Tục Ngữ Về "sông Hồng" - Ca Dao Mẹ
Có thể bạn quan tâm
- Đồng xanh sông Nhị chạy dài
Đồng xanh sông Nhị chạy dài Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- núi Tản Viên
- Thăng Long - Hà Nội
- sông Hồng
- Người đăng: Phan An
- 6 April,2014
- Chủ đề:
- Vè cầu Doumer
Cầu sắt mà bắc ngang sông Chàng ơi sang tỉnh mà trông chẳng lầm Hà Nội bắc sang Gia Lâm Tính cây lô mét độ năm cây tròn Họa hình Tây bắc ống nhòm Ngắm đi ngắm lại xem còn cong không Giở về hội nghị cộng đồng Đến năm Mậu Tuất khởi công bắc cầu Mộ phu khắp cả đâu đâu Xây từ Ái Mộ bắt đầu xây ra Bắc qua con sông Nhị Hà Chia khoang làm nhịp, mười ba cột vừa Lập mưu xây được bây giờ Chế ra cái chụp để mà bơm lên Bơm hết nước đến bùn đen Người chết như rạ vẫn phải len mình vào …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- Pháp thuộc
- sông Hồng
- Tỉnh Hà Nội
- Gia Lâm
- cầu Long Biên
- Nhị Hà
- Dốc Gạch
- Ái Mộ
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 18 August,2013
- Chủ đề:
- Mình về đường ấy thì xa
Mình về đường ấy thì xa Để anh bắc cầu sông Cái về qua Ninh Bình Đất Ninh Bình có chùa Non Nước Núi Phi Diên, Hồi Hạc xung quanh Em về, em chớ quên anh!
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- sông Hồng
- chia ly
- Ninh Bình
- chùa Non Nước
- núi Cánh Diều
- núi Hồi Hạc
- Người đăng: Phan An
- 16 July,2013
- Chủ đề:
- Mưa từ trong Quảng mưa ra
Mưa từ trong Quảng mưa ra Mưa khắp Hà Nội mưa qua Hải Phòng Hạt mưa trong thực là trong Mưa xuống sông Hồng mưa cả mọi nơi Hạt mưa vẫn ở trên trời Mưa xuống hạ giới cho người làm ăn Tháng Giêng là tiết mưa xuân Đẹp người thục nữ thanh tân má hồng Muốn cho đây đấy vợ chồng Hay còn quyết chí một lòng chờ ai? Tháng Giêng bước sang tháng Hai Mưa xuân lác đác hoa nhài nở ra Tháng Hai bước sang tháng Ba Mưa rào mát mẻ nở hoa đầy cành …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Quan hệ thiên nhiên
- Thẻ:
- Hải Phòng
- Thăng Long - Hà Nội
- mưa
- thời tiết
- sông Hồng
- bốn mùa
- Người đăng: Phan An
- 13 July,2013
- Chủ đề:
- Trên trời có đám mây vuông
Trên trời có đám mây vuông Dưới sông nước chảy như chuông chùa Thầy Anh về xẻ gỗ cho dày Bắc cầu sông Cái đón thầy mẹ sang Chiếu hoa trải xuống sập vàng Gương tàu một chiếc thiếp chàng soi chung
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Thẻ:
- sông Cái
- chùa Thầy
- sập vàng
- sông Hồng
- Người đăng: Lê Tư
- 26 June,2013
- Chủ đề:
- Nhị Hà quanh bắc sang đông
Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Thăng Long - Hà Nội
- sông Hồng
- Kim Ngưu
- Tô Lịch
- Người đăng: Phan An
- 23 June,2013
- Chủ đề:
- Về thăm Hà Nội quê nhà
Về thăm Hà Nội quê nhà Sông Hồng chở nặng phù sa ân tình Tháp Rùa vẫn đẹp lung linh Cầu cong Thê Húc in hình tháng năm
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Thăng Long - Hà Nội
- sông Hồng
- cầu Thê Húc
- Tháp Rùa
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 23 June,2013
- Chủ đề:
- Năm một nghìn không trăm mười
Năm một nghìn không trăm mười Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa Về Thăng Long dựng kinh đô Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha Lâu đài thành quách nguy nga Có phố, có chợ thật là đông vui Có sông Hồng thuyền tới lui Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen Cửa ô, xóm phố nối liền Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông Vua Lý đã chọn đất rồng Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- Thăng Long - Hà Nội
- sông Hồng
- Lý Thái Tổ
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 23 June,2013
- Chủ đề:
- Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Thăng Long - Hà Nội
- sông Hồng
- Người đăng: Phan An
- 22 June,2013
- Chủ đề:
- Gương kia nỡ để bụi nhòa
Gương kia nỡ để bụi nhòa Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên Thề kia sao để lỡ duyên Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- sông Hồng
- Ba Vì
- Thăng Long - Hà Nội
- Hồ Tây
- Người đăng: Lê Tư
- 21 June,2013
- Chủ đề:
- Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng Thanh Trì cảnh đẹp người đông Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Thăng Long - Hà Nội
- sản vật
- đồng lúa
- Thanh Trì
- bánh cuốn
- Ngũ Nhạc
- sông Hồng
- Người đăng: Phan An
- 10 April,2013
- Chủ đề:
- Nhị Hà Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
- Tản Viên Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn. Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
Tản Viên
- Thăng Long Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
Thăng Long - Kẻ Chợ qua nét vẽ của thương nhân người Hà Lan Samuel Baron (1865)
- Cầu Long Biên Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.
