Tuần 19. Vợ Chồng A Phủ (trích) - Ngữ Văn 12 - Hướng Thị Minh Anh

Đăng nhập / Đăng ký VioletBaigiang
  • ViOLET.VN
  • Bài giảng
  • Giáo án
  • Đề thi & Kiểm tra
  • Tư liệu
  • E-Learning
  • Kỹ năng CNTT
  • Trợ giúp

Thư mục

Các ý kiến mới nhất

  • cho em xin link của các tình huống được không...
  • Thứ 5 ngày 9 tháng 5 năm 2024 Toán‎5/‎10/‎2024 Bài...
  • THÁNG 5 NHỚ BÁC Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh...
  • VÕ NGUYÊN GIÁP ...
  • Trang đầu tiêu đề nó bị khác màu chứ không...
  • thưa cô em thấy bài của cô làm rất đc...
  • ...
  • VỀ TRANG CHỦ...
  • BÀI 30 KẾT QUẢ CÓ THỂ- ĐẠI SỐ 8 HK2-...
  • CHÀO MỪNG CÔ  VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI • BÀI...
  • CHÀO MỪNG CÔ  VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI • BÀI...
  • Làm sao để tải bài giảng này để chuyển thành...
  • bài soạn đầy đủ,có bảng từ vựng,cảm ơn tác giả...
  • nội dung bài phong phú,các slide đẹp ,có củng cố...
  • Thống kê

  • 551534655 truy cập (chi tiết) 27930 trong hôm nay
  • 2410477768 lượt xem 51398 trong hôm nay
  • 14832007 thành viên
  • Thành viên trực tuyến

    491 khách và 35 thành viên
  • Phi Thi Hai
  • Nguyễn Thị Bảy
  • Trần Hà
  • Nguyễn Thị Như Yến
  • Lê Thị Minh Tâm
  • đỗ thanh hải
  • trần thị hải ninh
  • Mai Hậu
  • Phạm Thừa Chí
  • Nguyễn Thị Liên Hương
  • Vũ Xuân Hoà
  • trịnh hoàng lil
  • Nguyễn Thu Dung
  • Trần Văn Hương
  • Nguyên hị hợi
  • Trần Châu
  • Đỗ Thị Thanh Loan
  • tạ văn hoài
  • Nguyễn Thị Hiền
  • Lê Tấn Kiệt
  • Tìm kiếm theo tiêu đề

    Searchback

    Đăng nhập

    Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

    Quảng cáo

    Tin tức thư viện

    Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

    12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
  • Khắc phục hiện tượng không xuất hiện menu Bộ công cụ Violet trên PowerPoint và Word
  • Thử nghiệm Hệ thống Kiểm tra Trực tuyến ViOLET Giai đoạn 1
  • Xem tiếp

    Hướng dẫn sử dụng thư viện

    Bài 4: Quản lí ngân hàng câu hỏi và sinh đề có điều kiện

    12808795 Ở , , chúng ta đã biết cách tạo một đề thi từ ngân hàng có sẵn hay tự nhập câu hỏi, tạo cây thư mục để chứa đề thi cho từng môn. Trong bài này chung ta tiếp tục tìm hiểu cách xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi mà mình đã đưa lên và...
  • Bài 3: Tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến dạng chọn một đáp án đúng
  • Bài 2: Tạo cây thư mục chứa câu hỏi trắc nghiệm đồng bộ với danh mục SGK
  • Bài 1: Hướng dẫn tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến
  • Lấy lại Mật khẩu trên violet.vn
  • Kích hoạt tài khoản (Xác nhận thông tin liên hệ) trên violet.vn
  • Đăng ký Thành viên trên Thư viện ViOLET
  • Tạo website Thư viện Giáo dục trên violet.vn
  • Xác thực Thông tin thành viên trên violet.vn
  • Hỗ trợ trực tuyến trên violet.vn bằng Phần mềm điều khiển máy tính từ xa TeamViewer
  • Xem tiếp

