Tục Ngữ Về "Cà Mau" - Ca Dao Mẹ
Có thể bạn quan tâm
- Bao giờ hết đước Năm Căn
Bao giờ hết đước Năm Căn Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng Khai Long hết xác cá đường Mũi Cà Mau đó ta nhường cho bây.
Dị bảnCà Mau mà hết cá đường Nước Hòn Khoai hết ngọt mới nhường cho bây.
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- Pháp thuộc
- Cà Mau
- Năm Căn
- cây đước
- cá duồng
- Hòn Khoai
- Ông Trang
- Viên An
- Khai Long
- Người đăng: Phan An
- 22 December,2013
- Muốn ăn ba khía, ốc len
Muốn ăn ba khía, ốc len Thì xuống Rạch Gốc khéo quên đường về
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- sản vật
- Cà Mau
- ba khía
- Rạch Gốc
- ốc len
- Người đăng: Phan An
- 4 December,2013
- Chủ đề:
- Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng bảy nước chảy Cà Mau Tháng mười ba khía hội kéo nhau đi làm U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Rạch Gốc
- sản vật
- Cà Mau
- U Minh
- ba khía
- Người đăng: Phan An
- 4 December,2013
- Chủ đề:
- Rừng U Minh có tiếng muỗi nhiều
Rừng U Minh có tiếng muỗi nhiều Sông Bến Hải tiêu điều nước non
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- Cà Mau
- U Minh
- Quảng Trị
- Bến Hải
- Người đăng: Phan An
- 3 December,2013
- Chủ đề:
- Em yêu anh nên đành xa xứ
Em yêu anh nên đành xa xứ, Xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Cà Mau
- miệt thứ
- Người đăng: Phan An
- 3 December,2013
- Chủ đề:
- Cà Mau là xứ quê mùa
Cà Mau là xứ quê mùa Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu.
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- con trâu
- Cà Mau
- con muỗi
- con cọp
- khẩn hoang
- Người đăng: Phan An
- 3 December,2013
- Chủ đề:
- Rừng U Minh có nhiều củi lụt
Rừng U Minh có nhiều củi lụt Gái U Minh vừa hiền thục, vừa xinh Đó với đây như bóng với hình Nếu đó mà ưng thuận, đây xin trình song thân
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Cà Mau
- U Minh
- Người đăng: Phan An
- 2 December,2013
- Chủ đề:
- Mặc tình ai dễ ép ai
Mặc tình ai dễ ép ai Muốn ăn trứng nhạn hang Mai phải lòn – Hang Mai anh cũng muốn lòn Sợ rằng trứng nhạn hãy còn vỏ không
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Thẻ:
- Cà Mau
- chim nhạn
- Kiên Giang
- hang Mai
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 8 October,2013
- Chủ đề:
- Tôi ở Cao Lãnh, tôi nghèo quá xá
Tôi ở Cao Lãnh, tôi nghèo quá xá Tôi chèo vô Cà Mau, Rạch Giá Tôi mua ít giạ khoai lang Tôi bán một giạ lời được một cắc Tôi trở về thấy anh ngồi sòng tứ sắc Thời tôi kể chắc ảnh thua rồi Trời ơi, nhà nghèo con dăm bảy đứa Gạo tôi kiếm từng nồi anh có biết không?
Dị bảnTôi ở Trà Vinh nghèo quá Tôi chèo chiếc ghe vô Cà Mau, Rạch Giá Tôi mua ít tạ khoai lang Tôi đi thẳng Trà Bang Tôi bán một tạ lời mấy cắc Tôi trở về nhà thấy anh ngồi sòng tứ sắc Tôi kể chắc ảnh thua rồi. Úy trời đất ôi! Con đùm con đeo năm bẩy đứa, Gạo em kiếm từng nồi anh có thấy không?
- Chủ đề:
- Tình cảm gia đình, bạn bè
- Than thân trách phận
- Thẻ:
- Trà Vinh
- Trà Bang
- Cao Lãnh
- buôn bán
- khoai lang
- Cà Mau
- Rạch Giá
- Sóc Trăng
- nghèo đói
- bài bạc
- Người đăng: Kim Khương
- 5 October,2013
- Tôi ở hòn Khoai đi về hòn Đá Bạc
Tôi ở hòn Khoai đi về hòn Đá Bạc Tôi trương buồm chạy lạc tới Hòn Nhum Thấy lão tiều đốn củi lum khum Tôi hỏi ông lão chớ não nùng tại ai?
