Tục Ngữ Về "Dùi Chiêng"
Có thể bạn quan tâm
- Tôi đây khách lạ xa đàng
Tôi đây khách lạ xa đàng Tới đây hát đối biết nàng ở Dùi Chiêng Mai ngày tôi trở lại Bình Yên Thương mấy cô ở lại có chiêng mà không dùi Về nhà lòng những ngậm ngùi Nghĩ thương thân phận có dùi mà không chiêng Trăm lạy ông trời cho tôi trở lại chốn đào nguyên Để có ta, có bạn, có chiêng, có dùi.
Dị bảnNhư tôi đây là khách qua đường Đến đây ông Bá Doãn bắt tôi hát với mấy nường Dùi Chiêng Ngày mai đây tôi trở gót Bình Yên Các cô ở lại có chiêng không dùi Còn tôi lòng dạ bùi ngùi Đêm nằm trơ trọi chỉ có dùi không chiêng Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên Có ta có bạn có chiêng có dùi.
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- Quảng Nam-Đà Nẵng
- Quế Sơn
- Dùi Chiêng
- Người đăng: Phan An
- 22 December,2013
- Đàng Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Dùi Chiêng Tên một làng nay là thôn Dùi Chiêng, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng nằm dọc ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước mặt là sông, sau lưng là núi, có hình thể giống như cái dùi của cái chiêng, nên có tên gọi như vậy.
- Có bản chép: đảo dốc.
- Bình Yên Tên một ngôi làng nằm ở phía Tây huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, bên bờ sông Thu Bồn.
- Chiêng Nhạc cụ bằng đồng thau, hình tròn, giữa có thể có hoặc không có núm nổi lên. Người ta đánh chiêng bằng dùi gỗ có quấn vải mềm, hoặc bằng tay. Cồng, chiêng là các nhạc cụ đặc trưng cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Đánh chiêng
- Đào nguyên Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
Tranh vẽ Đào nguyên
- Tương truyền đây là một bài thơ của ông Tú Quỳ, một danh nhân đất Quảng Nam.
- Phạm Bá Doãn Một người dân sống ở làng Dùi Chiêng vào đầu thế kỉ 20, tương truyền là người nghĩ ra một thứ bẫy để bắt cọp mà người địa phương quen gọi là cái chòi. Các bô lão làng Dùi Chiêng cho biết về hình dáng, chòi không to, ngang gần 1 mét, dài khoảng 5 mét, làm hoàn toàn bằng cây săn, chắc, được chôn sâu xuống đất, phía trên được cột kỹ, chèn đá to, làm sao để một khi cọp đã vào bẫy thì không thể vùng ra nổi. Trong chòi nhốt một con chó, ngăn lại. Cọp nghe tiếng chó sủa, mò đến. Khi nó vừa vào thì bẫy sụp xuống. Người ta chỉ việc dùng giáo nhọn mà đâm cho đến lúc cọp chết mới thôi.
Chòi bắt cọp
- Nường Nàng (từ cũ).
- Thuyền quyên Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng (Truyện Kiều)
Từ khóa » Dùi Chiêng
-
DÙI CHIÊNG | NS TRẦN QUẾ SƠN. Âm Hưởng Dân Ca - YouTube
-
Lời Bài Hát: Dùi Chiêng - Ca Sỹ: Trần Quế Sơn
-
Dùi Chiêng - Hoài Linh - Zing MP3
-
Hoài Linh - Dùi Chiêng
-
Hợp âm Dùi Chiêng - Trần Quế Sơn
-
Dùi Gõ Chiêng To | Shopee Việt Nam
-
Dùi đánh Chiêng Nhỏ | Shopee Việt Nam
-
Dân Ca "Dùi Chiêng" | Facebook | By Wellness Living
-
Dùi Chiêng | Facebook
-
Tải Bài Hát Dùi Chiêng MP3 - Download Miễn Phí - Tai Nhac 123
-
Hợp âm Dùi Chiêng - Trần Quế Sơn - VIỆT GUITAR
-
Nậm Dùi Chiêng Cổ
-
Dùi đánh Chiêng Loại To