Từ Việc Bé Trai 8 Tuổi Bị Chó Pitbull Cắn Chết: Cần Cấm Nuôi Tại Gia

Từ việc bé trai 8 tuổi bị chó pitbull cắn chết: Cần cấm nuôi tại gia - Ảnh 1.

Người nhà chuẩn bị làm hậu sự cho bé T. - Ảnh: B.A.

Liên quan câu chuyện bé trai 8 tuổi bị chó pitbull nặng hơn 30kg cắn tử vong ở Bình Phước, rất nhiều bạn đọc cho rằng cần siết chặt hơn nữa quy định về việc nuôi các loài chó dữ để không còn những cái chết thương tâm như vậy.

Phản hồi báo Tuổi Trẻ, bạn đọc tên Hiệp cho rằng pitbull là giống chó rất hung dữ nên khi nuôi bắt buộc phải qua lớp huấn luyện và ra ngoài đường phải dùng rọ mõm. Ở nước ta thì như thế lại rất hiếm nên đã từng xảy ra nhiều vụ chó cắn chết người, một số trường hợp nó thậm chí còn cắn chết cả chủ nhân.

Tương tự, bạn Anh Thư ủng hộ quy định nuôi chó phải đăng ký, chó phải qua huấn luyện, có chứng chỉ kiểm dịch hằng năm. Bởi người nuôi chó đa phần có kinh tế dư dả, nếu đã chấp nhận nuôi thì phải chịu thêm chi phí này.

Trong khi đó, một bạn đọc chia sẻ rất nhiều nước đã cấm nuôi loài chó pitbull và đề nghị cấm nuôi loài chó này tại Việt Nam, vì thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ việc đáng tiếc từ loài chó này.

Bạn đọc Văn Minh viết: "Cần sớm có luật xử phạt thật nặng về nuôi chó dữ. Đi đường nhiều người mang con chó rất to há hốc miệng trông vừa bẩn vừa ghê nhưng chả ai dám nói vì nói là đánh nhau".

Trở lại trường hợp của bé trai 8 tuổi xấu số, luật sư Vương Quốc Quỳnh - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước - nhận định mọi người đều biết chó pitbull là loại động vật có tính nguy hiểm cao. Ở đây, con chó của hàng xóm, người thân mang về và hay xích lại theo yêu cầu của chủ sở hữu.

"Khi có trẻ con trong nhà, người lớn phải có trách nhiệm với vật nuôi đó. Cháu bé tự đi ra phía sau rồi gặp nạn, đây là trách nhiệm của người lớn trong việc quản lý trẻ con, không thể trách chủ sở hữu con pitbull được" - luật sư Quỳnh chia sẻ.

Nói về đề xuất cấm nuôi chó dữ, rất nhiều bạn đọc cho rằng cần phải cấm nuôi loài chó dữ này tại gia, còn việc nuôi để sử dụng vào các mục đích khác nhau như huấn luyện nghiệp vụ trong ngành công an, quân đội, hải quan, biểu diễn xiếc, nuôi ở các điểm tham quan, du lịch, vườn thú, thi đấu thể thao… cần được quản lý kỹ càng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ thú y cho rằng các quy định quản lý hiện nay bắt buộc chủ nuôi phải đăng ký với chính quyền địa phương; xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt khi đưa chó ra công cộng; tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó…

Mặt khác chủ sở hữu có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí hình sự nếu để vật nuôi làm chết người hoặc gây tổn thương cơ thể 31 - 60% cho người khác.

Cũng như nuôi gia súc gia cầm, nuôi chó phải đăng ký với cơ quan chức năng, song hầu như rất ít gia đình đăng ký nuôi chó, kể cả chó dữ như pitbull, becgie…

Về việc đề xuất cấm nuôi loài chó dữ tại Việt Nam, cán bộ này cho rằng hiện chưa có văn bản nào quy định việc này. "Rất khó cấm bởi nhiều người xem loài chó giống bảo vệ trông nhà. Dù vậy nếu có quy định chặt hơn trong việc quản lý chó dữ thì có thể hạn chế được các tai nạn tương tự xảy ra" - vị cán bộ này nói.

Để chó dữ cắn người thương vong, chủ sở hữu vật nuôi có thể bị xử lý hình sự Để chó dữ cắn người thương vong, chủ sở hữu vật nuôi có thể bị xử lý hình sự

TTO - Theo luật sư, nếu thương tích mà chó dữ gây ra cho người khác với mức thương tật lớn hoặc dẫn đến thương vong, chủ sở hữu vật nuôi có thể bị xử lý hình sự.

Từ khóa » Chó Pitbull Cắn Người ở Hà Nội