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Cà Mau
- Kiên Giang
- tiều phu
- Hòn Khoai
- Hòn Đá Bạc
- Hòn Nhum
- Người đăng: Phan An
- 20 September,2013
- Chủ đề:
- Xứ đâu bằng xứ Lung Tràm
Xứ đâu bằng xứ Lung Tràm Chim kêu như hát bội cá lội vàng tợ mắm nêm
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- hát bội
- Cà Mau
- mắm nêm
- Lung Tràm
- Người đăng: Phan An
- 16 September,2013
- Chủ đề:
- Vè chợ
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè cái chợ Sáng mơi xách rổ Đi giáp một vòng Hàng hóa mênh mông Kêu bằng Chợ Lớn Thiên hạ phát ớn Là chợ Bình Đông Ấm bụng no lòng Kêu bằng Chợ Gạo Thiệt là huyên náo Là chợ Bến Thành Xúm nhau giựt giành Là chợ Bến Tranh Ăn ở hiền lành Đi chợ Thủ Đức …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Rạch Giá
- chợ Bến Thành
- Biên Hòa
- Chợ Lớn
- Thủ Đức
- chợ chồm hổm
- Bến Tre
- Cần Giuộc
- Hà Tiên
- Cầu Ông Lãnh
- Gò Công
- Bàn Cờ
- Trà Cú
- Tiền Giang
- chợ búa
- Trà Vinh
- Đồng Nai
- Hóc Môn
- Lái Thiêu
- Sài Gòn
- Bến Nghé
- Cần Thơ
- Cái Răng
- Cà Mau
- Kiên Giang
- Người đăng: Mai Huyền Chi
- 8 September,2013
- Chủ đề:
- Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Cà Mau
- Người đăng: Phan An
- 1 April,2013
- Chủ đề:
- U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua
Dị bảnU Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường Xuống sông sấu bắt lên rừng cọp tha
Ðường đi Rạch Giá thị quá sơn trường Gió run bông sậy, dạ buồn nhớ ai
Đường đi Rạch Giá thị quá sơn trường Hai bên đế rợp, mà điệu cang thường phải đi
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Cà Mau
- khai khẩn
- Nam Bộ
- U Minh
- Rạch Giá
- cọp
- cá sấu
- cỏ đế
- Người đăng: Phan An
- 3 March,2013
- Cà Mau hãy đến mà coi
Rừng thiêng nước độc thú bầy Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh
Dị bảnXứ đâu hơn xứ Cạnh Đền Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh canh
Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội như bánh canh Cỏ mọc thành tinh Rắn đồng biết gáy
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- sao
- đĩa
- con đỉa
- Cà Mau
- con muỗi
- bánh canh
- khai khẩn
- Nam Bộ
- Cạnh Đền
- muối
- rừng
- Người đăng: Mai Huyền Chi
- 1 March,2013
- Đước Một loại cây rất thường gặp ở miền Tây Nam Bộ. Cây đước mọc thành rừng ở các vùng bờ biển bùn lầy, có bộ rễ rất lớn gồm một rễ cọc và rất nhiều rễ phụ đâm sâu xuống, giúp cây bám chặt lấy đất. Rừng đước ngập mặn có một vai trò rất lớn trong việc chống xói lở đất, giữ phù sa, cải tạo đất, đồng thời là môi trường sinh thái cho nhiều loài động vật nhỏ khác.
Rừng đước
- Năm Căn Một địa danh thuộc tỉnh Cà Mau, phía Đông tiếp giáp biển Đông, phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, kênh rạch chằng chịt bao bọc những cánh rừng sú vẹt, đước, bần, mắm... với nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng biển vô cùng phong phú.
Theo truyền miệng trong dân gian thì tên gọi "Năm Căn" đã có từ hơn 200 năm nay. Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên năm căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy năm căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh "Năm Căn."
