Tục Ngữ Về "cái Niêu" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "cái niêu":
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Cậy gần hàng nồi đấm buồi vào niêu

    Cậy gần hàng nồi đấm buồi vào niêu

    Dị bản
    • Cậy gần hàng nồi đút buồi vào lọ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái niêu
      • thô tục
    • Người đăng: Phan An
    • 14 April,2016
  • Nồi đồng đúc lại nên niêu

    Nồi đồng đúc lại nên niêu Gió to gió cuốn đưa diều lên mây

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • cái niêu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 August,2015
  • Làm trai như chàng mới đáng nên trai

    Làm trai như chàng mới đáng nên trai Ăn cơm với vợ còn nài vét niêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • làm trai
      • cái niêu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 March,2015
  • Những người mặt lọ như niêu

    Những người mặt lọ như niêu Hàm răng trắng nõn chồng yêu cỡn cờ

    Dị bản
    • Những người mặt nhỏ như niêu Cái răng trắng nõn chồng yêu cỡn cờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • tướng mạo
      • cái niêu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 14 January,2015
  • Ngày ăn ba bữa chưa no

    Ngày ăn ba bữa chưa no Mỗi khi đói bụng lại mò nồi niêu

    Dị bản
    • Ngày ba bữa ăn chưa no Đến khi đói bụng thì dò đến niêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • tham ăn
      • cái niêu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 16 November,2013
  • Anh này số phận ra trò

    Anh này số phận ra trò Về nhà cả cạo, cả mò trong niêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái niêu
      • tham ăn
    • Người đăng: Phan An
    • 23 October,2013
  • Làm trai cho đáng nên trai

    Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ, lại nài vét niêu Con vợ nó cũng biết điều Thắt lưng con cón, cạy niêu với chồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • vợ chồng
      • cái niêu
    • Người đăng: Phan An
    • 15 August,2013
  • Ra đường ông Tú ông Chiêu

    Ra đường ông Tú ông Chiêu Về nhà móng tay mỏ sẻ, cạy niêu đã mòn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái niêu
      • tú tài
    • Người đăng: Phan An
    • 11 August,2013
  • Cái niêu bằng quả trứng gà

    Cái niêu bằng quả trứng gà Hết ba lẻ gạo chú là chú ơi Hết nước tôi đổ mồ hôi Hết ba miếng củi tôi ngồi tôi lo Nhà chú lắm gạo nhiều kho Chú cho ăn ít chẳng cho ăn nhiều Một bữa có một lưng niêu Chú thím tưởng nhiều bỏ bớt gạo ra Bây giờ đã đến tháng ba Giao trâu cho chú tôi ra tôi về Chú thím vác tiền đi thuê Tôi chẳng ở nữa tôi về nhà tôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • vất vả
      • cái niêu
      • đi ở
    • Người đăng: Lê Tư
    • 30 June,2013
  • Con mày, mày ấp mày yêu

    Con mày, mày ấp mày yêu Con choa mày bỏ vào niêu mày xào!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
    • Thẻ:
      • con cái
      • cái niêu
    • Người đăng: Phan An
    • 18 May,2013
  • Những người má đỏ hồng hồng

    Những người má đỏ hồng hồng Răng đen rưng rức thì chồng chẳng yêu Những người mặt lọ như niêu Cái răng trắng ởn, chồng yêu cỡn cờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình yêu đôi lứa
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • vợ chồng
      • răng đen
      • cái niêu
    • Người đăng: Phan An
    • 16 May,2013
  • Thả đỉa ba ba

    Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo tiền như nước Đổ mắm đổ muối Đổ chốt hạt tiêu Đổ niêu cứt gà Đổ phải nhà nào Nhà nấy phải chịu

    Dị bản
    • Thả đỉa ba ba, Chớ bắt đàn bà. Phải tội đàn ông, Cơm trắng như bông, Gạo tiền như nước, Gánh ba gánh nước, Đưa cậu ra đồng, Đánh ba tiếng cồng, Cậu ơi là cậu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Khác
    • Thẻ:
      • mắm muối
      • đàn ông
      • đàn bà
      • con đỉa
      • tiền bạc
      • cái niêu
      • ba ba
      • hạt tiêu
      • cơm gạo
      • cồng chiêng
      • cứt gà
      • gánh nước
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 12 May,2013
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Cơm ăn mỗi bữa mỗi niêu

    Cơm ăn mỗi bữa mỗi niêu Tội gì bắt ốc cho rêu bám lồn.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái niêu
    • Người đăng: Phan An
    • 9 May,2013
  • Cô kia nước lọ cơm niêu

