Từ Vụ “giun Sán Trong Lòng Lợn” - Gia đình
Có thể bạn quan tâm
- Xã hội
- Gia đình
- Sống khỏe
- Giải trí
- Multimedia
- Sản phẩm - Dịch vụ
- Ăn
- Ở
- Đẹp
- Phòng the
- Dân số và phát triển
- Bốn phương
GiadinhNet – Lòng lợn là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng mới đây thông tin về vụ “giun sán trong lòng lợn” ở nhà hàng Nhất Nướng đã khiến nhiều người lo sợ.
Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao chia sẻ về thông tin ăn lòng nướng được “khuyến mãi” thêm sán ở nhà hàng Nhất Nướng – cơ sở Trần Vỹ (Lê Đức Thọ kéo dài) kèm theo đó là những hình ảnh về những miếng lòng lợn nướng có những con sán dài chui ra của thành viên Facebook có tên V.L khiến nhiều người kinh hoàng và sợ hãi.
Clip quay lại cảnh những con giun sán lúc nhúc, ngọ nguậy trong những đoạn lòng lợn để trong chiếc bát làm nhiều người không khỏi kinh hãi.
Chủ nhân clip còn cảm thấy sợ không dám ăn: “Tưởng một con nên lấy kéo rạch một đoạn xem sao, ai dè nó lòi ra một đống. Bỏ luôn không dám rạch thêm nữa. Ôi cuộc đời, trưa nay ta biết ăn gì đây?”.
Món lòng ở quán Nhất nướng bị tố có giun sán. Ảnh TL
Thực tế, lòng lợn là món khoái khẩu của rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn lòng lợn sạch.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về điều này, BS Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM nhấn mạnh rằng, lòng lợn sạch nhìn cảm quan ban đầu ống ruột căng phẳng phiu và tròn, màu trắng hồng, nhẵn nhụi, không có mùi lạ. Còn lòng sờ không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính có nổi những nốt u cục như hạt gạo là không tốt vì dễ từ lợn bệnh. Nhưng một khi đã qua tẩm ướp chế biến thì cũng khó nhận diện được đâu là lòng lợn sạch, đâu là bẩn.
Lúc này chỉ có thể nhận diện qua mùi. Loại lòng ngửi có mùi thum thủm, thối là chưa được làm sạch. Ăn phải những miếng lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín, chúng dễ trở thành ổ vi khuẩn gây nên các bệnh nguy hiểm như thương hàng, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.
Nguyên nhân là do nội tạng động vật có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn... Khi không được sơ chế kỹ càng và nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người gieo mầm cho nhiều loại bệnh tật đáng sợ.
Nó có thể gây nguy hiểm cho các bộ phận cơ thể như đau cơ, vào mắt gây mù mắt, não thì gây động kinh… nặng có thể gây tử vong.
Theo BS Mai, nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn. Nghĩa là nguồn gốc xuất xứ của nội tạng phải từ con vật khỏe mạnh, được nuôi dưỡng theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, thực hành thú y tốt và đảm bảo quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản lưu thông đến tay người tiêu dùng tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các bộ phận nội tạng của động vật rất dễ bị nhiểm bẩn trong quá trình giết mổ, vận chuyển, lưu thông và chế biến nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Hiện có rất nhiều lái buôn đã nhập lậu những loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí đã bị ôi thiu rồi giao cho các cửa hàng chế biến hay tại các chợ để bán. Các cơ quan chức năng đã rất nhiều lần thu giữ hàng tấn nội tạng động vật đã bị thối, được nhập lậu từ Trung Quốc về sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi lại đem bán cho người dân với giá cắt cổ. Ăn phải nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
“Hầu hết giun sán hoặc trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao trong thời gian nấu chín. Để loại bỏ sán và vi khuẩn khi ăn nội tạng nói chung và lòng lợn nói riêng biện pháp phòng bệnh tốt nhất là ăn chín uống sôi. Dù chế biến thức ăn trong gia đình hay ở quán cũng nhất quyết yêu cầu nhà hàng phải nấu chín kỹ mới ăn. Tuyệt đối tránh ăn tái hay chưa nấu chín. Ngay sau khi nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập” – BS Mai khuyên.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lòng lợn là món ăn giàu đạm và rất hấp dẫn trong ẩm thực Việt song không nên ăn quá nhiều lòng lợn vì có thể gây tác hại. Mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70g đối với người lớn; 30-50g đối với trẻ nhỏ.
Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tuyệt đối không nên ăn lòng lợn vì chúng dễ khiến bệnh trở lên xấu vì chúng chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol xấu cao hơn so với thịt.
P. Thuận/Báo Gia đình & Xã hội
Chia sẻ facebook Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạnĐăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với socail
Facebook GoogleThông báo
Bạn đã gửi thành công.
Tags:- sống khỏe
- gian sán trong lòng lợn
- ăn nội tạng
- nhà hàng Nhất nướng
- nội tạng động vật
- cách loại bỏ sán và vi khuẩn khi ăn nội tạng
Tin liên quan
Chủ Facebook đăng status "giun sán trong lòng lợn" là bạn thân chủ quán?
Bắt giữ hơn 1 tạ lòng lợn thối sắp tuồn vào quán ăn Hà Nội
Lòng lợn non và thịt xào mắm ruốc của người miền Trung
Cùng chuyên mục
Người đàn ông 45 tuổi ở Bình Thuận suýt tử vong vì một căn bệnh từng cướp đi 3 người thân
Bệnh thường gặp - 47 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân phát hiện bị giả phình động mạch vành từng có 3 người thân trong gia đình đều qua đời vì bệnh tim khi tuổi đời còn trẻ.
