Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành điện Tử - Jaxtina English Center

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành điện tử là tài liệu học tập được trung tâm tiếng Anh Jaxtina biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho các bạn những thuật ngữ chuyên ngành phổ biến nhất giúp các bạn có thể tiếp cận tài liệu liên quan đến chuyên ngành cũng như phục vụ trong công việc. Đặc biệt đây là tài liệu học Tiếng Anh tham khảo quý giá đối với các bạn sinh viên ngành Điện tử, ngoài ra các bạn học ngành này cũng không thể thiếu kiến thức về IT,nên hãy tham khảo thêm tiếng Anh chuyên ngành IT để chủ động hơn trong công việc nhé!

Nội dung bài viết

  • Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành điện tử
  • Bộ tài liệu và kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành điện
    • Một số kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành điện hiệu quả

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành điện tử

Ngày nay, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu được đối với học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, người đi làm, người quản lý….trong việc tích lũy, học hỏi, tìm kiếm cơ hội công việc tốt hơn. Có thể nói thành thạo ngôn ngữ này sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật. Dưới đây là 200 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành điện tử cơ bản. Nào, chúng ta cùng bắt đầu học từ nhé!

1. Introduction Nhập môn, giới thiệu 2. Philosophy  Triết lý
3. Linear  Tuyến tính 4. Ideal  Lý tưởng
5. Voltage source  Nguồn áp 6. Current source Nguồn dòng
7. Voltage divider  Bộ/mạch phân áp 8. Current divider  Bộ/mạch phân dòng
9. Superposition  (Nguyên tắc) xếp chồng 10. Ohm’s law  Định luật Ôm
11. Concept Khái niệm 12. Signal source Nguồn tín hiệu
13. Amplifier Bộ/mạch khuếch đại 14. Load  Tải
15. Ground terminal  Cực (nối) đất  16. Input  Ngõ vào
17. Output  Ngõ ra 18. Open-circuit  Hở mạch
19. Gain  Hệ số khuếch đại (HSKĐ), độ lợi 20. Voltage gain   Hệ số khuếch đại (độ lợi) điện áp
21. Current gain   Hệ số khuếch đại (độ lợi) dòng điện 22. Power gain Hệ số khuếch đại (độ lợi) công suất
23. Power supply  Nguồn (năng lượng) 24. Power conservation Bảo toàn công suất
25. Efficiency Hiệu suất 26. Cascade Nối tầng
27. Notation Cách ký hiệu 28. Specific Cụ thể
29. Magnitude Độ lớn 30. Phase Pha
31. Model Mô hình  32. Transconductance  Điện dẫn truyền
33. Transresistance Điện trở truyền 34. Resistance  Điện trở
35. Uniqueness Tính độc nhất 36. Response  Đáp ứng
37. Differential  Vi sai (so lệch) 38. Differential-mode  Chế độ vi sai (so lệch)
39. Common-mode  Chế độ cách chung 40. Rejection Ratio Tỷ số khử
41. Operational amplifier Bộ khuếch đại thuật toán 42. Operation Sự hoạt động
43. Negative Âm 44. Feedback Hồi tiếp
45. Slew rate Tốc độ thay đổi 46. Inverting  Đảo (dấu)
47. Noninverting Không đảo (dấu) 48. Voltage follower  Bộ/mạch theo điện áp
49. Summer Bộ/mạch cộng 50. Diffential amplifier  Bộ/mạch khuếch đại vi sai
51. Integrator Bộ/mạch tích phân  52. Differentiator  Bộ/mạch vi phân
53. Tolerance  Dung sai 54. Simultaneous equations  Hệ phương trình
55. Diode Đi-ốt (linh kiện chỉnh lưu 2 cực) 56. Load-line  Đường tải (đặc tuyến tải)
57. Analysis  Phân tích 58. Piecewise-linear  Tuyến tính từng đoạn
59. Application  Ứng dụng 60. Regulator Bộ/mạch ổn định
61. Numerical analysis Phân tích bằng phương pháp số 62. Loaded Có mang tải
63. Half-wave Nửa sóng 64. Rectifier Bộ/mạch chỉnh lưu
65. Charging Nạp (điện tích) 66. Capacitance Điện dung
67. Ripple Độ nhấp nhô  68. Half-cycle  Nửa chu kỳ
69. Peak Đỉnh (của dạng sóng) 70. Inverse voltage Điện áp ngược (đặt lên linh kiện chỉnh lưu)
71. Bridge rectifier  Bộ/mạch chỉnh lưu cầu 72. Bipolar Lưỡng cực
73. Junction Mối nối (bán dẫn) 74. Transistor Tran-zi-to (linh kiện tích cực 3 cực)
