Tục Ngữ: Cây Muốn Lặng, Gió Chẳng Dừng - Ca Dao Mẹ

  • Cây muốn lặng, gió chẳng dừng

    Cây muốn lặng, gió chẳng dừng

    Dị bản
    • Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng

    • Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • gió
      • cây
      • đối nhân xử thế
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 17 March,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông

    Đầu người giàu không có tóc, Chân người nghèo không có lông

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • tướng mạo
    • Người đăng: Phan An
    • 7 November,2024
  • Người ăn thì còn, con ăn thì hết

    Người ăn thì còn, con ăn thì hết

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 21 July,2024
  • Muốn nói ngoa làm cha mà nói

    Muốn nói ngoa làm cha mà nói Muốn nói không làm chồng mà nói

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 May,2024
  • Ơn nghĩa đổ đầu cù lao

    Ơn nghĩa đổ đầu cù lao

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 22 April,2024
  • Bống có gan bống, bớp có gan bớp

    Bống có gan bống, bớp có gan bớp

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá bống
      • cá bớp
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Cá rô rạch ngược

    Cá rô rạch ngược

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá rô
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Học khôn đến chết, học nết đến già

    Học khôn đến chết, Học nết đến già.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 24 February,2024
  • Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất

    Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • phong tục
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 February,2024
  • Giúp ngặt chứ không giúp nghèo

    Giúp ngặt chứ không giúp nghèo

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 10 October,2023
  • Ăn cơm bảy phủ

    Ăn cơm bảy phủ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 2 March,2023
Có cùng từ khóa:
  • Xới cơm thì xới lòng ta

    Xới cơm thì xới lòng ta So đũa thì phải so ra lòng người

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • đối nhân xử thế
      • ăn cơm
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 15 April,2015
  • Tháng Bảy gió đập cành đào

    Tháng Bảy gió đập cành đào Bước sang tháng Tám đánh vào cành mai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • gió
    • Người đăng: Phan An
    • 12 November,2013
  • Gió bên đông, động bên tây

    Gió bên đông, động bên tây Tuy rằng nói đấy nhưng đây chạnh lòng

    Dị bản
    • Sấm bên đông, động bên tây Tuy rằng nói đấy nhưng đây động lòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • gió
      • nỗi buồn
    • Người đăng: Kim Khương
    • 14 October,2013
  • Khóc hổ ngươi cười ra nước mắt

    Khóc hổ ngươi cười ra nước mắt Vuốt mặt kêu trời, trời ắt có hay Chẳng qua duyên số ông trời đày Đêm đêm trách gió, ngày ngày hờn mưa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • gió
      • mưa
      • khóc
      • ngày đêm
      • duyên số
    • Người đăng: Kim Khương
    • 17 September,2013
  • Nước mắm mặn ba năm còn mặn

    Nước mắm mặn ba năm còn mặn Gừng già cay chín tháng còn cay Hai đứa ta thương nhau thiên hạ đều hay Đèn tọa đăng sao em không tắt? Cửa khóa sắt khoan gài Chờ cho phụ mẫu ngủ, em ra ngoài với anh!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • đèn tọa đăng
      • gừng
      • cây
      • nước mắm
      • phụ mẫu
      • tình yêu
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 2 September,2013
  • Gió đưa đỏng đảnh lá tre

    Gió đưa đỏng đảnh lá tre Mặt rỗ hoa mè, anh thấy mà thương!

    Dị bản
    • Gió đưa mười tám lá me Mặt rỗ hoa mè, ăn nói vô duyên

    • Gió đưa mười tám lá me Mặt rỗ hoa mè, xấu lắm ai ơi!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • gió
      • diện mạo
    • Người đăng: Phan An
    • 31 August,2013
  • Gió mùa hè, nó đè có chửa

    Gió mùa hè nó đè có chửa Suốt canh chầy thổi lửa cháy râu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • gió
    • Người đăng: Phan An
    • 31 August,2013
  • Gió khan phải cạn ruộng đồng

    Gió khan phải cạn ruộng đồng Ham chi bóng sắc nửa hồng nửa đen

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • gió
      • ruộng đồng
      • gió khan
    • Người đăng: Phan An
    • 31 August,2013
  • Cây khô mấy thuở mọc chồi

    Cây khô mấy thuở mọc chồi Cá mại dưới nước mấy đời hoá long

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cây
      • lồng
      • chồi
      • cá mại
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 28 August,2013
  • Gió đẩy đưa lược thưa uốn éo

    Gió đẩy đưa lược thưa uốn éo Đem em về sửa khéo dạy khôn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • uốn éo
      • gió
      • lược
      • khôn khéo
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 27 August,2013
Chú thích
  1. Câu này lấy từ lời than của thầy Tử Lộ:

    Mộc dục tịnh nhi phong bất đình Tử dục dưỡng nhi thân bất tại

    Nghĩa là: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống.

  2. Cù lao Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  3. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  4. Cá bống Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  5. Cá bớp Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  6. Bống có gan bống, bớp có gan bớp Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  7. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  8. Cá rô rạch ngược Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  9. Ăn cơm bảy phủ Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  10. Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.

    Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.

    Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.

  11. Chạnh lòng Do cảm xúc mà thấy gợi lên trong lòng một tình cảm, ý nghĩ nào đó, thường là buồn.
  12. Hổ ngươi Xấu hổ, tự lấy làm thẹn.
  13. Duyên số Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.
  14. Đèn tọa đăng Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  15. Phụ mẫu Cha mẹ (từ Hán Việt).
  16. Canh Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  17. Gió khan Gió khô, không có hơi nước để kéo theo mưa.
  18. Cá mại Loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, cỡ nhỏ bằng ngón tay cái, thân dẹp và ngắn.

    Cá mại nấu canh chua

    Cá mại nấu canh chua

Từ khóa » Cây Muốn Lặng Nhưng Gió Chẳng đừng