TƯ VẤN THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI KẾT HỢP CẦU THANG NHÀ ỐNG
Có thể bạn quan tâm
Thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang là giải pháp kiến trúc hoàn mĩ cho nhà ống, tuy nhiên lại vô tình tạo nên nhiều khoảng trống và khiến cho không gian nội thất tẻ nhạt, đơn điệu, mà người qua lại thường chú ý khoảng giữa nhà này, vì thế các kiến trúc sư thường rất quan tâm tới cách trang trí khu vực giếng trời cầu thang khi thiết kế nội thất .
Giếng trời là gì? Cầu thang là gì ? Tìm điểm tương đồng để thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang cho nhà ống
Cầu thang là một bộ phận quan trọng trong không gian nội thất ngôi nhà, là một loại hình lưu thông theo chiều thẳng đứng phổ biến giúp kết nối các tầng lại với nhau có chức năng chủ yếu là đưa người và các vật thể lên các độ cao khác biệt trong ngôi nhà.
Giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, thường sử dụng cho nhà ống hoặc nhà phố hơn, có thể có hoặc không trong một ngôi nhà. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể thấy 2 chi tiết này có nhiều điểm tương đồng để thuận lợi trong việc thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang trong nhà.
Về ưu điểm, giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính thực tiễn cao áp dụng cho những không gian nhà chật hẹp để lấy sáng, lấy gió tự nhiên, từ đó tiết kiệm điện năng và đồng thời mang lại tính thẩm mĩ cho không gian nội thất.
Điểm giống nhau để có thể thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang đó là đều được thiết kế theo phương thẳng đứng, chân cầu thang và đáy giếng trời đều nằm trên cùng mặt phẳng sàn nhà , bên cạnh đó đỉnh cầu thang và mái giếng trời cũng đều nằm trên phần mái nhà, như vậy hoàn toàn có thể đủ điều kiện gộp cầu thang và giếng trời kết hợp với nhau để tiết kiệm mặt bằng nhà ống.
Tại sao nên thiết kế cầu thang nhà ống kết hợp giếng trời ?
Về cách đặt vị trí giếng trời và cầu thang chúng ta có thể đặt ở giữa nhà, ở cuối nhà và bên hông nhà tùy theo phong thủy ngôi nhà sao cho mang lại vượng khí, tuy nhiên theo như tính khoa học của kiến trúc thì người ta thường thiết kế giếng trời kết hợp với cầu thang trong ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà phố, nhà ống nhỏ hẹp thường thiết kế cầu thang ở trung cung hoặc cuối nhà, và không gian cầu thang cần được chiếu sáng để đảm bảo an toàn khi di chuyển lên xuống, vì thế nếu đặt giếng trời cạnh cầu thang sẽ tạo ra năng lượng ánh sáng cho tất cả các tầng trong ngôi nhà.
Nếu cả cầu thang và giếng trời đặt ở giữa nhà thì ánh sáng hay gió sẽ lưu thông đều đặn cho các không gian nội thất, đó là một cách xử lý phổ biến mà mang lại hiệu quả cao.
Đối với những ngôi nhà ống có chiều sâu tương đối lớn và mặt tiền hẹp thì chắc chắn nếu đặt giếng trời ở cuối nhà hay ở trước nhà thì hiệu quả sẽ không cao vì ánh sáng hay không khí không thể phát tán khắp nhà, nếu đặt giếng trời ở giữa nhà sẽ có tác dụng hiệu quả hơn. Tương tự như thế, cầu thang ở nhà ống đặt giữa nhà sẽ thuận lợi hơn cho sự di chuyển lên xuống dù đi từ nơi nào của ngôi nhà lên đều có khoảng cách như nhau, không dài quá, không ngắn quá, đó là lí do chúng ta nên làm giếng trời kết hợp cầu thang.
Giếng trời có thể đặt ở nhiều vị trí trong nhà, thường ở trung tâm ngôi nhà, cạnh cầu thang, phòng bếp và phòng ăn. Phổ biến hơn cả là nằm trên khu vực cầu thang, đây là vị trí thích hợp bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp. Ở quanh khu vực cầu thang, thường có các phòng chức năng như phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung và phòng làm việc.
Cách trang trí giếng trời kết hợp cầu thang đầy ấn tượng cho nhà ống
Vô tình khi thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang lại tạo nên nhiều khoảng tường “trống vắng” ;và có phần “lạnh lẽo”, hun hút, vậy cách thiết kế tiểu cảnh như thế nào; để tạo nên điểm nhấn cho không gian nội thất.
