Tục Ngữ Về "Quảng Ngãi" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "Quảng Ngãi":
  • Hát bội Quy Nhơn

    Hát bội Quy Nhơn Hầu đơn Quảng Ngãi Thơ lại Quảng Nam Hò khoan xứ Huế

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • hát bội
      • Quảng Ngãi
      • Quy Nhơn
      • hò khoan
      • Thừa Thiên-Huế
      • thơ lại
    • Người đăng: Phan An
    • 4 October,2015
  • Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh

    Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh Rau thơm Trà Quế đượm tình bữa trưa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Sa Huỳnh
      • Trà Quế
      • sản vật
      • Quảng Ngãi
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 26 March,2015
  • Tiếng đồn du kích Tịnh Khê

    Tiếng đồn du kích Tịnh Khê Lính đi mất xác, quan về mất lon

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • chiến tranh
      • Tịnh Khê
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 27 January,2015
  • Sơn Tịnh đường đinh

    Sơn Tịnh đường đinh Sa Huỳnh muối trắng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Sơn Tịnh
      • đường đinh
      • muối trắng
      • sản vật
      • Quảng Ngãi
      • Sa Huỳnh
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 27 January,2015
  • Tai nghe anh lấy vợ Ba La

    Tai nghe anh lấy vợ Ba La Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Ba La
      • thất tình
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 15 January,2015
  • Cực đà quá cực

    Cực đà quá cực Khổ đà quá khổ Em ngồi Châu Ổ ngó thẳng Thạch An Mắt nhìn chàng hai hàng luỵ ứa Một lời đã hứa Bốn ngựa khó theo Dẫu rằng hai đứa mình nghèo Ba núi cũng lội, bảy đèo cũng qua.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • châu Ô
      • Thạch An
      • Quảng Ngãi
      • cực khổ
    • Người đăng: Phan An
    • 29 November,2014
  • Xa nhau cách mấy con trăng

    Xa nhau cách mấy con trăng Đêm nằm lơ lửng, uống ăn không thường Không biết ai tôi nhắn với người thương Nhắn anh dầu phụng Quán Rường mới ra Nhắn bạn hàng Phong Thử, Hà Nha Nhắn người Vĩnh Điện, La Qua xưa rày Nhắn người quen biết xưa nay Nhắn ông đi cuốc đi cày cũng không Chợ chiều tôi nhắn chị hàng bông Nhắn cô gánh nước, nhắn ông đưa đò Nhắn người chuyển miệng giùm cho Nhắn người cắt cỏ, giữ bò giữ trâu Nhắn ông đi úp sông sâu Nhắn ông bủa lưới giăng câu dọc gành Nhắn người đốn củi rừng xanh Nhắn cô bán cá, nhắn anh bán trầu Nhắn người ở dưới Câu Lâu Nhắn cô bán vải ở cầu Bình Long

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Hội An
      • Điện Bàn
      • Tam Kỳ
      • Phú Ninh
      • Trà My
      • Phong Thử
      • Thanh Hà
      • Cầu Đất
      • Vĩnh Điện
      • Túy La
      • Bình Long
      • Cẩm Lậu
      • Bàn Thạch
      • La Qua
      • Quảng Ngãi
      • Hà Nha
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
      • Thanh Khê
      • Câu Lâu
      • tự phụ
    • Người đăng: Phan An
    • 17 November,2014
  • Trời mưa trong Quảng mưa ra

    Trời mưa trong Quảng mưa ra Mưa qua hòn Bé, hai ta lạnh lùng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Lý Sơn
    • Người đăng: Phan An
    • 2 January,2014
  • Chẻ tre đan vợt vớt bèo

    Chẻ tre đan vợt vớt bèo Lấy chồng bè rớ có nghèo cũng ưng.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • nghề truyền thống
      • bè rớ
    • Người đăng: Phan An
    • 31 December,2013
  • Quê tôi phố cổ Thu Xà

    Quê tôi phố cổ Thu Xà Có nghề dệt chiếu ông bà truyền lưu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Thu Xà
      • nghề truyền thống
    • Người đăng: Phan An
    • 31 December,2013
  • Vè các lái (hát vô)

