Tư Vấn Thắc Mắc: Bị Nhiễm HPV Có Quan Hệ được Không?
Có thể bạn quan tâm
Bị nhiễm HPV có quan hệ được không là thắc mắc của rất nhiều người khi bị bệnh này. Bởi đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Để giải đáp câu hỏi trên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo các thông tin qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Tổng quan về virus HPV
- 1.1 Khái niệm HPV là gì?
- 1.2 Virus HPV lây nhiễm qua những con đường chính nào?
- 2. Người bị nhiễm HPV có quan hệ được không?
- 3. Phòng tránh lây nhiễm HPV như thế nào cho hiệu quả?
- 3.1 Tiêm phòng vắc xin HPV
- 3.2 Đảm bảo đời sống tình dục an toàn, văn minh
1. Tổng quan về virus HPV
1.1 Khái niệm HPV là gì?
HPV là tên một loại virus gây u nhú ở người, bệnh được lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Có nhiều loại HPV khác nhau, gây ra các vấn đề cho sức khỏe, trong đó phải kể đến là mụn cóc sinh dục và 6 loại ung thư cho người nhiễm bệnh.
Hầu hết những người bị nhiễm virus HPV không biết mình mắc bệnh và không gặp các triệu chứng nào cho đến khi xét nghiệm, sàng lọc.
1.2 Virus HPV lây nhiễm qua những con đường chính nào?
Virus HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da, do đó bạn có thể bị nhiễm virus HPV khi đang quan hệ tình dục trực tiếp qua đường âm đạo, hậu môn hoặc với miệng của người đã bị nhiễm HPV.
Virus HPV lây nhiễm qua con đường nào phổ biến nhất thì câu trả lời đó chính là đường âm đạo hoặc hậu môn. Virus này có thể lây nhiễm cả khi người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.
Tất cả những người quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm virus HPV, ngay cả khi bạn chỉ quan hệ với duy nhất 1 người.
Người có quan hệ tình dục sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm virus HPV hơn khi:
– Người có đời sống tình dục quá sớm, không an toàn.
– Vùng da ở cơ quan sinh dục trầy xước.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, một người không thể bị nhiễm virus HPV qua các con đường:
– Ôm hoặc nắm tay.
– Ăn hoặc dùng chung chén đũa.
– Bơi cùng nhau chung hồ nước hoặc bồn tắm.
– Di truyền.
2. Người bị nhiễm HPV có quan hệ được không?
Siêu vi HPV có thể lây truyền từ người này qua người khác một cách dễ dàng qua đường tình dục. HPV không phải là tên một loại bệnh mà tên một loại virus gây bệnh.
Đây là loại virus nguy hiểm, chúng lây truyền khá nhanh và gây ra mụn cóc, ung thư cổ tử cung.
Theo số liệu thống kê, có hơn 99% nhưng ca mắc ung thư cổ tử cung đều có chứa virus này. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể, siêu vi HPV sẽ khiến người bệnh xuất hiện các mụn cóc ở xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, gây ra ung thư, biến đổi tiền ung thư với vùng cổ tử cung, hậu môn, vùng da gần bộ phận sinh dục ở cả nam lẫn nữ.
Siêu vi HPV tuy không phát triển thành bất kỳ triệu chứng nào nhưng có thể lây lan từ người qua người một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Nếu quan hệ tình dục an toàn ngay từ khi tiếp xúc với bạn tình thì bạn không có nguy cơ cao nhiễm HPV. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình điều trị thì tốt nhất là không nên quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho bạn tình của mình.
3. Phòng tránh lây nhiễm HPV như thế nào cho hiệu quả?
3.1 Tiêm phòng vắc xin HPV
Tiêm phòng HPV là cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus HPV. Theo khuyến cáo, tất cả các bé trai và bé gái nên tiêm 2 mũi vắc xin HPV ở độ tuổi từ 11 đến 12 hoặc có thể từ khi 9 tuổi để phòng bệnh. Để việc tiêm vắc xin hiệu quả và phát huy tối đa tác dụng thì nên tiêm trước khi tiếp xúc với virus. Ngoài trẻ nhỏ thì người dưới 26 tuổi cũng có thể tiêm vắc xin nếu chưa được tiêm chủng trước đây.
3.2 Đảm bảo đời sống tình dục an toàn, văn minh
Dựa vào cơ chế lây truyền của virus HPV, bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh bằng cách hạn chế nhiễm virus cho bản thân. Với những người có đời sống tình dục, cần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh do HPV gây ra qua các biện pháp sau:
– Dùng bao cao su khi quan hệ: Đây là biện pháp không thể bảo vệ tối đa vì virus này vẫn có thể lây nhiễm thông qua các khu vực không được bao phủ bởi bao cao su.
– Tuân thủ quan hệ chung thủy, 1 vợ một chồng: Chỉ quan hệ tình dục với 1 người để đảm bảo không lây nhiễm bệnh.
– Khám sức khỏe ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bị nhiễm virus HPV.
– Nữ giới từ 21 đến 65 tuổi nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm để nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc “Người nhiễm HPV có quan hệ được không?” Ngoài ra, mỗi cá nhân cần chủ động xét nghiệm khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh và có phương pháp phù hợp, đúng đắn để bảo vệ sức khỏe của mình, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm của virus HPV.
Từ khóa » Tiêm Hpv Có Quan Hệ Bằng Miệng được Không
-
Đã Quan Hệ Tình Dục Có Tiêm được Vắc Xin HPV Ngừa Ung Thư Cổ Tử ...
-
Tiêm HPV Có được Quan Hệ Không? - Hello Bacsi
-
Đang Tiêm Phòng HPV Có được Hôn Môi Hay Oral Sex Không? - CSTY
-
Hỏi đáp: Phụ Nữ đã Quan Hệ Có Tiêm HPV được Không? | Medlatec
-
Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung đã Quan Hệ Có Hiệu Quả Không?
-
Giải đáp Thắc Mắc Về Quan Hệ Trước Và Sau Khi Tiêm HPV - VNVC
-
Quan Hệ Rồi Có Tiêm HPV được Không? - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn
-
Những Ai Nên Và Không Nên Tiêm Ngừa Vacxin HPV
-
Những Ai NÊN Và KHÔNG NÊN Chích Ngừa HPV? - CarePlus
-
Những điều Cần Biết Khi Tiêm Phòng Vắc Xin HPV - Facebook
-
Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung - Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
-
Giải đáp: Nam Nữ Bị Nhiễm HPV Có Quan Hệ được Không?
-
Hỏi đáp: Đã Từng Quan Hệ Rồi Có Tiêm HPV được Không?
-
Tiêm HPV Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung: Mũi Tiêm đặc Biệt Cần Thiết Cho ...