Một ngã ba sông ở Năm Căn
- Ông Trang Tên một cửa biển nơi sông Cái Lớn đổ ra biển, nay thuộc địa phận thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Cồn cát ở đây cũng có tên là cồn Ông Trang, nơi hội tụ của nhiều loài thủy hải sản, đồng thời là nơi các đàn chim di trú dừng chân kiếm ăn mỗi khi bay về phương Nam. Hiện nay cồn Ông Trang là điểm du lịch hấp dẫn của Cà Mau.
Đàn chim trên cồn Ông Trang
- Viên An Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Địa hình Viên An chủ yếu là kênh rạch chằng chịt, nhiều rừng tràm, đước và sú vẹt.
- Khai Long Tên một bãi cát giồng uốn lượn dọc bờ biển thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là một vùng đất trù phú, có nhiều loài thủy hải sản sinh sống như tôm, cua, các loại cá, nghêu, sò huyết, vọp, ốc len… Hiện nay Khai Long đang được khai thác thành một bãi biển du lịch.
Phong cảnh Khai Long
- Cá đường Một loại cá đặc sản của tỉnh Cà Mau, ngoài ra còn được tìm thấy ở vịnh Bắc Bộ nước ta. Cá đường có màu vàng, có thể dài tới 1 mét 6, vảy tròn nhỏ cỡ đồng xu, mỏng như lá lúa. Trước đây, hằng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại huyện Ngọc Hiển diễn ra hội cá đường, người dân đánh bắt được rất nhiều cá. Ngày nay, cá đường ngày càng trở nên hiếm đi giảm do ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức. Thịt cá đường có thể làm khô mặn, nhưng phần giá trị nhất là bong bóng cá đường vì có thể được chế tạo thành chỉ khâu dùng trong phẫu thuật.
Đánh bắt cá đường
- Ngày xưa vào ngày hội cá đường, vì số lượng cá đánh bắt được quá nhiều, người dân làm cá chỉ giữ lại bong bóng cá (có giá trị cao), còn xác cá thì bỏ đi.
- Cà Mau Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.
Phong cảnh Cà Mau
- Hòn Khoai Một hòn đảo nằm trong cụm đảo cùng tên, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tên gọi này được giải thích theo hai cách: trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai. Đây là một hòn đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Hiện nay cụm đảo Hòn Khoai là một điểm đến du lịch có tiếng của tỉnh Cà Mau.
Phong cảnh Hòn Khoai
- Ba khía Một loại cua nhỏ đặc trưng những vùng nước mặn hoặc nước lợ Nam Bộ, càng to, càng và ngoe có màu đỏ tím, mai màu nâu bùn có ba vạch khía rất rõ. Ba khía sống trải dài từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, và nhiều nhất ở U Minh. Trước đây, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm là mùa kết cặp giao phối của ba khía, lúc đó người dân miền Tây Nam Bộ thường rủ nhau đốt đuốc đi bắt ba khía ban đêm. Ngày nay, do môi trường sống thay đổi, số lượng ba khía không còn dồi dào như trước nữa. Ba khía có thể chế biến thành các món rang me, rang mỡ hành, luộc, nấu chao... Mắm ba khía chế biến từ ba khía ngâm với muối hột là món ăn bình dân khoái khẩu của nhiều người. Nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam từng gọi ba khía là "con cua của người nghèo" và đã viết một truyện ngắn mang tên Ngày hội ba khía.
Con ba khía
- Ốc len Một loại ốc to khoảng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái, màu nâu đậm xen lẫn vân trắng, vỏ cứng với nhiều đường gân nhỏ xoay quanh. Ốc len thường được chế biến thành các món đặc sản như ốc len hầm nước dừa hoặc ốc len xào dừa.
Ốc len xào dừa
- Rạch Gốc Địa danh nay là thị trấn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tại đây có nhiều món đặc sản của vùng sông nước Tây Nam Bộ như ba khía, cá khô, và đặc biệt là thương hiệu tôm khô Rạch Gốc.
Sấy tôm khô ở Rạch Gốc
- Chỉ việc vào tháng 10 âm lịch hàng năm, ba khía thường tụ họp rất đông để kết cặp giao phối.
