quan
Từ khóa » Cách Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán
-
Điều Kiện để Lên Sàn Chứng Khoán (Cập Nhật 2022)
-
Điều Kiện Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán - Luật Thành Đô
-
Điều Kiện để 1 Công Ty được Lên Sàn Chứng Khoán - LuatVietnam
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Niêm Yết Chứng Khoán - Tư Vấn Pháp Luật
-
Muốn đưa Cổ Phần Lên Sàn Chứng Khoán Thì Cần Thực Hiện Những Gì ...
-
Niêm Yết Mới
-
Điều Kiện Niêm Yết Chứng Khoán Trên Sàn HOSE - 24HMoney
-
Điều Kiện Niêm Yết Trên Các Sàn Chứng Khoán Là Gì?
-
Điều Kiện Và Cách Thức Tham Gia Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán
-
Điều Kiện để Công Ty Lên Sàn Chứng Khoán Theo Quy định Pháp Luật
-
Hướng Dẫn Cách đọc Bảng Giá Chứng Khoán Cơ Sở - VNDIRECT
-
Niêm Yết Chứng Khoán Là Gì ? Quy định Về Niêm Yết Chứng Khoán
-
Công Ty Lên Sàn Chứng Khoán Là Gì? Điều Kiện để Công Ty ... - TheBank
-
Cổ Phiếu Niêm Yết Là Gì? Ưu điểm Của Các Cổ Phiếu Niêm Yết | Timo