    Hỗ trợ kĩ thuật

    • (024) 62 930 536
    • 091 912 4899
    • hotro@violet.vn

    Liên hệ quảng cáo

    • (024) 66 745 632
    • 096 181 2005
    • contact@bachkim.vn

    Tìm kiếm Bài giảng

    Đưa bài giảng lên Gốc > Trung học phổ thông > Ngữ văn > Ngữ văn 12 >
    • Tuần 19. Vợ chồng A Phủ (trích)
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    Tuần 19. Vợ chồng A Phủ (trích) Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Tham khảo cùng nội dung: Bài giảng, Giáo án, E-learning, Bài mẫu, Sách giáo khoa, ... Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Người gửi: Nguyễn Minh Anh Ngày gửi: 21h:48' 18-05-2022 Dung lượng: 139.9 MB Số lượt tải: 225 Số lượt thích: 0 người Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong trích đoạn vừa xem?Tô Hoài I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả- Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại bằng con đường tự học.- Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật của đời.- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.2. Văn bản a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác- In trong tập Truyện Tây Bắc - được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955Tô Hoài - Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.Đất nước và con người miền Tâyđã để thương để nhớ trong tôi nhiều quá… Hình ảnh một Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành hình trong tâm trí tôi. Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác… Truyện Tây Bắc là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn đối với con người và cuộc sống vùng miền núi Tây Bắc, kết tinh những tình cảm nồng nàn mà nhà văn vẫn dành cho con người vùng cao Tây Bắc ấy.Chuyện ở Hồng Ngài Trước khi về làm dâuKhi về làm dâuMùa xuân ở Hồng Ngài A Phủ bị bắt trừ nợ Mùa đông ở Hồng Ngài A Phủ bị tróiCắt dây cởi trói Sự trỗi dậy Chuyện ở Phiềng SaAi ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.- Em có nhận xét gì cách giới thiệu nhân vật Mị của tác giả? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1. Nhân vật Mị a) Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra* Cách giới thiệu nhân vật * Cách giới thiệu nhân vật Mị.“Cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa ... lúc nào mặt cũng buồn rười rượi”Cách vào truyện ngắn gọn, ấn tượng - Thủ pháp đối lậpCô là con dâu gia đình giàu có, quyền lựcCô luôn làm việc cực nhọc và lúc nào cũng buồn Cách tạo tình huống “có vấn đề”: tạo sự tò mò, hấp dẫn người đọcCô gái lẻ loi, âm thầm lẫn vào các vật vô triCảnh đông đúc, tấp nập ở nhà thống lí Pá Tra- Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buông Mị”, “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”- Là người con hiếu thảo, tự trọng, khao khát cuộc sống tự do “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”* Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra* Từ khi bị bắt về làm dâu gạt nợ - Thời gian: “Đã mấy năm”, nhưng “từ năm nào cô không nhớ …”  không còn ý thức về thời gian, không còn ý thức về cuộc đời làm dâu gạt nợ.- Không gian: tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa…khe suối. Căn buồng kín mít. -> Không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn quẩn…- Hành động, dáng vẻ bên ngoài: + Cúi mặt, buồn rười rượi, đêm nào cũng khóc …+ Trốn về nhà, định tự tử …+ Cúi mặt, không nghĩ ngợi … vùi vào làm việc cả ngày và đêm.- Suy nghĩ: + Tưởng mình là con trâu, con ngựa nghĩ rằng "mình sẽ ngồi trong cai lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi…".+ Ngày Tết: chẳng buồn đi chơi…=> Những năm tháng làm dâu trong nhà thống lí Pá Tra là một chuỗi dài triền miên những cực nhọc vất vả nối tiếp, sự chịu đựng nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức về bản thân và mong muốn đổi thay số phận.BÀI TẬP THỰC HÀNH Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí.Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)1. Xác định phương thức biểu đạt chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản? 3. Nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật đối lập trong đoạn văn? 4. Các từ ngữ được gạch chân: tảng đá , tàu ngựa, cúi mặt, mặt buồn rười rượi có ý nghĩa gì trong việc thể hiện thân phận của nhân vật Mị?Câu 1: Phương thức tự sựCâu 2: Đoạn văn kể lại sự xuất hiện của nhân vật Mị thuộc phần mở đầu truyện khi Mị đang ở nhà thống lí Pá Tra.Câu 3: Tô Hoài sử dụng nghệ thuật đối lập: một bên là nhà thống lí quyền thế, giàu sang, một bên là cô gái lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Bằng hình thức này, tác giả báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi Tây Bắc.