Tư Vấn Về Tội Cướp Tài Sản Do Lấy Tài Sản Cấn Trừ Nợ - Luat Su Bao Ho
Có thể bạn quan tâm
Tư vấn về tội cướp tài sản do lấy tài sản cấn trừ nợ. Lấy xe cấn trừ nợ hiện nay diễn ra rất phổ biến, nguyên nhân từ hành vi này là do các hoạt động tín dụng đen sau đó sử dụng tài sản của người khác để cấn trừ nợ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản.
Mục lục bài viết
- I. Tư vấn về tội cướp tài sản do lấy tài sản cấn trừ nợ
- 1. Cướp tài sản được hiểu như thế nào?
- 2. Lấy xe gán nợ khi chủ không đồng ý có bị xử hay không?
- 3. Quy định về chế tài đối với từng tội danh như sau:
- Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015):
- Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015)
- Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
- II. Luật sư bào chữa tội cướp tài sản cấn nợ.
I. Tư vấn về tội cướp tài sản do lấy tài sản cấn trừ nợ
1. Cướp tài sản được hiểu như thế nào?
- Cướp là hành vi sử dụng vũ lực, trực tiếp đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị hại nhằm lấy đi các tài sản quý giá của họ.
- Bạo lực chính là dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất của tất cả người phạm tội.
- Vì đây là hành vi nguy hiểm, Bộ luật Hình sự của Việt Nam dù qua nhiều lần thay đổi, sửa đổi, bổ sung, hình phạt đối với tội danh này đều không hề giảm.
2. Lấy xe gán nợ khi chủ không đồng ý có bị xử hay không?
Cùng một việc siết nợ, tuy nhiên, tùy vào những hành vi thể hiện ra khác nhau về mặt khách quan, chủ nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau như sau:
- Bị truy cứu về tội cướp tài sảnTrường hợp người cho vay, người đại diện theo ủy quyền của người cho vay dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho chủ xe hoặc người quản lý xe không thể chống cự được.
- Bị truy cứu về Tội cưỡng đoạt tài sảnTrường hợp đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt xe.
- Bị truy cứu về Tội cướp giật tài sảnTrường hợp cướp giật xe máy của người vay nợ với mục đích cuối cùng là để siết nợ.
- Bị truy cứu về Tội công nghiên chiếm đoạt tài sảnTrường hợp ngang nhiên lấy xe trước mặt người vay để siết nợ.
Với các hành vi trên, việc lấy xe có giá trị bao nhiêu thì khi đe dọa dùng ngay tức khắc, đe dọa sẽ dùng vũ lực, công nhiên hành động… để chiếm đoạt xe thì tội phạm đã hoàn thành. Việc đã chiếm đoạt được xe hay chưa không phải là căn cứ định tội đối với hành vi phạm tội.
3. Quy định về chế tài đối với từng tội danh như sau:
Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ chịu chế tài như thế nào? BLHS quy định về chế tài đối với từng tội danh như sau:
Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015):
“Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;c) Làm chết người;d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015)
“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;c) Làm chết người;d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
“Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;b) Hành hung để tẩu thoát;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
II. Luật sư bào chữa tội cướp tài sản cấn nợ.
- Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại khi bị xâm phạm quyền lợi.
- Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo bị buộc tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trước pháp luật.
Khi bị tạm giữ, tạm giam thì người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người thân có thể nhờ luật sư bào chữa.
» Luật sư bào chữa tội xâm phạm sở hữu
Sau khi đăng ký bào chữa, luật sư sẽ được tham gia các buổi làm việc của Điều tra viên và nắm bắt được thông tin của người nhờ bào chữa cũng như thực hiện các quyền bào chữa cho bị ca, bị cáo trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Tư vấn về tội cướp tài sản do lấy tài sản cấn trừ nợ, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn thủ tục:
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...
Bài cùng chuyên mục:
Từ khóa » Siết Tài Sản
-
Có được Cầm Giữ Tài Sản Của Người Khác để Siết Nợ
-
A Có Dấu Hiệu Của Tội “Công Nhiên Chiếm đoạt Tài Sản”
-
Chủ Nợ Có Quyền Giữ Tài Sản Của Người Vay Tiền để Siết Nợ Không?
-
Có được Giữ Tài Sản Của Người Vay Tiền để Siết Nợ? - Báo Lao Động
-
Siết Nợ Phạm Tội Gì? Bị Xử Lý Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Có được Phép Ngang Nhiên Siết Nợ Bằng Hiện Vật?
-
Chủ Nợ Có Quyền Giữ Tài Sản để Siết Nợ? - Pháp Luật Toàn Dân
-
Siết Chặt Việc Quản Lý, Sử Dụng Tài Sản Công
-
Siết Nợ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Trình Tự, Thủ Tục, Quy Trình Phát Mại Tài Sản Thu Hồi Nợ Thông Qua Hình ...
-
Bên Vay Không Trả Nợ Có được Lấy Tài Sản Của Họ Hay Không?
-
Cho Vay, đòi Tiền Sao Cho đúng Pháp Luật để Không Phạm Vào Tội ...
-
Ngân Hàng Thu Giữ Tài Sản Siết Nợ – Vì đâu Gây Tranh Cãi? - UEL
-
Ngân Hàng đẩy Mạnh Siết Nợ Bất động Sản - VietNamNet