Tục Ngữ “Gừng Càng Già Càng Cay” - Gõ Tiếng Việt

5/5 - (5 bình chọn)

“Gừng càng già càng cay”

Càng sống lâu ở trên đời càng tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm quý báu. Bởi tuổi đời nhiều thì từng trải nhiều, sóng gió hay chuyện lớn nhỏ gì cũng đã gặp qua. Trẻ nhỏ thường không đấu lại người già cũng vì lẽ đó. Vốn sống rất quan trọng, biết nhiều chắc chắn không phải là điều xấu. Thông thái mọi chuyện trên đời cũng là cách giúp chúng ta dễ dàng hài lòng hơn so với cuộc sống. Kinh nghiệm của bản thân lại có thể hữu dụng cho lớp hậu bối đời sau. Ông bà ta có một câu tục ngữ “Gừng càng già càng cay” để nói về những người như vậy.

“Gừng càng già càng cay”

Về nghĩa trên mặt chữ của nó chắc không cần phải kiểm chứng nữa. Đây là một nguyên lý tự nhiên của cuộc sống thường ngày. Gừng càng trồng cho già thì độ cay càng tăng lên vì cay chính là mùi vị nguyên thủy của gừng. Tương tự như quả trồng càng chín thì càng ngọt, đơn giản thế thôi. Nhưng câu tục ngữ này còn ẩn chứa những tầng nghĩa sâu xa hơn nữa.

“Gừng càng già càng cay”

“Gừng càng già càng cay”

Những người sống lâu, lão làng thường có những kiến thức uyên thâm mà lớp trẻ khó có thể theo kịp. Bởi lẽ họ trải đời nhiều, chứng kiến nhiều chuyện xảy ra trong cuộc sống. Hơn nửa đời người bôn ba, đối mặt với đủ thứ chuyện mà không trở nên “cay” hơn một chút thì cũng thật không hợp với lẽ thường. Bởi thế nên người trẻ thường học hỏi ở người già, họ tìm đến người lớn để xin những lời khuyên chân thành, để tìm cách giải quyết những vấn đề quan trọng.

Tuổi tác làm nên sự uyên bác?

Nói như vậy, những người lớn tuổi lúc nào cũng đúng còn người trẻ thì luôn sai sao? Tất nhiên là không rồi! Đã là con người thì có ai hoàn hảo đâu chứ. Ai cũng có những thiếu sót và mặt yếu riêng cả. Không ai quy định người già luôn luôn đúng còn người trẻ phải nhất nhất nghe theo lời họ. Người trẻ cũng có những suy nghĩ riêng và thậm chí là rất “sáng kiến”, cái bạn cần là một người trưởng thành đáng để tin tưởng. Chọn gừng cũng phải chọn cho đúng, đâu cứ phải gừng già là lấy hết. Gừng già nhưng vẫn phải đẹp, không bị hư úng. Giống như chọn người tham khảo phải là người thật sự thấu hiểu đạo nghĩa.

Xem thêm bài viết có liên quan “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Người ta bảo sống lâu thì cái gì cũng biết. Mà có khi cũng không cần sống quá lâu, chủ yếu là trải qua nhiều chuyện thì tự khắc sẽ hiểu người, hiểu đời. Dù là tuổi già hay tuổi trẻ cũng là những con người bình thường như nhau. Nhưng những người có kinh nghiệm thì nổi trội hơn một ít vì họ đã gặp qua nhiều chuyện nên biết cách ứng phó khi gặp chuyện tương tự. Còn người mới chập chững bước vào đời, gặp chuyện khó tất sẽ bối rối.

Hãy tiếp thu một cách có chọn lọc

“Gừng càng già càng cay”, người càng trải nhiều càng giàu kinh nghiệm. Đây cũng là một điều bình thường trong cuộc sống. Khi bạn gặp một vấn đề nan giải, bạn sẽ khó khăn và hoang mang khi đứng trước nó. Nhưng khi gặp lại nó lần hai, bạn hoàn toàn có thể giải quyết một cách trơn tru. Vậy nên, người sau phải học người trước là như thế. “Già” trong câu tục ngữ trên có thể đang nói về tuổi tác hoặc không phải, “già” còn có nghĩa là già dặn. Nhưng già dặn trong cách sống, cách giải quyết khó khăn chứ không hẳn là già trong tuổi đời.

“Gừng càng già càng cay”

“Gừng càng già càng cay”

Câu tục ngữ này ý nhắc chúng ta làm việc gì cũng nên cẩn trọng và kỹ lưỡng. Nếu có thể, hãy tham khảo những người đi trước. Lẽ dĩ nhiên, người đi trước này cũng phải được chọn lọc cẩn thận vì có người này người khác mà. Nghe lời những bậc tiền bối là không sai nhưng chúng ta cũng phải suy xét và dùng lý trí của mình để phán đoán. Kết hợp giữa phân tích của bản thân và những chia sẻ quý giá của người đi trước, chắc chắn sẽ giúp bạn rút ngắn con đường đi đến thành công.

Tự tin nhưng đừng tự mãn

Người ta hay bảo “Trứng mà đòi khôn hơn vịt” cũng có ý nhắc nhở tương tự câu tục ngữ “Gừng càng già càng cay”. Ý là người trẻ tuổi thường nông nổi, họ quá tự tin vào bản thân và luôn cho rằng mình đúng. Thế là không nghe theo những bậc tiền bối_những người đã gặp nhiều những vấn đề tương tự, nên họ hiểu con đường này có thật sự nên đi hay không? Hoặc những chuyện thế này phải làm thế nào cho đúng?

Thật ra, tự tin rất tốt nhưng quá tự tin lại đâm ra tự mãn. Làm việc gì cũng nên biết tự lượng sức và chừa đường lui cho mình. Có câu “Thỏ khôn đào ba hang”, là việc nên hết sức cẩn trọng, lúc thất thế ít ra còn đường để mà lui về. Không ngừng trau dồi học hỏi và tôn trọng lời dạy của những người đi trước là điều mà những người trẻ nên làm. “Núi cao sẽ có núi cao hơn”, có một người cho ta những lời khuyên hữu ích thật vô cùng đáng quý. Không cần bạn phải tiếp thu hết đâu, chỉ cần tiếp thu một cách có chọn lọc là được.

Tuổi trẻ có thể thử, có thể thất bại nhưng đừng để thất bại đó là vấn đề to lớn không thể cứu vãn được. Ai chẳng biết tuổi trẻ thường nông nổi, thế nên mới cần có những người “lão làng” ở bên cạnh để nâng đỡ và chỉ dạy. Nghe lời người đi trước thường khó có thể sai.

Lời kết

Tục ngữ là đúc kết từ những kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại nên thường không sai bao giờ. Người xưa bảo “Gừng càng già càng cay” chắc chắn có cái lý của nó. Nhưng tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó cả. Chúng ta nên suy xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi học hoặc làm theo.

Chọn đúng mặt tốt để áp dụng sẽ giúp mang lại thành công và lợi ích cho chúng ta. Còn nếu áp dụng một cách vô tội vạ, không dùng đầu óc để suy xét, phán đoán thì có khi thành ra tai hại. Người xưa dạy là một chuyện, chúng ta học theo như thế nào lại là một chuyện khác. Mỗi người đều có những khả năng riêng, biết tận dụng khả năng của mình kết hợp với lời khuyên của người xưa một cách chọn lọc thì đúng là tuyệt diệu.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Tục ngữ “Gừng càng già càng cay” HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Từ khóa » Gừng Càng Già Càng Cay