- Không chỉ tả cảnh nơi ngồi của Mị, nhà văn còn dự báo một thân phận trâu ngựa, một tâm hồn câm lặng như tảng đá, một ý thức cam chịu, bị tê liệt tinh thần phản kháng ở nhân vật Mị nếu cứ chôn chặt tuổi thanh xuân nơi nhà thống lí. - Qua đó, nhà văn gián tiếp tố cáo mạnh mẽ bản chất độc ác của bọn chúa đất miền núi Tây Bắc; thương xót, cảm thông cho số phận người dân lúc bấy giờ.Câu 4: Các từ ngữ được gạch chân: tảng đá , tàu ngựa, cúi mặt, mặt buồn rười rượi có ý nghĩa: BÀI TẬP VỀ NHÀ: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau: Viết đọan văn, làm thơ, soạn nhạc, vẽ ...Cảm nhận của em về nhân vật Mị khi làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá TraCâu 1: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được sáng tác khi:ABCDCâu 2: Đặc điểm phong cách nào dưới đây không phải là nét nổi bật của Tô Hoài ở Vợ chồng A Phủ ?ABCDA. Sự cô đơn.B. Sự vô cảm. C. Mất hẳn đời sống ý thức.D. Cả A, B và C đều đúng.Câu 3: Mị được miêu tả qua hình ảnh"lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", chi tiết này cho ta biết điều gì về Mị trong ngày tháng làm dâu"gạt nợ" trong nhà Pá Tra ?Vợ chồng A Phủ (tiếp) Tô Hoài b. Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị: Mị có thật sự tê liệt cả ý thức về bản thân và mong muốn đổi thay số phận? - “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”“Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà..”=> - Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi:“Mày có con trai con gái rồi/Mày đi làm nươngTa không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu”* Cảnh mùa xuân:Khung cảnh mùa xuân đã tác động đến Mị như thế nào? Mị đã thật sự chai sạn, không muốn đổi thay số phận ? Mị ngheMị ngồi nhẩm+ Mị chú ý lắng nghe tiếng sáo từ xa vọng lại, + Hình dung ra bóng người lấp ló đầu núi thổi sáo gọi bạn tình+ Nhận ra sắc thái thiết tha, bổi hổi của tiếng sáo+ Người đàn bà âm thầm câm lặng ấy đã nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi...Mị mở lòng mình để đón nhận và hòa vào âm thanh nồng nàn của tình yêu trong tiếng sáo.Khung cảnh mùa xuân: tươi vui, tràn đầy sức sống* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:- Lúc uống rượu đón xuân: “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát”Mị đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa.- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn: + Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” + “… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…” + Mị muốn chết:“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra” Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. + Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo: “Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu quả pao rơi rồi”. Tiếng sáo biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do đã thổi bùng lên ngọn lửa tâm hồn Mị+ Mị hành động: o “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu” Mị muốn được đi chơi xuâno “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”- Khi bị A Sử trói đứng: + “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi...”+ “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được...”  Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng.+ “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi (…). Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ (…). Mị lúc mê lúc tỉnh…”=> Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch:=> Tư tưởng của nhà văn: Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên.=> sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt.>< khát vọng mãnh liệt hiện thực phũ phàng * Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:c) Sức phản kháng mạnh mẽ - Lúc đầu khi chứng kiến A phủ bị trói “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay” Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.- Khi nhìn thấy A Phủ khóc+ “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” + “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”+ Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bi trói đến chết Thương người, thương mình.+ Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác…”+ Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét” Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác.+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy” Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến hành động.- Mị liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ“Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây…”=> Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: + Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người.