Tục Khất Keo Làm Cụ Từ - Hoàng Thành Thăng Long
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Di tích / Di vật
- Thành Hào Cổ Loa
- Di tích tiêu biểu khác
- Di vật tiêu biểu
- Văn hóa phi vật thể
- Nhân vật lịch sử
- An Dương Vương
- Mỵ Châu
- Trọng Thủy
- Cao Lỗ Hầu
- Ngô quyền
- Du khách
- Tin tức
- Liên hệ
- Q&A
- EN
- |
- VI
Làng Cổ Loa xưa có 4 giáp Đông Nhất, Đông Nhì, Đông Tam, Đoài Tự. Hàng năm, mỗi giáp cử ra 1 cụ cao niên để “ứng cử” vào vị trí cụ Từ (Quan Đám) - người sẽ đại diện cho dân làng cúng tế trong lễ hội và có trách nhiệm thực hiện nghi lễ, lễ tiết trong năm, trông nom, bảo vệ tại khu đền thờ vua An Dương Vương và Am Mỵ Châu. Theo thông lệ, vào ngày mồng 10 và 12 tháng Chạp, bốn cụ sẽ lên đền thờ vua An Dương Vương làm lễ khất keo (xin âm dương), ứng với người nào thì người ấy được cử làm cụ Từ. Đến ngày 14 tháng Chạp, cụ Từ mới sẽ lên lễ tạ tại đền Thượng (hay còn gọi là lễ nhập tịch). Ngày 16 thì đi mua sắm đồ mã để ở cầu Cung (Cầu Cung ở phía Tây chợ Sa, bên ngoài thành Trung, đoạn gần “Trấn Nam môn”). Vào ngày 18 tháng Chạp, Ban tổ chức lễ hội cùng cụ Từ làm lễ rước mã từ cầu Cung, chợ Sa về đền Thượng, am Mỵ Châu, đền Thạch (còn được gọi là đền Đá, thuộc di tích Ngự xạ đài). Đến ngày 20 tháng Chạp, cụ Từ được về nhà làm lễ vinh quy bái tổ. Hàng ngày, cụ Từ mặc trang phục quần trùng màu vàng, áo dài vàng, khăn màu vàng, chân đi giày hoặc dép quai hậu.
Ngày nay, vẫn theo Cổ Lệ của địa phương, cứ vào ngày 14 tháng Chạp hàng năm, UBND xã Cổ Loa, Mặt trận tổ quốc và nhận dân Cổ Loa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di dản Thăng Long – Hà Nội, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa tổ chức buổi bàn giao và tiếp nhận cụ Từ tại Di tích Đền Thượng. Công tác lựa chọn, tiến cử cụ Từ - người đại diện cho nhân dân lên hầu Thánh để cầu cho muôn dân ấm no hạnh phúc, cho thiên hạ thái bình, được thực hiện vào đầu tháng Chạp hàng năm, do nhân dân 15 thôn xóm và Mặt trận Tổ quốc xã Cổ Loa bầu ra. Cụ Từ được tiến cử ở độ tuổi từ 55 trở lên là người am hiểu về lịch sử, tiểu sử công danh hiển hách của vua An Dương Vương và phong tục tập quán của Cổ Loa, vợ chồng phải song toàn, con cháu hưng thịnh, có “cả nếp, cả tẻ”, được các cụ và dân làng tín nhiệm. Trước khi dự lễ bàn giao, tiếp nhận, họ hàng và con cháu trong gia đình hai cụ Từ mới sẽ vào các điểm di tích Đền Thượng, Đình Ngự Triều Di Quy, Am Mỵ Châu thắp hương dâng lễ lên Đức vua An Dương cầu mong Đức vua phù hộ độ trì cho công việc được thuận buồm xuôi gió. Sau đó, là công tác tiếp nhận, bàn giao hiện vật, di vật, đồ thờ tự, trang thiết bị… giữa cụ Từ cũ (năm trước), cụ Từ mới (năm nay) và cán bộ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa.
Các bài viết khácTục kiêng tên huý
Tục kiêng nuôi gà, ngan, ngỗng trắng
Tục khất keo làm cụ từ
Tục kết chiềng/ chạ và hội ăn yến vào tháng Giêng, tháng Hai
Tục gửi hậu
Tục đãi dâu không đãi rể
Từ khóa » Khất Ca
-
Kết Quả Tìm Kiếm Của 'hành Khất' : NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Kết Quả Tìm Kiếm Của 'khất' : NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Không Có Tiêu đề
-
Khất - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tôn Giả Tu Bồ Đề Và Hạnh Khất Thực Nhà Giàu - .vn
-
Cách Nhận Biết Khất Thực đúng Pháp - .vn
-
Chẳng Phải Chúng Ta Toàn Là Những Kẻ Hành Khất Cả Hay Sao?
-
Người Hành Khất
-
Kinh An Trú Thanh Tịnh Trong Thời Gian Đi Khất Thực - Làng Mai
-
Tượng Phật Thích Ca Khất Thực | Shopee Việt Nam
-
Shopee Việt Nam - Tượng Phật Thích Ca Khất Thực
-
Tượng Phật Thích Ca Khất Thực Gỗ Trắc đỏ đen Cao 20