    Ghe bầu các lái đi buôn Đêm khuya ngồi buồn, kể chuyện ngâm nga Bắt từ Gia Định kể ra Anh em thuận hòa ngoài Huế kể vô Trên thời ngói lợp tòa đô Dưới sông thủy cát ra vô dập dìu Trên thời vua Thuấn, vua Nghiêu Ngoài dân, trong triều tòa chính sửa sang Trên thời ngói lợp tòa vàng Dưới dân buôn bán nghênh ngang chật bờ Này đoạn các lái trở vô Thuận An là chốn thuyền đô ra vào Vát ra một đỗi khơi cao Ta sẽ lần vào thì tới Cửa Ông Nay đà giáp phủ Thuận Phong Hòn Am, Cửa Kiểng nằm trong thay là

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
      • ghe bầu
      • Cù lao Cau
      • Sài Gòn
      • Phan Thiết
      • Mũi Kê Gà
      • cà na
      • Phan Rang
      • Sơn Trà
      • Hòn Bà
      • Hội An
      • Phan Rí
      • cửa Đại
      • Phú Hài
      • Phú Yên
      • Bà Rịa
      • lái buôn
      • Hòn Rơm
      • cù lao
      • Vũng Tàu
      • Đồng Nai
      • Tuy Hoà
      • Nha Trang
      • Cù Mông
      • Nhà Bè
      • Vũng Nồm
      • Cù lao Chàm
      • Hòn Khô
      • Gia Định
      • Vũng Bấc
      • Hòn Hành
      • Đại Lãnh
      • Quảng Ngãi
      • Vè thủy trình
      • Bình Thuận
      • Gành Son
      • Bình Định
      • Thừa Thiên-Huế
      • cù lao Xanh
      • Mũi Dinh
    • Người đăng: Phan An
    • 22 December,2013
  • Ông mõ lẫm liệt oai phuông

    Ông mõ lẫm liệt oai phuông Ông kêu thú dữ tìm đường cút xa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Thuận Yên
    • Người đăng: Phan An
    • 15 December,2013
  • Ai về thăm xứ Thuận Yên

    Ai về thăm xứ Thuận Yên Vang vang tiếng mõ là kiêng dân làng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Thuận Yên
    • Người đăng: Phan An
    • 15 December,2013
  • Dù ai tế lễ nơi đâu

    Dù ai tế lễ nơi đâu Ngũ liên Thi Phổ mau mau trở về

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • ngũ liên
      • Quảng Ngãi
      • Thi Phổ
    • Người đăng: Phan An
    • 15 December,2013
  • Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình

    Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình Hỏi anh ba tỉnh, em thuận tình nơi mô?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 9 December,2013
  • Bình Khương sánh với Bình An

    Bình Khương sánh với Bình An Bên em chè đậm, bên anh khoai nhiều

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Bình An
      • Bình Khương
      • sản vật
      • khoai lang
      • Quảng Ngãi
      • nước chè
    • Người đăng: Phan An
    • 30 November,2013
  • Quảng Nam là xứ tỉnh ta

    Quảng Nam là xứ tỉnh ta Trong là Quảng Ngãi, ngoài là Thừa Thiên Phía đông là biển sát miền Phía tây có núi, gần miền Ai Lao Đà Nẵng tàu lớn ra vào Hội An là phố đông người bán buôn Sông xanh một dải Thu Bồn Sông từ chợ Củi đến nguồn Ô Gia Tỉnh thành đóng tại La Qua Hội An toà sứ vốn là việc quan Bốn phủ, bốn huyện mọi đàng Quan viên cai trị luận bàn việc dân Đá than thì ở Nông Sơn Bồng Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè Thanh Châu buôn bán nghề ghe Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà Phú Bông dệt lụa, dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng Ngà voi, tê giác, gỗ rừng Trân châu hải vị chẳng từng thiếu chi Tỉnh ta giàu nhất Trung kỳ Nên ta phải học lấy nghề tự sinh…

