Tục Dựng Và Hạ Cây Nêu Mùng 7 Tết Của Người Việt - Công Luận
Cây nêu ngày Tết để xua đuổi ma quỷ, bảo vệ sự bình an cho con người, được dựng lên trong 15 ngày Tết nguyên đán.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng, các gia đình sẽ làm lễ hạ cây nêu. Ngày dỡ cây nêu gọi là khai hạ.
Người xưa quan niệm rằng từ ngày 23 tháng Chạp cho tới đêm giao thừa, do vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn về quấy nhiễu, do đó phải dựng nêu để xua đuổi tà ma.
Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức chép rằng: "Bữa trừ tịch mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, TS Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Tục trồng cây nêu trước sân, kết ba cái lại buộc bó vàng, có khi còn thêm cổ mũ nhỏ, vài cái khánh bằng đất nung.
Cây nêu báo hiệu cho biết đất có chủ và do đó ma quỷ không được quấy phá. Ở thành phố và nông thôn nơi chật hẹp không tiện trồng cây nêu thì người ta dùng cành đa, lá dứa (cây dứa dại, lá có nhiều gai) cài ở cổng. Vôi thì rắc vôi bột vẽ bàn cờ, cung, nỏ có tên bắn ra đằng trước và hai bên… cũng là nhằm mục đích trấn trừ ma quỷ".
Trong khuôn khổ hoạt động văn hóa "Tống cựu nghinh tân", Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tái dựng nghi lễ dựng cây nêu một cách trang trọng tại Hoàng thành Thăng Long. Phong tục tốt đẹp này mới được khôi phục mấy năm gần đây và được coi là một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất Hà thành trong những ngày Tết Nguyên đán.
Tết Nhâm Dần 2022, các nghi lễ truyền thống cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu được thực hiện tại Hoàng thành Thăng Long vào ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp năm Tân Sửu).
Theo phong tục, những ngày Tết nguyên đán, khi đã dựng nêu lên là người dân tạm dừng mọi công việc, chỉ yên tâm ăn Tết. Đến hết mùng 7, ngày hạ nêu, người dân lại trở về với cuộc sống hàng ngày.
Do đó, lễ hạ cây nêu là một nghi thức quan trọng để kết thúc Tết Nguyên đán. Ngày xưa, trước khi dâng hương lễ tạ trong lễ hạ cây nêu, người xưa còn có tục đốt pháo mừng. Nhiều gia đình cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc giao thừa.
Khi làm lễ hạ cây nêu, các gia đình chuẩn bị mâm cơm cúng, có thể là cơm chay hoặc mặn. Ngoài ra còn đủ đèn, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối, tiền vàng, sớ. Bày biện đầy, gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước, sau đó mới làm lễ ở ngoài trời.
Ngày nay, khi xã hội đã có nhiều thay đổi, cây nêu hiếm dần. Việc dựng và hạ cây nêu chỉ còn ở một vài vùng quê, trong các đình chùa. Mặc dù thế, cứ nhắc đến Tết người ta lại nhắc đến cây nêu như những lệ xưa, tục cũ, mang đến những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thế Vũ
Từ khóa » Hạ Nêu Vào Ngày Nào
-
Cây Nêu Ngày Tết được Hạ Vào Ngày Nào?
-
Lễ Khai Hạ (cúng Hạ Nêu) Là Gì? Diễn Ra Vào Thời điểm Nào Trong Năm?
-
Cây Nêu Ngày Tết được Hạ Vào Ngày Nào? - VTC News
-
Lễ Khai Hạ Là Gì? Lễ Khai Hạ 2022 Rơi Vào Mùng ...
-
Mùng 7 Tết Là Ngày Gì? Lễ Khai Hạ Là Gì? - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Lễ Khai Hạ Là Gì? Lễ Khai Hạ 2022 Rơi Vào Mùng Mấy ...
-
Tìm Hiểu Ngày Lễ Khai Hạ Ngày Mùng 7 Tết Nguyên đán
-
Cây Nêu Ngày Tết được Hạ Vào Thời điểm Nào?
-
Ngày Nào Hạ Cây Nêu Là Chuẩn Nhất - Bao Phu Nu
-
Cây Nêu Ngày Tết - Báo điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Lễ Khai Hạ Là Gì? Lễ Cúng Khai Hạ Gồm Những Gì, Vào Buổi Nào?
-
Cây Nêu Ngày Tết được Dựng Vào Ngày Nào, Hạ Vào Thời điểm Nào?
-
Tục Trồng Và Hạ Cây Nêu Ngày Tết - PLO
-
Cây Nêu Ngày Tết được Hạ Vào Thời điểm Nào? - VnReview