- U Minh Nay là tên một huyện thuộc tỉnh Cà Mau ở cực Nam nước ta. U Minh còn là tên của hai khu rừng tràm nước mặn U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau ) và U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang ). U Minh có nghĩa là tối và mờ. Trước đây khi chưa khai khẩn, U Minh được coi là chốn "rừng thiêng nước độc," nhiều thú dữ như cá sấu, hổ beo, rắn rết, nhưng cũng rất nhiều tài nguyên quý báu. Hiện nay rừng nước mặn U Minh đã được quy hoạch thành vườn quốc gia dành cho mục đích du lịch và bảo tồn sinh thái. Một đặc điểm lý thú của rừng tràm U Minh là nước sông rạch bị nhuộm thành màu đỏ bởi lá tràm rụng trên đất rừng.
Rừng U Minh
Rạch nước đỏ ở rừng U Minh
- Tràm Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
Rừng tràm ở Long An
- Bến Hải Một một con sông ở miền Trung, chảy dọc theo vĩ tuyến 17 rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Về tên sông, có thuyết nói là địa danh nguyên gọi là Bến Hói (hói nghĩa là sông nhỏ). Trong chiến tranh Việt Nam, sông là ranh giới chia cắt hai miền Bắc và Nam Việt Nam.
Sông Bến Hải trong chiến tranh Việt Nam
- Miệt Thứ Vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên, U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang và huyện U Minh ở tỉnh Cà Mau. Dựa vào tư liệu trong Gia Định Thành Thông Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí, nhà nghiên cứu Sơn Nam giải thích "miệt" nghĩa là miền theo phương ngữ Nam Bộ, còn "Thứ" có nghĩa là số thứ tự của mười con rạch tiêu biểu chảy song song từ vùng đất trũng giữa đồng bằng ra biển: rạch Thứ Nhứt (Nhất), rạch Thứ Hai, ... Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tên gọi miệt thứ là để tưởng nhớ người vợ thứ tên Miệt của ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, người đã có công đào kênh Vĩnh Tế. So với các vùng đất khác ở đồng bằng sông Cửu Long như miệt vườn, miệt thứ là nơi được khai phá sau cùng, nước lợ, đất trồng không tốt và bị nhiễm mặn nên năng suất lúa không cao, khó trồng cây ăn trái. Bù lại, những sản vật từ rừng như mật ong, trăn, rắn, chim và thủy sản lại rất phong phú dồi dào.
Miệt Thứ Kiên Giang
- Tùa Lớn (cách phát âm chữ 大 đại của người Triều Châu).
- Củi lụt Những cây gỗ trôi trên sông khi có lũ lụt, nước lớn, thường được vớt vào phơi khô để dành làm củi đốt.
Vớt củi lụt
- Hai thân Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
- Nhạn Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
- Hang Mai Có ý kiến cho rằng đây là tên của cái hang nằm trên núi Hòn Chông, trong có ngôi chùa Hải Sơn Tự, tục gọi là chùa Hang. Tuy nhiên, trong cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tác giả Phi Vân lại viết: Mai [nghĩa là] khỉ... Hang Mai tức là hang của loài khỉ. Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa.
- Cao Lãnh Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
- Rạch Giá Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
- Giạ Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
Giạ đong lúa bằng gỗ
- Cắc Cách người Nam Bộ gọi đồng hào. Theo học giả An Chi, đây là biến âm của 角 giác, nghĩa là hào.
- Tứ sắc Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.
Bài tứ sắc
- Trà Vinh Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...
Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh
Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh
- Trà Bang Một địa danh nay thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
- Hòn Đá Bạc Tên một cụm gồm hai hòn đảo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là một cụm đảo đá nhỏ nhưng có phong cảnh rất đẹp, là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Cà Mau.