+ Tình thương đã dẫn đến hành động tất yếu: liều mình cứu ngườiMị đứng lặng trong bóng tối.Rồi Mị vụt chạy ra... băng đi… đuổi kịpA PhủA Phủ cho tôi đi… Ở đây thì chết mấtRồi Mị vụt chạy ra... băng đi… đuổi kịpA Phủ Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình.Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt. + tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình. Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động.2. Nhân vật A Phủa) Số phận đặc biệt của A Phủ - Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch - 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thoát và lưu lạc đến Hồng Ngài.- “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”- Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng: “Đứa nào được A Phủ cúng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”- A Phủ rất nghèo, không lấy nổi vợ- Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài”- Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử (…). Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”b) Tính cách đặc biệt của A Phủ - Khi trở thành người làm công gạt nợ: + A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước đây. + Không sợ cường quyền, kẻ ác:  Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái chết.- Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng nhanh chóng sau này.c) Cảnh xử kiện - Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp: “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm”. Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.- Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất.+ Bọn chúa đất đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi xử án nhằm chiếm đoạt sức lao động của A Phủ.+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà Thống lí Pá Tra. -> Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.3. Nghệ thuật:* Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc- Nét khác nhau giữa hai nhân vật:+ Mị: được khắc họa với sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn.+ A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.- Nét giống nhau: + Tính cách của những người dân lao động miền núi + Mị: Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong luôn sôi nổi, ham sống, khao khát tự do và hạnh phúc. + A Phủ: Táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin.=> Cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt.3. Nghệ thuật - Khắc họa nhân vật: sống động và chân thực. - Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc (diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đem Mị cắt dây trói cho A Phủ). - Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán (tục cưới vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết…).- Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt, mang phong cách truyền thống nhưng đầy sáng tạo (kể theo trình tự thời gian nhưng có đan xen hồi ức, vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh ….). - Ngôn ngữ: sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ. - Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người đọc. EM GÁI H’MÔNG XUỐNG CHỢ Nguyễn Thị Mai Em mười lăm tuổi địu conMá hồng như trái đào giòn trên câyMẹ trẻ dại, con thơ ngâyLội ra từ những vũng mây bản nghèo Đưa chồng mười sáu đi theoTay không thủng thẳng, hồn treo đỉnh rừngLen qua ngũ sắc tưng bừngMắt vương quán rượu là dừng bước chân Chợ phiên tháng họp đôi lầnCứ tờ lịch đỏ cuối tuần là điCó phiên chẳng bận mua gìChồng đi giữ vợ, vợ vì thích vui Yêu chồng chẳng phải ai xuiMái trường nội trú bỏ vùi tháng nămĐất nghèo ngỡ chẳng đủ ănĐành ngồi xếp đá mà ngăn bờ ràoBuồn thì xuống chợ lao xaoGiấu piềnh*, rượu hát nghêu ngao rừng chiềuBuồn thì lại đẻ cho nhiềuDắt con xuống chợ mà tiêu nỗi buồn Lưng mười lăm tuổi địu conGiá em khoác cặp chân son tới trường.Câu chuyện của Mị, cô gái trong văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về tục “cướp vợ”; nạn tảo hôn của đồng bào vùng cao? BÀI TẬP VỀ NHÀ Tìm đọc toàn bộ văn bản - thiết kế clip giới thiệu Tô Hoài cùng những chia sẻ về tác phẩm Vợ chồng A Phủ.- Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện.   ↓ ↓ Gửi ý kiến

    Hãy thử nhiều lựa chọn khác

  • ThumbnailTuần 19. Vợ chồng A Phủ (trích)
  • Thumbnailtuần 19 Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
  • ThumbnailTuần 19. Vợ chồng A Phủ (trích)
  • ThumbnailTuần 19. Vợ chồng A Phủ (trích)
  • ThumbnailTuần 19. Vợ chồng A Phủ (trích)
  • ThumbnailVợ Chồng A Phủ
  • Còn nữa... ©2008-2017 Thư viện trực tuyến ViOLET Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - ĐT: 04.66745632 Giấy phép mạng xã hội số 16/GXN-TTĐT cấp ngày 13 tháng 2 năm 2012

    Từ khóa » Soạn Bài Vợ Chồng A Phủ Violet