Từ Vụ “khan Hiếm” Xăng Dầu: Nhìn Lại Chuyện đàm Phán “hớ” Tại Dự ...
Có thể bạn quan tâm
Với vai trò đảm bảo nguồn cung dầu thô cho quốc gia, song thực tế gần 75% vốn góp lại thuộc về các tập đoàn nước ngoài, và chỉ sau 3 năm vận hành, Nhà nước phải bù cho Nghi Sơn hàng nghìn tỉ đồng…
>>Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phối hợp cùng ngành chức năng có liên quan kiểm tra tình hình hoạt động của các cửa hàng xăng dầu hoạt động trên địa bàn.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, thời gian gần đây, thị trường xăng dầu xuất hiện hiện tượng khan nguồn cung, một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động, bán hàng nhỏ giọt, trong đó một phần nguyên nhân được đưa ra là do không đủ nguồn cung xăng dầu.
Đáng chú ý, đảm nhiệm vai trò đảm bảo nguồn cung dầu thô cho quốc gia, cung ứng 35% thị phần xăng dầu trong nước, nhất là khu vực miền Nam đã lao đao thì Nghi Sơn lại bắt đầu “làm mình, làm mẩy” với Chính phủ bằng việc chỉ hoạt động dưới 80% công suất với lý do được đơn vị này đưa ra là “khó khăn về tài chính”, bởi chưa được “bù lỗ”!
Liên quan đến những “đòi hỏi” này, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn, liệu chăng, hiệu quả về thu hút đầu tư có bù đắp được những ưu đãi đang bỏ ra với những nhà đầu tư nước ngoài, khi hiện nay Nhà nước đã và đang phải trợ giá, bù giá hàng chục nghìn tỉ đồng cho Nghi Sơn?
Nói như Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội Trần Quang Chiểu, số tiền phải bỏ ra, phải trả thêm, phải bù lỗ cho Nghi Sơn theo tính toán của Tập đoàn PVN từ 1,5 đến 2 tỉ USD trong khi đơn vị này chỉ có vốn đầu tư 9 tỉ USD.
“Nuôi thế, không khác gì nuôi nghiện. Câu chuyện đến từ lỗi đàm phán mà nói là thiếu thông minh thôi thì chưa đủ”, ông Chiểu nói.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa 14, Đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu đã chỉ ra nhiều lỗ hổng, bất cập trong cam kết Bảo lãnh Chính phủ (GGU) với nhà đầu tư nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Theo tính toán, sau khi bù trừ đi số tiền thuế, tiền phí, tiền thuê đất… thu được từ dự án thì số tiền mà quốc gia phải bỏ ra trả thêm cho nhà đầu tư trong 10 năm bắt đầu từ ngày nhà máy vận hành thương mại là 36.730 tỷ đồng nếu giá dầu là 50 USD/thùng, sẽ là 47.870 tỷ đồng nếu giá dầu là 60 USD/thùng, 64.580 tỷ đồng nếu giá dầu là 75 USD/thùng, 88.100 tỷ đồng nếu giá dầu là 100 USD/thùng.
Trong đó, tại thời điểm ký cam kết GGU đã phát sinh 3 nội dung ưu đãi trái quy định gồm: Áp dụng thuế suất 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trọn đời của dự án; cán bộ, công nhân viên làm việc trong Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ được giảm 50% nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân; trong bất cứ tình hình thị trường quan hệ cung cầu ra sao thì Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm tiêu thụ 100% lượng xăng, dầu do nhà máy sản xuất ra tại cổng nhà máy.
Với 3 cam kết như trên, đến nay chưa có cơ quan nào tính toán cụ thể số tiền thiệt hại thêm cho ngân sách quốc gia là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không phải là nhỏ, nó phải là hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí là hàng chục nghìn tỷ đồng, cộng với số tiền phải thực hiện cam kết ưu đãi thuế nhập khẩu 3 năm 7% như nêu trên thì số tiền thiệt hại cho ngân sách quốc gia sẽ là rất lớn.
"Có phải đây là vụ việc gây thiệt hại kinh tế cho quốc gia lớn nhất từ trước đến nay hay không?" Đại biểu Quốc hội khóa XIV Trần Quang Chiểu đặt câu hỏi.
>>Thiếu xăng dầu hay lấy cớ để găm hàng?
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Đánh giá về quá trình thu hút đầu tư dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa từng trả lời, dự án thực hiện trong thời điểm khó khăn, khi kinh tế, hạ tầng của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn yếu, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực châu Á cũng đang nỗ lực thu hút đầu tư như Việt Nam nên tính chất cạnh tranh rất lớn.
Chính phủ mong muốn có một dự án như Lọc hóa dầu Nghi Sơn do vậy chúng ta phải đưa ra những ưu đãi cạnh tranh với các nước, chính sách ưu việt mới thu hút được nhà đầu tư thực hiện dự án ở Việt Nam.
“Chúng ta phải chịu trách nhiệm bao tiêu 100% sản phẩm khi Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, đây là điều kiện thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong Bản ghi nhớ với các tập đoàn tham gia đầu tư dự án. Đây là điều kiện được nhà đầu tư được đưa ra đàm phán với Chính phủ để triển khai thực hiện dự án, do đó không thuộc trách nhiệm của tỉnh Thanh Hóa mà phải thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ, ngành Trung ương, đã có một số cuộc họp bàn tháo gỡ khó khăn này” - ông Nguyễn Văn Thi nói.