Hòn Đá Bạc
- Hòn Nhum Tên một cụm đảo nay thuộc ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương, gồm các đảo Nhum Ông, Nhum Bà, Nhum Tròn, Nhum Mốt, Nhum Giếng... Gọi tên các đảo này là hòn Nhum vì xưa kia trên các hòn này có rất nhiều cây nhum. Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Cây thiết tung tục gọi là cây nhum (ngoài Bắc gọi mỳ), giống như cây dừa mà có nhiều gai, thớ gỗ màu đen mà cứng bền, dùng làm cột nhà, sàn nhà, xẻ ra làm tấm khắc liễn đối rất tốt, lại dùng làm đồn lũy vì có gai nhọn và cứng.” Các đảo Hòn Nhum cùng với những đảo lân cận như Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Đụn, Hòn Dừa... được xem là "Hạ Long của miền Nam."
Cụm đảo Hòn Nhum
- Tiều phu Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
- Lung Tràm Địa danh nay là một ấp thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây chính là quê hương ông Nguyễn Long Phi, nguyên mẫu của nhân vật Bác Ba Phi rất nổi tiếng trong các chuyện kể dân gian Nam Bộ.
Mộ bác Ba Phi cùng hai người vợ ở Lung Tràm
- Hát bội Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Một cảnh hát bội
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
- Tợ Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
- Mắm nêm Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
Mắm nêm Bình Thuận
- Mơi Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Chợ Lớn Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.
Chợ Bình Tây ngày trước
- Chợ Bình Đông Xưa là một trong bốn khu chợ lớn nhất quận 5. Năm 2008, chợ được xây lại và nay thuộc khu Bình Đông, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, gần bến Bình Đông trên kênh Tàu Hũ (theo Địa chí quận 5, xuất bản năm 2000).
Chợ Bình Đông
- Chợ Gạo Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Kênh Chợ Gạo
- Chợ Bến Thành Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
Chợ Bến Thành
- Chợ Bến Tranh Một ngôi chợ thuộc tỉnh Tiền Giang, hiện là vựa nông sản của các xã ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Thủ Đức Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
Chợ Thủ Đức
- Cá sấu Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
Cá sấu
- Thị quá Thiệt quá, đích thị, quả đúng như thế, cách nói dùng để nhấn mạnh điều nhận định gì đó là đúng như đã được đề cập (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
- Sơn trường Đại đồn điền ở vùng rừng núi, do triều đình tổ chức từ đời Lê, để quy tụ số lưu dân và những tội nhân bị đày lưu viễn đến khẩn hoang (Bảo Định Giang - Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX).
- Có bản chép: trên giồng. Giồng là vùng đất cao hai bên sông, được phù sa vun đắp. Đây là biến âm của từ "vồng."
- Bài ca dao này mô tả Nam Bộ thời kì khai khẩn (thế kỉ 16, 17) còn đầy rẫy các giống ác thú như hùm beo, cá sấu, rắn rết...
- Sậy Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
Bãi sậy
- Đế Một loại cỏ mọc hoang lâu năm, thân có thể cao quá đầu người.
- Cương thường Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
- Đỉa Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
Con đỉa
- Bánh canh Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
Bánh canh Trảng Bàng
- Cạnh Đền Địa danh nay thuộc xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Từ khóa » Những Bài Thơ Hay Về đất Mũi Cà Mau
-
Thơ Về Cà Mau Hay ❤️Miền Đất Mũi Sông Nước Đượm Tình
-
Chùm Thơ Hay Viết Về Quê Hương Cà Mau | KyUc.Net
-
Mũi Cà Mau (Xuân Diệu) - Bài Thơ - OCuaSo.Com
-
Chùm Thơ Hay Viết Về Quê Hương Cà Mau - Lời Hay
-
Bài Thơ: Mũi Cà Mau - Tác Giả: Xuân Diệu - Trích Dẫn Hay
-
Mũi Cà Mau - Những Bài Thơ đi Cùng Năm Tháng (Xuân Diệu)
-
Bài Thơ: "Mũi Cà Mau" (Xuân Diệu - Chiều Tà
-
Tìm Bài Thơ "Cà Mau" (kiếm được 200 Bài) - TKaraoke
-
BÀI THƠ GỬI EM NGƯỜI ĐẤT MŨI CÀ MAU - THƠ VÀ ĐỜI
-
Bài Thơ: Về Quê Em Đất Mũi (Trà Bình) - Thi Viện
-
Tuyển Chọn Nhiều Bài Thơ Với Từ Khóa Mũi Cà Mau Mới Nhất