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Tê giác
      • Thanh Châu
      • Gỗ
      • Thanh Hà
      • Trung kỳ
      • Đa Hòa
      • Tài nguyên
      • rừng
      • Phú Bông
      • làng Ô Gia
      • Bồng Miêu
      • nghề truyền thống
      • Thừa Thiên-Huế
      • Quảng Ngãi
      • Thu Bồn
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
      • La Qua
      • Kim Bồng
      • Ai Lao
      • Hội An
      • Sông chợ Củi
      • Nông Sơn
      • Ngà voi
      • Quế Sơn
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 18 November,2013
  • Mở lời chào gió, chào trăng

    – Mở lời chào gió, chào trăng Chào quanh Núi Chúa, chào băng Sông Trà Mở lời chào chị em ta Bên hữu đàn bà bên tả đàn ông Mở lời chào gái nữ công Chào trai tiết hạnh giữa đám đông hội này – Khoan khoan bớ bạn khoan chào Lại đây ta hỏi người nào biết ta Từ khi cha mẹ sinh ra Tự lớn chí nhỏ, bạn ta mấy lần Xưng rằng bạn cựu bạn tân Lại đây ta hỏi mới giao lân kết nguyền

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Trà Khúc
      • Bà Nà - Núi Chúa
      • Quảng Ngãi
      • chào hỏi
    • Người đăng: Phan An
    • 23 October,2013
  • Mồng bốn có hội đua ghe

    Mồng bốn có hội đua ghe Rối đến mồng bảy bắt phe dội bòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • lễ hội
      • Quảng Ngãi
      • Lý Sơn
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2013
  • Muốn về Mỹ Á ăn dừa

    Muốn về Mỹ Á ăn dừa Sợ e Mỹ Á đẩy đưa nhiều lời.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trái dừa
      • Quảng Ngãi
      • Mỹ Á
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2013
Chú thích
  1. Hát bội Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.

    Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."

    Một cảnh hát bội

    Một cảnh hát bội

    Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.

  2. Quy Nhơn Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Định. Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng, từ cách đây hơn 400 năm. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ 11. Tại Quy Nhơn có các danh thắng như Tháp Đôi, Gành Ráng, biển Quy Hòa... cùng các đặc sản như bún chả cá, nem chua...

    Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

    Thành phố Quy Nhơn

  3. Có bản chép là “làm đơn,” đều có ý chỉ việc kiện tụng, tranh chấp.
  4. Quảng Ngãi Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  5. Thư lại Viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đường thời phong kiến, thực dân. Ở Trung và Nam Bộ, từ này cũng được phát âm thành thơ lại.
  6. Quảng Nam Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  7. Hò khoan Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
  8. Huế Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  9. Bài này nói về tài năng hoặc nét đặc trưng của người dân ở bốn địa phương.
  10. Sa Huỳnh Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.

    Mộ chum, cổ vật tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

    Mộ chum, cổ vật tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

  11. Trà Quế Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.

    Tưới rau ở làng rau Trà Quế

    Một vườn rau Trà Quế

  12. Tịnh Khê Tên một xã thuộc thành phố Quảng Ngãi. Tại đây có thắng cảnh bãi biễn Mỹ Khê.

    Bãi biển Mỹ Khê

    Bãi biển Mỹ Khê

  13. Sơn Tịnh Tên một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có núi Thiên Ấn, một trong hai biểu tượng của tỉnh (cùng với sông Trà Khúc tạo thành cặp núi Ấn - sông Trà).

    Núi Ấn

    Núi Ấn

  14. Đường bát Cũng gọi là đường tán hoặc đường đinh, loại đường mía được tạo hình bằng cách đổ nước đường thắng vào bát. Để bảo quản, đường bát được xếp từng cặp có dây rơm quấn quanh bỏ vào giỏ đem phơi rồi đậy kỹ treo lên xà nhà. Đường bát rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam.

    Đường bát

    Đường bát

  15. Ba La Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
  16. Châu Ổ Địa danh nay là thị trấn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  17. Thạch An Địa danh nay là một thôn thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  18. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
  19. Con trăng Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
  20. Quán Rường Một địa danh thuộc xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
  21. Phong Thử Địa danh nay thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng Phong Thử nằm ở ven sông Thu Bồn, đất đai tuy nhiều nhưng ruộng lúa nước tương đối ít, vì vậy người dân xưa kia sống chủ yếu bằng nghề trồng bông, nuôi tằm dệt vải và làm nghề buôn bán nhỏ.