75. Qualitative Định tính 76. Description (Sự) mô tả
77. Region Vùng/khu vực 78. Active-region  Vùng khuếch đại
79. Quantitative Định lượng 80. Emitter Cực phát
81. Common-emitter  Cực phát chung  82. Characteristic Đặc tính
83. Cutoff  Ngắt (đối với BJT) 84. Saturation  Bão hòa
85. Secondary Thứ cấp 86. Effect  Hiệu ứng
87. n-Channel Kênh N 88. Governing Chi phối
89. Triode Linh kiện 3 cực 90. Pinch-off Thắt (đối với FET)
91. Boundary Biên 92. Transfer (Sự) truyền (năng lượng, tín hiệu …)
93. Comparison Sự so sánh 94. Metal-Oxide-Semiconductor  Bán dẫn ô-xít kim loại
95. Depletion (Sự) suy giảm 96. Enhancement (Sự) tăng cường
97. Consideration  Xem xét  98. Gate Cổng
99. Protection Bảo vệ 100. Structure Cấu trúc
101. Diagram Sơ đồ 102. Distortion Méo dạng
103. Biasing  (Việc) phân cực 104. Bias stability  Độ ổn định phân cực
105. Four-resistor  Bốn-điện trở 106. Fixed  Cố định
107. Bias circuit Mạch phân cực 108. Constant base  Dòng nền không đổi
109. Self bias Tự phân cực  110. Discrete Rời rạc
111. Dual-supply Nguồn đôi 112. Grounded-emitter Cực phát nối đất
113. Diode-based  (Phát triển) trên nền đi-ốt 114. Current mirror Bộ/mạch gương dòng điện
115. Reference  Tham chiếu 116. Compliance Tuân thủ
117. Relationship  Mối quan hệ 118. Multiple Nhiều (đa)
119. Small-signal  Tín hiệu nhỏ 120. Equivalent circuit  Mạch tương đương
121. Constructing  Xây dựng 122. Emitter follower  Mạch theo điện áp (cực phát)
123.Common collector Cực thu chung 124. Bode plot  Giản đồ (lược đồ) Bode
125. Single-pole  Đơn cực (chỉ có một cực) 126. Low-pass  Thông thấp
127. High-pass  Thông cao 128. Coupling (Việc) ghép
129. RC-coupled  Ghép bằng RC 130. Low-frequency  Tần số thấp
131. Mid-frequency Tần số trung 132. Performance Hiệu năng
133. Bypass  Nối tắt 134. Deriving (Việc) rút ra (công thức, mối quan hệ, …)
135. Hybrid Lai 136. High-frequency Tần số cao
137. Nonideal Không lý tưởng 138. Imperfection  Không hoàn hảo
139. Bandwidth  Băng thông (dải thông) 140. Nonlinear  Phi tuyến
141. Voltage swing  Biên điện áp (dao động) 142. Current limits  Các giới hạn dòng điện
143. Error model  Mô hình sai số 144. Worst-case  Trường hợp xấu nhất
145. Instrumentation amplifier  Bộ/mạch khuếch đại dụng cụ (trong đo lường) 146. Simplified Đơn giản hóa
147. Noise Nhiễu 148. Johnson noise  Nhiễu Johnson
149. Shot noise Nhiễu Schottky 150. Flicker noise Nhiễu hồng, nhiễu 1/f
151. Interference Sự nhiễu loạn 152. Noise performance  Hiệu năng nhiễu
153. Term  Thuật ngữ 154. Definition Định nghĩa
155. Convention Quy ước 156. Signal-to-noise ratio Tỷ số tín hiệu-nhiễu
157. Noise figure Chỉ số nhiễu 158. Noise temperature Nhiệt độ nhiễu
159. Converting Chuyển đổi 160. Adding  Thêm vào
161. Subtracting Bớt ra 162. Uncorrelated Không tương quan
163. Quantity Đại lượng 164. Calculation  (Việc) tính toán, phép tính
165. Data  Dữ liệu 166. Logic gate Cổng luận lý
167. Inverter  Bộ/mạch đảo (luận lý) 168. Ideal case Trường hợp lý tưởng
169. Actual case  Trường hợp thực tế 170. Manufacturer Nhà sản xuất
171. Specification Chỉ tiêu kỹ thuật 172. Noise margin  Biên chống nhiễu
173. Fan-out Khả năng kéo tải 174. Consumption Sự tiêu thụ
175. Static  Tĩnh 176. Dynamic  Động
177. Rise time  Thời gian tăng 178. Fall time  Thời gian giảm
179. Propagation delay  Trễ lan truyền 180. Logic family  Họ (vi mạch) luận lý
181. Pull-up Kéo lên 182. Drawback  Nhược điểm
183. Large-signal  Tín hiệu lớn 184. Half-circuit Nửa mạch (vi sai)
185. Visualize Trực quan hóa 186. Node  Nút
187. Mesh Lưới 188. Closed loop Vòng kín
189. Microphone Đầu thu âm 190. Sensor  Cảm biến
191. Loudspeaker Loa 192. Microwave Vi ba
193. Oven 194. Loading effect Hiệu ứng đặt tải
195. rms value  Giá trị hiệu dụng 196. figure of merit  Chỉ số (không thứ nguyên)
197. Visualization Sự trực quan hóa 198. Short-circuit Ngắn mạch
199. Voltmeter Vôn kế 200. Ammeter  Ampe kế