Bác sĩ thành công 'đẩy lùi' gan nhiễm mỡ sau 1 năm: Ngày 3 bữa toàn ăn các món Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcBác sĩ Diệp Văn Lăng, ở Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ ông đã hoàn toàn khỏi gan nhiễm mỡ nhờ thay đổi chế độ ăn uống.
7 lỗi cần tránh khi sử dụng men vi sinh
Sống khỏe - 4 giờ trướcMen vi sinh là thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng men vi sinh đúng cách, dưới đây là những lỗi thường gặp…
9 thực phẩm hạ acid uric máu kiểm soát bệnh gout
Sống khỏe - 6 giờ trướcMột trong những biện pháp quan trọng để phòng chống bệnh gout là dùng những thực phẩm thích hợp để tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.
Người phụ nữ 46 tuổi bị rận bám chi chít ở mi mắt, cảnh báo thói quen trong sinh hoạt nhiều người hay gặp phải
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, rận có nhiều ở chó, mèo. Khi con người tiếp xúc gần với chó, mèo, rận dễ bò sang, ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể người như mi mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn…
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Theo lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, yêu cầu xử lý nghiêm và giao vụ việc cho cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì xảy ra tại TP Vũng Tàu.
Ăn một lát gừng tươi mỗi sáng, công dụng bất ngờ không phải ai cũng biết
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn, gừng còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Chất bổ sung cho người tóc mỏng, rụng tóc có hiệu quả không?
Sống khỏe - 22 giờ trướcMột số thực phẩm chức năng được quảng bá rộng rãi là có hiệu quả trong việc kích thích mọc tóc. Tuy nhiên chất bổ sung này là gì và hiệu quả đến đâu là điều không phải ai cũng biết.
Người đàn ông 42 tuổi ở Phú Thọ bị viêm tụy cấp thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông nhập viện vì viêm tụy cấp cho biết bị đau bụng sau 1 ngày uống rượu. Cơn đau ngày một tăng, đau xuyên ra sau lưng và liên tục nên được gia đình đưa đến viện khám.
5 thói quen ăn lẩu hại thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhững ngày lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức lẩu nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô tình làm hại thận.
Xem nhiều
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tếGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải
Bệnh thường gặpThêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặpNgười phụ nữ 36 tuổi bị ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpNgười đàn ông 42 tuổi ở Phú Thọ bị viêm tụy cấp thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpCHUYÊN TRANG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI - BÁO ĐIỆN TỬ SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG
Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế Tổng biên tập: Trần Tuấn Linh Phó Tổng biên tập phụ trách: Nguyễn Chí Long Hoạt động theo Giấy phép số 60/GP-CBC ngày 23/7/2021 của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông ® Mọi hình thức sao chép thông tin, hình ảnh phải có sự đồng ý bằng văn bản. Vui lòng dẫn “giadinh.suckhoedoisong.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này. Xã hội Thời sự Đời sống Giáo dục Pháp luật Gia đình Chuyện vợ chồng Nuôi dậy con Thâm cung bí sử Sống khỏe Bệnh thường gặp Mẹ và bé Y tế Giải trí Câu chuyện văn hóa Thế giới showbiz Xem - nghe - đọc Multimedia Emagazine Video Infographic Sản phẩm - Dịch vụ Xu hướng Giá cả thị trường Bảo vệ người tiêu dùng Siêu thị thông minh Ăn Ẩm thực 360 Mẹo nấu nướng Bếp đẹp Ở Không gian sống Phong thủy Mẹo vặt Đẹp Thời trang Chăm sóc da Giảm cân Phòng the Tâm sự Dân số và phát triển Vòng tay nhân ái Cảnh ngộ Kết chuyển Bốn phương Tiêu điểm Chuyện đó đâyĐịa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Tòa nhà Tổng cục Dân số, ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6688.8900 - Fax: 024.3844.3144 Đường dây nóng: 0931.965.967 Email: giadinhnet@suckhoedoisong.vn
Liên Hệ Quảng Cáo: ADMICRO
Hotline: Email: giadinh@admicro.vn Add: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tòa soạn Quảng cáo TopTừ khóa » Trứng Sán Trong Lòng Lợn
-
Ăn Thịt Lợn Nhiễm Sán Nấu Chín Có Sao Không? | Vinmec
-
Từ Cảnh Rút Sán Dây Kinh Dị Trong Lòng Lợn, Chuyên Gia Cảnh Báo 2 ...
-
Bệnh Sán Dây Lợn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Năm điều Cần Biết Về Bệnh Sán Dây Lợn - BBC News Tiếng Việt
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Nhiễm Sán Lợn - Báo Tuổi Trẻ
-
Nhiễm Sán Lợn – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng
-
Sán Dây Lợn Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết | Medlatec
-
Bệnh Sán Lợn Gạo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
-
Lòng Lợn- ổ Giun Sán- Các Mẹ Chú ý Nhé
-
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
-
Không Phải Lòng, đây Là Hai Bộ Phận Của Lợn Nhiễm Sán Nhiều Nhất
-
Bệnh Sán Dây - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Vì Sao Bị Nhiễm Sán Lợn, Cách điều Trị Bệnh?