    Chợ Phong Thử

    Chợ Phong Thử

  22. Hà Nha Địa danh nay là một thôn thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, bên bờ sông Vu Gia.

    Cầu Hà Nha bắc qua sông Vu Gia

    Cầu Hà Nha bắc qua sông Vu Gia

  23. Vĩnh Điện Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  24. La Qua Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
  25. Rày Nay, bây giờ (phương ngữ).
  26. Nơm Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  27. Bủa Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
  28. Ghềnh Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  29. Câu Lâu Tên một cây cầu bắc ngang sông Chợ Củi ở thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cầu được xây dựng thời Pháp thuộc, trong chiến tranh Việt Nam thì được xây dựng lại lần thứ hai. Đầu thế kỷ 21, cầu được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, có 4 làn xe chạy.

    Về tên cây cầu này, có một sự tích: Ngày xưa, ven sông Chợ Củi, có một đôi vợ chồng từ xa đến lập nghiệp. Ngày ngày, chồng đi câu cá đổi gạo, vợ ở nhà trồng rau, vun vén gia đình. Chỗ ngồi câu cá quen thuộc của người chồng là trên một tảng đá gần bờ sông. Một đêm nọ, có cơn nước lũ từ nguồn đột ngột đổ về, người chồng bị cuốn đi. Người vợ ở nhà, đợi mãi vẫn chẳng thấy chồng về, cứ bồng con thơ thẩn ra vào, miệng luôn lẩm bẩm: "Câu gì mà câu lâu thế!" Cuối cùng, sốt ruột quá, nàng bồng con ra sông để tìm chồng. Khi hiểu ra sự việc, nàng quỳ khóc nức nở rồi ôm con gieo mình xuống dòng nước. Dân làng cảm thương đôi vợ chồng nghèo chung tình, đặt tên cho cây cầu bắc qua sông Chợ Củi là cầu Câu Lâu.

    Thật ra Câu Lâu là một địa danh gốc Champa, biến âm từ chữ Pulau có nghĩa là "hòn đảo."

    Cầu Câu Lâu

    Cầu Câu Lâu

  30. Bình Long Tên một con lạch chảy qua các xã Điện Phước, Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  31. Cù lao Bờ Bãi Tên dân gian là hòn Bé (đảo Bé), một hòn đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

    Một góc hòn Bé

    Một góc hòn Bé

  32. Bè rớ Một loại nghề của ngư dân Quảng Ngãi, và cũng là công cụ đánh bắt cá của nghề này. Bè rớ gồm có bè và rớ. Bè được làm bằng tre tươi dài nguyên cây, xếp thành nhiều lớp. Nửa bè phía gốc người ta dựng một sườn khoang như khoang thuyền, và phủ kín bên ngoài bằng tấm nang tre đan kín, trát dầu rái (sau thay bằng tôn kẽm) để che mưa nắng. Ngư dân sống trong khoang bè này, và đánh bắt cá dùng rớ.

    Nghề bè rớ hiện nay đã mai một.

  33. Thu Xà Một địa danh nay thuộc thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Phố Thu Xà trước đây là một trung tâm buôn bán sầm uất, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi xưa kia. Đây chính là quê hương của Bích Khê, thi sĩ nổi tiếng thuộc phong trào Thơ Mới.
  34. Ghe bầu Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.

    Hình vẽ ghe bầu và các dụng cụ đi biển của ngư dân Hoàng Sa

    Hình vẽ ghe bầu và các dụng cụ đi biển của ngư dân Hoàng Sa

  35. Lái Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  36. Gia Định Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

  37. Thuấn, Nghiêu Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
  38. Bến Thuận An Bến cảng nằm bên cửa biển Thuận An cách thành phố Huế 15km về phía Đông Bắc, là nơi sông Hương chảy qua phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông. Trước đây cửa biển này có tên cửa Eo, cửa Nộn. Tên Thuận An là do vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đặt cho, còn vua Thiệu Trị thì liệt Thuận An là một trong hai mươi thắng cảnh của kinh thành Huế. Vào ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, nơi đây có lễ hội truyền thống gọi là lễ Cầu Ngư, có hàng ngàn người tham dự.