Chính phủ và các bộ, ngành tiến hành thảo luận, đàm phán với nhà đầu tư để giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho ngân sách quốc gia, song nhà đầu tư vẫn không nhượng bộ với lý do các ưu đãi của GGU đã được nhà đầu tư tính vào chi phí hiệu quả kinh doanh của dự án.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, những cam kết bảo lãnh giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư tại dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã có văn bản ghi nhớ. Việt Nam đã cam kết quốc tế cũng không thể vi phạm những cam kết đó, vì còn liên quan tới tín nhiệm quốc gia. Để giảm thiệt hại, cần tạo điều kiện cho dự án phát triển, kinh doanh hiệu quả nhằm giảm bớt gánh nặng cho quốc gia và chấp nhận thua thiệt để rút kinh nghiệm cho dự án khác.
“Thu hút đầu tư là cần thiết khi chúng ta không có kinh nghiệm, không có nguồn vốn, không có thị trường, gần như không có gì cả. Chúng ta phải chấp nhận thiệt thòi để có vốn mồi, tiếp cận. Tuy nhiên, khi chúng ta đã có tương đối vững vàng trong giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển thì ngay lập tức chấm dứt thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá với quá nhiều ưu tiên, ưu đãi. Không chỉ bất lợi cho đất nước mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh rất không lành mạnh làm thua thiệt cho doanh nghiệp trong nước” - luật sư Trương Thanh Đức nói.
Đánh giá về phần trách nhiệm trong thẩm định các điều kiện trong thu hút đầu tư dẫn đến những thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, có 2 phần trách nhiệm cần được xem xét, vấn đề thuộc về năng lực, nhận thức thì cũng phải xử lý nhưng ở mức độ vừa phải. Vấn đề liệu có dàn xếp, móc nối câu kết ăn chia gây thiệt hại cho nhà nước, lợi ích nhóm, tư túi thì phải xem xét xử lý nghiêm.
QUÁ NHIỀU CAM KẾT BẤT LỢI Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là liên doanh có tổng vốn đầu tư 9 tỉ USD, công suất 10 triệu tấn dầu/năm, đã chính thức đi vào vận hành thương mại từ tháng 12-2018. Chủ đầu tư gồm PVN với hơn 25% vốn, còn lại là các nhà đầu tư nước ngoài như Công ty Dầu hỏa Kuwait quốc tế và Công ty Idemitsu Kosan… Theo thỏa thuận của liên doanh, Nghi Sơn không những được bán với giá bán buôn các sản phẩm tại cổng nhà máy bằng giá nhập khẩu mà còn được cộng thêm vào giá bán 7% với xăng dầu, 3% với hóa dầu… Đặc biệt, trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống mức thấp hơn ưu đãi, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho số tiền chênh lệch trên, với số tiền được tính toán lên tới hàng tỉ USD nhưng đến nay vẫn chưa rõ phương án xử lý. |
Có thể bạn quan tâm
Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành
02:50, 12/02/2022
Thiếu xăng dầu hay lấy cớ để găm hàng?
03:30, 11/02/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
22:06, 10/02/2022
Từ khóa » Bù Lỗ Nghi Sơn
-
Phải Bù Lỗ Cho Nghi Sơn Hàng Tỉ USD: Chưa Thấy Ai Phải Chịu Trách ...
-
Nỗi Lo Lỗ Chồng Lỗ Lọc Dầu Nghi Sơn Và Thị Trường Xăng Dầu
-
Việc Bao Tiêu Sản Phẩm Và Bù Thuế Cho Lọc Dầu Nghi Sơn Là Vấn đề ...
-
Nút Thắt ở Nhà Máy Lọc Dầu Nghi Sơn - VnExpress Kinh Doanh
-
Bù Giá Hàng Chục Nghìn Tỷ đồng Cho Dự án Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn
-
PVN Bù Lỗ 2 Tỷ USD Mỗi Năm Cho Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn?
-
Giải Mã Khoản Lỗ "khủng" Lên đến 3 Tỷ USD Của Lọc Hóa Dầu Nghi ...
-
Nhà Máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn Vì Sao Càng Làm Càng Lỗ?
-
Lọc Dầu Nghi Sơn Ra Hàng, PVN Lo Phải Bù Lỗ Hàng Tỷ USD
-
Những Vấn đề Của Lọc Dầu Nghi Sơn - Báo Nhân Dân
-
Phải Bù Lỗ Cho Nghi Sơn Hàng Tỉ USD: Chưa Thấy Ai Phải Chịu Trách ...
-
Áp Lực Nợ Công Từ Việc Bù Lỗ Cho Lọc Dầu Nghi Sơn Và Bảo Lãnh Cho ...
-
PVN Bù Lỗ 2 Tỷ USD Mỗi Năm Cho Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn? - Dân Trí
-
Chuyện Gì đang Xảy Ra ở Nghi Sơn - Nhà Máy Lọc Dầu Lớn Nhất Của ...