Tục Ngữ Về "lụa Là" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "lụa là":
  • Trâu ta ăn cỏ đồng ta

    Trâu ta ăn cỏ đồng ta Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người Hàng ta, ta bận cũng tươi Ham chi hàng ngoại, kẻ cười người chê

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • con trâu
      • trang phục
      • lụa là
    • Người đăng: Kim Khương
    • 1 September,2015
  • Cậy chàng mua lụa Đồng Nai

    Cậy chàng mua lụa Đồng Nai Chàng sao lại hỏi vắn dài làm chi Đã từng ăn cận nằm kề Vóc này bao nả, chàng thì nhớ cho Thì chàng liệu lấy mà mua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • lụa là
      • Đồng Nai
      • trang phục
    • Người đăng: Kim Khương
    • 12 January,2014
  • Thế gian họ nói không lầm

    Thế gian họ nói không lầm Lụa tuy vóc trắng, vụng cầm cũng đen

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • lụa là
    • Người đăng: Phan An
    • 10 August,2013
  • Em thời trướng gấm, màn là

    Em thời trướng gấm, màn là Chị thời tan tác như hoa giữa đường

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • chị em
      • màn
      • gấm nhung
      • lụa là
    • Người đăng: Phan An
    • 9 August,2013
Chú thích
  1. Hàng Đồ hay vải dệt mỏng bằng tơ nói chung.
  2. Bận Mặc (quần áo).
  3. Cậy Nhờ giúp đỡ, nhờ vả.

    Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa (Truyện Kiều)

  4. Lụa Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ... Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng (Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
  5. Nả Số lượng hay khoảng thời gian, thường được dùng sau bao, mấy (phương ngữ Bắc Bộ).

    Xác không vốn những cậy tay người, Bao nả công trình, tạch cái thôi! Kêu lắm lại càng tan tác lắm, Thế nào cũng một tiếng mà thôi. (Vịnh cái pháo - Nguyễn Hữu Chỉnh)

  6. Địa danh Đồng Nai trong câu ca dao này có lẽ nói về tỉnh Đồng Nai Thượng dưới thời Pháp thuộc, là một khu vực cao nguyên rộng lớn bao gồm thành phố Bảo Lộc ngày nay, cao nguyên Lâm Đồng, cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lâm Viên. Bảo Lộc là nơi có khí hậu và đất đai rất thích hợp với cây dâu tằm, vì vậy nghề nuôi tằm dệt lụa rất phát triển ở đây. Hiện nay, nghề tơ tằm vẫn là một ngành kinh tế chính của thành phố Bảo Lộc.
  7. Thời Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  8. Trướng Màn. Ngày xưa, tấm màn che buồng người con gái gọi là trướng. Ngoài ra, theo Thiều Chửu: Quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ cũng gọi là trướng.

    Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai (Truyện Kiều)

  9. Gấm Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  10. Là Hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.

Từ khóa » Câu Thơ Hay Về Lụa