    Cô kia nước lọ cơm niêu Chồng con chẳng có, nằm liều nuôi thân Chồng con là cái nợ nần Thà rằng ở vậy, nuôi thân béo mầm.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • chồng con
      • cái niêu
    • Người đăng: Phan An
    • 11 April,2013
  • Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần

    Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo Tóc rễ tre cô chải lược bồ cào Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung Trên đầu chấy rận như sung Rốn lồi quả quít, má hồng trôn niêu Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều Chồng con chả lấy, để liều thân ru Hai nách cô thơm như ổ chuột chù Mắt như gián nhấm, lại gù lưng tôm Trứng rận bằng quả nhãn lồng Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • bánh đúc
      • xay thóc
      • mít
      • cháo hoa
      • lẳng lơ
      • Ngân Hà
      • tham ăn
      • chuột chù
      • cái niêu
      • Sơn Tây
      • hắc lào
      • người phụ nữ
      • ba ba
      • lười biếng
      • giã gạo
    • Người đăng: Phan An
    • 29 March,2013
  • Ở nhà hết gạo treo niêu

    Ở nhà hết gạo treo niêu Ra đường thắt dải lụa điều bảnh bao

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái niêu
      • ăn diện
    • Người đăng: Phan An
    • 28 March,2013
  • Làm trai cho đáng làm trai

    Làm trai cho đáng làm trai Ăn cơm với vợ, lại nài vét niêu Sống chết thời ông cũng liều Ông quyết không để cái niêu phần mày!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • làm trai
      • cái niêu
    • Người đăng: Phan An
    • 28 March,2013
  • Con gái làng nào không đẹp bằng con gái làng này

    Con gái làng nào không đẹp bằng con gái làng này Cái đít nom gầy, cái cổ bong gân Cái yếm nâu non nó thủng tày giần Răng đen hạt nhót, má hồng trôn niêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cái niêu
      • người phụ nữ
      • yếm
      • má hồng
      • răng đen
    • Người đăng: Phan An
    • 24 March,2013
  • Mẹ già hết gạo treo niêu

    Mẹ già hết gạo treo niêu Mà anh khăn đỏ khăn điều vắt vai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • mẹ
      • cái khăn
      • cái niêu
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 24 February,2013
Chú thích
  1. Niêu Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  2. Cỡn cờ Nhởn nhơ, thiếu đứng đắn.
  3. Con cón Gọn gàng, nhanh nhẹn (từ cổ).
  4. Tú tài Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  5. Chiêu Từ dùng để chỉ người có học vị tiến sĩ vào thời Lê. Con của họ cũng gọi là cậu hoặc cô chiêu (Nguyễn Du là con của tiến sĩ Nguyễn Nghiễm nên lúc nhỏ được gọi là cậu chiêu Bảy).
  6. Móng tay mỏ sẻ Móng tay dài, hơi khum, thon dần về phía đầu như mỏ con chim sẻ.
  7. Choa Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
  8. Răng đen Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  9. Đỉa Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  10. Ba ba Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.

    Con ba ba

    Con ba ba

    Hướng dẫn định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 2010)

  11. Cồng Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  12. Có bản chép: Chẳng thà.
  13. Ở vậy Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  14. Sơn Tây Một địa danh ở Bắc Bộ, nay là thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Vào thế kỉ 15, đây là trấn sở Sơn Tây, đổi thành tỉnh Sơn Tây vào năm Minh Mệnh thứ hai (1832). Sơn Tây nổi tiếng có làng Đường Lâm, quê hương của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng, nên gọi là đất hai vua.

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

  15. Tày Bằng (từ cổ).
  16. Giần Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  17. Nhót Một loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê miền Bắc, thường được trồng lấy quả. Quả nhót hình trứng, khi chín có màu đỏ, có vị chua hoặc ngọt, dùng để nấu canh. Rễ, thân, lá còn được dùng làm thuốc.

    Quả nhót

    Quả nhót

  18. Có bản chép: hạt nhãn.
  19. Cù nèo Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
  20. Bồ cào Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.

    Bồ cào

    Bồ cào

  21. Hắc lào Một loại bệnh ngoài da do nấm. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền; vùng da bị tổn thương ngứa ngáy rất khó chịu.
  22. Sung Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  23. Trôn Mông, đít, đáy (thô tục).
  24. Ru Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  25. Chuột chù Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.

    Chuột chù

    Chuột chù

  26. Nhấm Gặm (thường dùng cho các loại sâu bọ, chuột, gián...)
  27. Nhãn lồng Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên

  28. Ngân Hà Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.

    Nguồn: Rick Whitacre.

    Dải Ngân Hà. Nguồn: Rick Whitacre.

  29. Thời Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  30. Yếm Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  31. Nâu non Màu nâu nhạt.

    Yếm nâu

    Yếm nâu

Từ khóa » Cái Niêu