Tư Vấn Về Việc Xây Hàng Rào, Lấn, Chiếm đất đai

Tư vấn về việc xây hàng rào, lấn, chiếm đất đai Lấn, chiếm đất của người khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn về các quy định pháp luật về dân sự, đất đai, hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

1. Luật sư tư vấn về đất đai

Bạn đang có vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, bạn chưa biết xử lý như nào? Bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về đất đai, dân sự hoặc hỏi ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thế về giải quyết tranh chấp đất đai như:

+ Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại xã, phường;

+ Quy định pháp luật về mốc giới ngăn cách các bất động sản;

+ Hình thức xử lý đối với người có hành vi lấn, chiếm đất đai;

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Tranh chấp về xây hàng rào, lấn, chiếm đất đai

Câu hỏi: Kính gửi văn phòng Luật Minh Gia, kính nhờ hỗ trợ tôi tư vấn về vấn đề tranh chấp đất đai như sau. Giai đoạn 1980-1990, Ông nội tôi đưa cả gia đình về khai phá đất thuộc huyện Y (nay là huyện X) tỉnh Đồng Nai. Ông tôi cùng gia đình được cấp một mảnh đất khai phá (nay là thửa 870). Đến năm 1986, Nhà nước có thu hồi một phần đất của ông nội để cấp cho ông N, giáp ranh với đất nhà tôi. Đến năm 1999, gia đình tôi được cấp cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ba tôi (thời điểm ấy Ông nội đã mất). Năm 2002, nhà tôi có xây chân bờ kè ranh đất và có mời ông N đến xác định ranh giới trước khi thi công. Hai bên tiến hành xây dựng bờ kè ranh đất không hề xảy ra tranh chấp gì. Đến năm 2003, ông N chuyển nhượng đất cho bà H (hàng xóm cùng khu), bà H sinh sống trên đất và cũng không xảy ra tranh chấp gì với gia đình chúng tôi. Năm 2018, bà H chuyển nhượng đất cho ông G. Nay Ông G có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp kiện gia đình tôi lấn chiếm đất, xây dựng hàng rào lấn chiếm đất nhà ông G, ông G lấy lý do gia đình chúng tôi mới tiến hành xây dựng hàng rào lấn chiếm đất nhà ông ấy và căn cứ theo sổ đỏ của ông ấy. Kính hỏi Luật sư minh gia ông G có cơ sở kiện gia đình tôi hay không và gia đình tôi nên làm gì trong trường hợp này. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”

“Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.”

Như vậy, việc xây dựng hàng rào ngăn cách của gia đình bạn phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Trường hợp ông G kiện gia đình bạn về việc lấn chiếm đất, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để chứng minh phần đất bạn xây hàng rào thuộc quyền sử dụng của mình.

Theo đó, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;...”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì việc đo đạc để chứng minh bạn có hành vi lấn chiếm hay không sẽ do cơ quan địa chính cấp xã tiến hành đo đạc. Khi tiến hành đo đạc và so sánh với diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn đang sở hữu, với sổ địa chính xã sẽ xác định đất đó thuộc sở hữu của bạn hay không? Bạn có lấn chiếm đất không?

Trường hợp sau khi thực hiện đo đạc đã chứng minh được diện tích đất đó thuộc quyền sử dụng của bạn thì bạn vẫn tiếp tục được xây dựng hàng rào. Ngược lại, nếu như bạn không chứng minh được phần đất xây dựng hàng rào thuộc quyền sử dụng của bạn thì ông G có cơ sở để yêu cầu bạn hoàn trả lại diện tích đất lấn, chiếm.

Từ khóa » Hàng Rào Ranh đất