Làm thế nào để trong vòng 1 tuần bạn phải ngốn hết 400 trang tiếng Anh chuyên ngành điện tử. Không chỉ là đọc hiểu mà còn phải học thuộc để làm bài thi nữa. Jaxtina sẽ chia sẻ với bạn một số bộ tìài liệu và kinh nghiệm học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành điện mà chúng tôi có được.

Hiện trung tâm Jaxtina English Center đang có nhiều chương trình ưu đãi học phí khi đăng ký combo 2 khóa học trở lên cũng nhiều khuyến mãi khác. Điền ngay thông tin vào form bên dưới để đăng ký nhận thông tin chi tiết về chương trình ưu đãi nhé!

TƯ VẤN KHÓA HỌC

Bộ tài liệu và kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành điện

  1. Tài liệu Từ vựng tiếng Anh ngành điện

Là cuốn tài liệu tổng hợp các thuật ngữ chuyên ngành điện cơ bản, rất thích hợp với học viên mới làm quen với lĩnh vực này. Nắm vững và vận dụng được các thuật ngữ cơ bản này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho học viên tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu hơn.

  1. Từ điển Anh – Anh chuyên ngành điện – Electrical Engineering Dictionary

Là cuốn từ điển chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật, điện. Các thuật ngữ được diễn giải một cách chi tiết giúp học viên hiểu và nắm chắc thuật ngữ. Tuy nhiên, học viên cần có vốn kiến thức tiếng Anh nhất định mới có thể đọc và nắm bắt được nội dung.

>>>> Tìm Hiểu Ngay: Trau dồi tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu

Một số kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành điện hiệu quả

Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Bạn hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa.

Và bạn không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất. Và quan trọng nhất là sau khi đọc xong đoạn đó, hãy ghi lại nghĩa của từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc để lần sau nếu gặp lại thì bạn sẽ không cần phải tra từ điển.

>>>> Đừng Bỏ Qua: Tổng hợp từ vựng tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật

Jaxtina hy vọng với 200 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành điện tử cơ bản này, các bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm để nâng cao hơn nữa vốn từ vựng chuyên ngành của mình, phục vụ tốt hơn trong học tập cũng như công việc sau này. Jaxtina chúc các bạn học tốt!

>>>> Tiếp Tục Với: Sách hay tiếng anh chuyên ngành cơ khí

Từ khóa » Dịch Chuyên Ngành điện