    Biển Thuận An

    Biển Thuận An

  39. Chạy giác Kĩ thuật lái ghe thuyền chạy theo góc (giác), tức là theo đường dích dắc để tránh hoặc lợi dụng gió ngược. Từ này cũng được viết trại thành vát.
  40. Cửa Tư Hiền Tục gọi là cửa Ông hay cửa Biện, cửa biển thông đầm Cầu Hai với Biển Đông. Đây là một trong hai cửa biển chính của hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cửa biển này từ thời nhà Lý đã được nhắc đến dưới tên cửa Ô Long. Đời Trần gọi là cửa Tư Dung. Sang thời nhà Mạc vì kiêng tên vua Mạc Thái Tổ nên gọi là cửa Tư Khách. Nhà Lê vẫn dùng tên Tư Dung. Tên Tư Hiền thì mãi đến triều Thiệu Trị mới đặt.

    Cửa Tư Hiền

    Cửa Tư Hiền

  41. Có bản chép: Hòn Om.
  42. Cửa Kiểng Tên một cửa biển ở Huế, là nơi dòng sông Bù Lu đổ ra biển Đông.
  43. Mõ Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  44. Oai phuông Oai phong (từ cổ, phương ngữ).
  45. Làng Thuận Yên giáp với rừng núi, ban đêm thường có thú dữ mò xuống kiếm ăn. Dân làng thường gõ mõ để báo động.
  46. Thuận Yên Một làng thuộc xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Làng có ba mặt giáp với núi đồi trùng điệp.
  47. Ngũ liên Trống đánh từng hồi năm tiếng một, âm điệu thúc giục.
  48. Thi Phổ Tên một làng nay là thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nơi có nghề làm mạch nha truyền thống nổi tiếng cả nước.
  49. Trước đây vào mỗi mùa mưa, dân làng Thi Phổ thường đánh trống chầu để thúc giục, cổ võ dân làng đắp đập hay sửa đập, và đặc biệt là báo động cho dân làng khi đập bị tràn hoặc vỡ.
  50. Quảng Bình Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.

    Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...

    Vường quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Quảng Bình

    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Quảng Bình

  51. Mô Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  52. Bình Khương Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  53. Bình An Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  54. Phủ Thừa Thiên Tên một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương thời nhà Nguyễn, bắt đầu dưới triều Minh Mạng, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế với thủ phủ là thành phố Huế.
  55. Ai Lao Tên gọi cũ của nước Lào.
  56. Đà Nẵng Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.

    Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

  57. Hội An Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  58. Sông Thu Bồn Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.

    Sông Thu Bồn tại Hội An, Quảng Nam

    Sông Thu Bồn tại Hội An, Quảng Nam

  59. Sông Chợ Củi Sông thuộc đoạn hạ lưu của dòng Thu Bồn, từ xã Điện Phong, huyện Điện Bàn (Quảng Nam), ở về phía cuối Gò Nổi, băng qua cầu Mống (cầu Câu Lâu) ngang qua dinh trấn Thanh Chiêm xưa, nay là xã Điện Phương (huyện Điện Bàn). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), sông Chợ Củi được đổi tên thành Sài Thị giang và được ghi vào điển thờ. Tên đoạn sông được lấy từ tên chợ.

    Sông Chợ Củi

    Sông Chợ Củi

  60. Ô Gia Tên một làng nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
  61. Tòa sứ Nơi ở và làm việc của một cơ quan ngoại giao ở nước khác.
  62. Phủ Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  63. Đàng Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  64. Quan viên Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  65. Nông Sơn Tên một huyện của tỉnh Quảng Nam, trước đây là phía Tây của tỉnh Quế Sơn. Tại đây có mỏ than Nông Sơn, thuộc địa bàn xã Quế Trung.
  66. Bồng Miêu Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.