Trang trí đáy giếng trời và chân cầu thang nhà ống
Các bộ phận của giếng trời chúng ta đều có thể trang trí; đặc biệt là phần thân giếng và đáy giếng trời có rất nhiều cách để trang trí. Một trong những cách phổ biến nhất là tạo nên không gian xanh; gần gũi thiên nhiên cho khu vực cầu thang giếng trời để tạo cảm giác thư thái; mát mẻ cho ngôi nhà. Chúng ta có thể nghĩ tới các vật liệu để tạo không gian xanh ;và tiểu cảnh khác mang tính nghệ thuật như đặt bể cá; hòn non bộ, đặt bể cá, tạo hồ nuôi cá mini…
Không gian thiên nhiên được áp dụng trong nhà phố luôn là mong muốn của rất nhiều chủ đầu tư khi xây nhà xuất phát từ sự chật trội và bí bách của kiến trúc nhà ống, hiện nay việc thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang và tiểu cảnh không những là giải pháp cho nhà ống mà nhiều người còn tận dụng nó như một biện pháp trang trí cho ngôi nhà thêm sinh động, từ đó vô tình dẫn tới việc không phù hợp với không gian nội thất.
Một giải pháp nữa cho việc trang trí đáy giếng trời là lợi dụng ánh sáng phản chiếu từ trên xuống; để dải sỏi trắng và thiết kế những kiểu vườn khô độc đáo để khoảng không gian đó thêm lung linh, sáng sủa…
Trang trí thân giếng và thân cầu thang trong nhà ống
Phần thân giếng là những khoảng trống hun hút nên cần có những cách tô điểm khéo léo; để vừa không làm giảm chức năng của giếng trời, sự an toàn của cầu thang; vừa nâng cao tính thẩm mĩ.
Ở khu vực giếng trời kết hợp cầu thang, chúng ta có thể sử dụng đá ốp; sơn tường để trang trí kho các vách giếng trời cầu thang; đồng thời có thể dùng những chiếc đèn thả đơn giản, những chậu hoa treo; hoặc các khung ảnh, tranh gắn tường đều được…Bên cạnh đó có các vật liệu trang trí vách tường rất hiệu quả; như thảm có nhân tạo, giấy dán tường 3d…có thể tạo nên những hiệu ứng rất bắt mắt và ấn tượng.
Khi kết hợp tiểu cảnh ở phần đáy giếng và thân giếng – cầu thang; chúng ta có được một khoảng không gian nội thất sang trọng, lãng mạn, và đầy sức sống.
Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang
Cầu thang cần phải tận dụng tối đa những chỗ có ánh sáng để kê giá sách hay để đồ chơi của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không nên thiết kế quá phức tạp; và nếu như nhà có diện tích dưới 50m2; thì không nên thiết kế kiểu dáng xoắn ốc trông rất hẹp
Ở phần vách khi thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang; chúng ta nên sử dụng các loại vật liệu bóng sáng; sẽ làm cho không gian trong nhà càng thêm thoáng đãng.Nếu bạn muốn cầu thang có ánh sáng trong trải đều toàn bộ; thì có thể làm cầu thang nhà ống bằng đá hoa cương; khi kết hợp với ánh sáng đi xuyên qua mái che cố định; sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng phản chiếu rất đẹp. Nếu gia chủ là người yêu thích thiên nhiên, yêu thích biển; thì có thể đặt thêm lưới dọc theo cầu thang và rải sỏi ở dưới chân cầu thang cũng được. Còn đối với cấu trúc lệch tầng thì cầu thang; nên làm bằng gỗ và uốn cong 1 cách duyên dáng là đẹp nhất.
Không trang trí quá rườm rà và phức tạp phần thân giếng trời; vì cầu thang là nơi di chuyển lên xuống và cần sự an toàn tuyệt đối ;nên nếu trang trí quá nhiều cây cối hay phụ kiện ;thì sẽ làm giảm chức năng của giếng trời cũng như giảm tính an toàn của cầu thang.
Từ khóa » Giếng Trời Cầu Thang
-
16 Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang: Kích Thước, Cấu Tạo
-
Top 15 Mẫu Cầu Thang Có Giếng Trời Tăng Thêm Phần Nổi Bật
-
Kinh Nghiệm Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang đẹp - Homedy
-
50+ Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang đẹp Thoáng Mát
-
20 Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang đẹp Nhất 2022 - Legoland
-
Thiết Kế Giếng Trời Cầu Thang Hợp Phong Thủy
-
Kinh Nghiệm Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang An Toàn, Khoa Học
-
Những Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang đẹp, ấn Tượng 2020
-
20+ Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang đẹp Và Hiện đại - Meeyland
-
Mẫu Trang Trí Giếng Trời Cầu Thang đẹp Chuẩn Chỉnh - AFTA
-
Kinh Nghiệm Xây Giếng Trời đơn Giản, đẹp, Hợp Phong Thủy, Giá Tiết ...
-
Giếng Trời Kết Hợp Lối Lên Cầu Thang Thiết Kế Tiện Lợi 2 Trong 1
-
Ưu điểm Và Lưu ý Khi Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang