Tục Ngữ Về "cái Bống" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "cái bống":
  • Cái bống đi chợ Cầu Nôm

    Cái bống đi chợ Cầu Nôm Sao mày chẳng rủ cái tôm đi cùng Cái tôm nổi giận đùng đùng Nó trôi ra bể lấy chồng lái buôn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • cái bống
      • Cầu Nôm
      • cái tôm
      • Hưng Yên
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 12 July,2013
  • Cái bống mặc xống ngang chân

    Cái bống mặc xống ngang chân Lấy chồng kẻ chợ cho gần, xem voi Trèo lên trái núi mà coi Thấy ông quản tượng cưỡi voi đánh cồng Túi vóc mà thêu chỉ hồng Têm trầu cánh phượng cho chồng đi thi Một mai chồng đỗ, vinh quy Võng anh đi trước, em thì võng sau Tàn quạt, hương án theo hầu Vinh quy bái tổ, giết trâu ăn mừng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • thi cử
      • vinh quy
      • trầu cau
      • cái bống
      • lấy chồng
      • Kẻ Chợ
      • quan tướng
      • con voi
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 29 March,2013
  • Cái bống là cái bống bình

    Cái bống là cái bống bình Thổi cơm nấu nướng một mình mồ hôi Sáng ngày có khách đến chơi Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng Rạng ngày ăn uống vừa xong Tay nhấc mâm đồng, tay giải chiếu hoa Nhịn miệng đãi khách đằng xa Ấy là của gửi chồng ta ăn đàng

    Dị bản
    • Cái bống là cái bống bình Thổi cơm nấu nướng một mình bống ăn Trong nhà cho chí ngoài sân Mọi việc xếp đặt lần lần mới thôi Rạng ngày có khách đến chơi Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng Mọi người ăn uống đã xong Tay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoa Nhịn miệng đãi khách đằng xa Ấy là của gửi chồng ta ăn đàng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • vợ chồng
      • cái bống
      • khách
      • cơm rượu
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 26 March,2013
  • Cái bống là cái bống bang

    Cái bống là cái bống bang Ăn cơm bằng sàng, bốc muối bằng vung Mẹ giận mẹ vứt xuống sông Bơi ra cửa biển lấy chồng lái buôn Khát nước thì uống nước nguồn Lạc đường thì bảo lái buôn đưa về

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • mẹ
      • vợ chồng
      • cái bống
      • lái buôn
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 3 February,2013
  • Cái bống đi chợ Cầu Cần

    Cái bống đi chợ Cầu Cần Thấy ba ông bụt cởi trần nấu cơm Ông thì xới xới, đơm đơm Ông thì ứ hự, nồi cơm không còn

    Dị bản
    • Cái bống đi chợ Cầu Cần Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm Ông thì xới xới, đơm đơm Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • Bụt
      • cái bống
      • chợ búa
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 3 February,2013
  • Cái bống là cái bống bang

    Cái bống là cái bống bang Con đi tìm sàng cho mẹ đổ khoai Con ăn một, mẹ ăn hai Con đi bốc muối thì khoai chẳng còn Con ngồi con khóc nỉ non Mẹ đi lấy vọt con bon đầu hè Có đánh thì đánh vọt tre Chớ đánh vọt nứa mà què chân con

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái bống
      • bống bang
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 1 February,2013
  • Cái bống là cái bống bang

    Cái bống là cái bống bang Mẹ bống yêu bống, bống càng làm thơ Ngày sau bống đỗ ông đồ Đi võng lá sắn, đi dù lá khoai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Ru con
    • Thẻ:
      • cái bống
      • bống bang
      • thầy đồ
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 30 January,2013
Chú thích
  1. Cầu Nôm Tên một cái chợ ở đầu làng Nôm, xưa thuộc phủ Thuận Yên, trấn Kinh Bắc, nay thôn thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Làng có một cây cầu đá đã 200 tuổi, bắc qua sông Nguyệt Đức, tên là cầu Nôm, có lẽ là nguồn gốc của tên chợ, rồi tên làng. Dân làng ngày xưa có nghề buôn đồng nát.

    Cầu Nôm

    Cầu Nôm

  2. Lái buôn Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
  3. Xống Váy (từ cổ).
  4. Kẻ chợ Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  5. Quản voi Còn gọi là quản tượng, người lo việc coi sóc và huấn luyện voi.

    Quản tượng cưỡi voi

    Quản tượng cưỡi voi

  6. Cồng Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  7. Vóc Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
  8. Têm trầu Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  9. Vinh quy Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).

    Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường. Tôi ra đón tận gốc bàng Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem. (Thời trước - Nguyễn Bính)

  10. Tàn Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.

    Cái tàn vàng.

    Cái tàn vàng.

  11. Hương án Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

  12. Đàng Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Cửa biển Nơi sông chảy ra biển, thuyền bè thường ra vào.
  14. Cầu Cần Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Cần, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  15. Bụt Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  16. Sàng Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  17. Thầy đồ Người dạy chữ Nho cho trẻ con ngày xưa.

    Thầy đồ, thầy đạc Dạy học, dạy hành Vài quyển sách nát Dăm thằng trẻ ranh (Tú Xương)

    Thầy đồ dạy học trò

    Thầy đồ dạy học trò

Từ khóa » Cái Bống Là Cái Bống Bang Nghĩa Là Gì