Tư Vấn Xây Dựng Thang Bảng Lương - Công Ty Luật Việt An

Công ty luật Việt An được thành lập vào năm 2007, được công nhận là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau 15 năm hoạt động, Luật Việt An tự hào là một trong những công ty luật uy tín nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng thang bảng lương tại Việt Nam như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 49/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định 90/2019/NĐ-CP, 121/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 121/2018/NĐ-CP.

Tại sao phải lập thang bảng lương

Điều 93 của bộ Luật Lao động 2012 quy định:

“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng thang bảng lương và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đạt cơ sở sản xuất kinh doanh của người lao động.

Khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây

  1. a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
  2. b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  3. c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
  4. d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.”

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không lập và nộp thang bảng lương theo quy định sẽ phải nộp phạt theo quy định trên.

Vai trò của thang bảng lương

Thang bảng lương là căn cứ pháp lý để quản lý chi phí tiền lương, tiền công cho nhân viên doanh nghiệp. Thông qua bảng lương, cán bộ công ty có thể quản lý có hệ thống và có cơ sở để xác định chính xác tiền lương của mỗi nhân viên tương ứng với chức doanh và thâm niên của mỗi người. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ để xây dựng quy chế đãi ngộ, khen thưởng của các thành viên trong công ty.

Bên cạnh đó, thang bảng lương cũng là tài liệu bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu ở các cơ quan Bảo hiểm.

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương bao gồm

  1. Hệ thống thang bảng lương
  2. Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương
  3. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
  5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  6. Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu, nhưng rất quan trọng khi quyết toán thuế nhé)

Cách xây dựng thang bảng lương

– Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. (Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP)

– Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (Nghị định 121/2018/NĐ-CP)

Tuy nhiên, dù không phải tiến hành thủ tục gửi thang bảng lương, doanh nghiệp vẫn phải xây dựng thang bảng lương và lưu trữ thang bảng lương tại công ty.

Dịch vụ của Công ty Luật Việt An về tư vấn xây dựng thang bảng lương tại Việt Nam

  • Giúp khách hàng xây dựng thang bảng lương hoặc trực tiếp lập thang bảng lương;
  • Tư vấn thủ tục đăng ký thang bảng lương;
  • Đại diện khách hàng đăng ký thang bảng lương;
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền;

Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến xây dựng thang bảng lương tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được tư vấn!

Từ khóa » Hệ Thống Thang Bảng Lương Doanh Nghiệp Tư Nhân