    Khu vực nhà máy chế biến và mỏ vàng Bồng Miêu

    Khu vực nhà máy chế biến và mỏ vàng Bồng Miêu

  67. Quế Sơn Tên một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Có ý kiến cho rằng gọi tên như vậy vì khu vực này có một ngọn núi này mọc rất nhiều cây quế.

    Nghe bài hát Quế Sơn đất mẹ ân tình của nhạc sĩ Đình Thậm.

  68. Thanh Châu Tên một làng nay thuộc xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
  69. Ghe Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  70. Thanh Hà Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.

    Gốm Thanh Hà

    Gốm Thanh Hà

  71. Che Dụng cụ để ép mía lấy nước đường nấu thành đường tán tại các lò mía đường. Trước đây che mía được người hoặc trâu kéo, sau này thì có nơi dùng máy móc. Theo tác giả Hoàng Sơn: “Ông che” là hai súc gỗ lớn hình trụ tròn, bên giữa mỗi súc gỗ là trục quay được cố định một đầu để có thể tự đứng thẳng. Hai súc gỗ này được người ta đẽo rãnh răng cưa và khớp nhau như bánh nhông. Trên đỉnh một “ông che” được gắn một đoạn tre để nối ra ngoài. Đoạn tre này khi được buộc vào lưng trâu sẽ đóng vai trò như một thanh truyền lực. Chỉ cần đánh trâu đi vòng tròn, cả hai “ông che” sẽ quay đều và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì lọt vào rãnh răng đó. Do vậy, ngày xưa người trực tiếp cho mía vào “máy” phải là người có kinh nghiệm nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Bà Lệ tiếp lời: “Đến mùa làm đường, “ông che” được dựng ngay giữa bãi mía, bên trong một căn chòi gọi là chòi đạp. Khi cho mía vào “ông che”, nước mía sẽ chảy xuống một cái thùng đặt bên dưới sau đó được chuyển sang bếp nấu với những chiếc chảo gang đã nóng. Trung bình mỗi bận, nấu được khoảng 60 lít mật.”
  72. Đa Hòa Tên một tổng thuộc phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dưới thời chúa Nguyễn, nay thuộc huyện Điện Bàn.
  73. Phú Bông Tên một làng nay thuộc xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  74. Sa Vải dệt bằng tơ tằm, rất mỏng và thoáng.
  75. Kim Bồng Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).

    Làng mộc Kim Bồng

    Làng mộc Kim Bồng

  76. Ba kỳ Tức Tam Kỳ, tên gọi chung cho ba vùng đất do thực dân Pháp và triều đình bù nhìn nhà Nguyễn phân chia nước ta vào thế kỉ 19. Ba kỳ gồm có: Bắc Kỳ (Tonkin, từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra), Trung Kỳ (Annam, từ phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang) và Nam Kỳ (Cochinchine).

    Bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc

    Bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc

  77. Bà Nà - Núi Chúa Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.

    Bà Nà - Núi Chúa

    Bà Nà - Núi Chúa

  78. Trà Khúc Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.

    Sông Trà Khúc

    Sông Trà Khúc

  79. Giao lân Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
  80. Bòng Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  81. Tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, hằng năm từ mùng 4 đến mùng 7 có hội đua ghe hàng năm, sau đó là hội dội bòng. Người ta xây một lễ đài để làm lễ gọi là “nhà trò,” trước nhà trò trên bãi biển rộng, ở hai đầu bãi dựng hai cây tre có ngọn, cao chừng 4 mét, trên mỗi cây tre có treo một giỏ tre, trong khi diễn ra cuộc chơi thì hai phe cử hai người giữ hai cột tre của nhau, để mỗi khi quả bòng được dồi vào thì cố lắc mạnh để quả bòng khó lọt được vào giỏ tre, nếu người phe nào giành được quả bòng và ném lọt vào giỏ tre của phe mình là xem như thắng cuộc.
  82. Mỹ Á Một cửa biển nay thuộc xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Phân trang
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  5. 5
  6. »

Từ khóa » Nói Về Quảng Ngãi