Cầu Long Biên hồi đầu thế kỉ 20
- Tỉnh Hà Nội Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
- Gia Lâm Địa danh nay là một huyện ngoại thành, ở về phía Đông của thành phố Hà Nội. Tại đây nổi tiếng với làng gốm Bát Tràng, đồng thời là quê hương của hai nhân vật trong Tứ Bất Tử: Chử Đồng Tử và Thánh Gióng, cùng với nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử khác: Nguyên phi Ỷ Lan, Ngọc Hân công chúa, Lý Thường Kiệt...
- Cây lô mét Còn đọc là ki lô mét, mượn từ tiếng Pháp kilomètre.
- Có nhiều con số về chiều dài cầu Long Biên, nhưng cũng chỉ trên dưới 2 km.
- Tức năm 1898, năm làm lễ khởi công xây dựng cầu Doumer - tên ban đầu của cầu Long Biên.
Chữ khắc trên tấm biển kim loại ở đầu cầu ghi nhận thời gian hoàn thành xây cầu (1899 - 1902), và hãng thầu là Daydé & Pillé có trụ sở ở Paris.
- Mộ phu Tuyển mộ dân phu (những người làm công việc chân tay nặng nhọc).
- Ái Mộ Tên một làng cũ, nay thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.
- Sông Hồng Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên
- Nhịp cầu Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
- Rạ Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
Mái rạ
- Ninh Bình Một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đất này từng là kinh đô nước ta vào thế kỉ 10, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.
Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình
- Chùa Non Nước Một ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy, nay thuộc địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, được xây từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Hiện nay núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Ninh Bình.
Chùa Non Nước
- Núi Ngọc Mỹ Nhân Còn có tên là núi Cánh Diều hoặc núi Phi Diên, một ngọn núi nằm ở phía đông thành phố Ninh Bình. Theo truyền thuyết, vào thời nhà Đường, Cao Biền sang cai trị nước ta, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch. Khi bay đến đất Hoa Lư, y bị một đạo sĩ (do thần Thiên Tôn hóa thân) cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống hòn núi này. Từ đó núi mang tên là Cánh Diều.
Núi Cánh Diều nhìn từ bên kia sông Đáy
- Núi Gối Hạc Còn gọi là Hồi Hạc hoặc Hạc Sơn, một ngọn núi ở làng Đại Phong, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng.
- Quảng Nam Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
Vẻ đẹp Hội An
- Hải Phòng Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
Một góc Hải Phòng
- Hạ giới Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
- Chùa Thầy Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
Phong cảnh chùa Thầy
Lễ rước hội chùa Thầy
- Sập Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
Cái sập
- Tàu Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
- Kim Ngưu Tên một dòng sông tại Hà Nội. Kim Ngưu có nghĩa là Trâu Vàng. Theo truyện cổ dân gian, Trâu Vàng ở bên Tàu khi nghe thấy tiếng chuông đồng đen của thiền sư Nguyễn Minh Không ở nước Nam thì tưởng là tiếng trâu mẹ gọi, liền chạy sang. Đường nó chạy lún xuống thành sông Kim Ngưu. Đến phía Tây thành Thăng Long thì tiếng chuông dứt, Trâu Vàng liền xới đất tung lên để tìm mẹ làm đất chỗ đó thụt xuống, thành hồ Kim Ngưu, tức Hồ Tây. Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thông đường thủy, nay chỉ có chức năng là một sông thoát nước cho nội thành Hà Nội.
Một đoạn sông Kim Ngưu
- Tô Lịch Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
- Tháp Rùa Tên một ngọn tháp nằm trên đảo Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Xưa là Điếu Đài, nơi vua Lê ra câu cá (điếu), rồi chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng, sau vua Lê Chiêu Thống cho đập phá hết. Tháp Rùa ngày nay do bá hộ Nguyễn Ngọc Kim xây dựng năm 1886 với ý đồ táng mộ cha ở đó, nên ban đầu có tên là Tháp Bá hộ Kim.
Tháp Rùa xưa
- Cầu Thê Húc Cây cầu gỗ sơn màu đỏ, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Cầu bị gãy vào năm 1953 và được sửa lại, gia cố phần móng bằng xi măng. Tên cầu Thê Húc 棲旭 nghĩa là "đón ánh sáng mặt trời buổi sớm."
Cầu Thê Húc năm 1945. Ảnh: Võ An Ninh
- Lý Thái Tổ Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.
Tượng đài Lý Thái Tổ
- Đất rồng Đất có vị trí địa lí thuận lợi, theo thuật phong thủy.
"... ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời." (Chiếu dời đô)
- Có bản chép: Gương thề.
- Hồ Tây Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
Hồ Tây buổi chiều
- Thanh Trì Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
- Bánh cuốn Loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (bánh không có nhân ở miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm, khi ăn thường kèm thêm giò, chả lụa, hay chả quế. Bánh cuốn Thanh Trì có lẽ là nổi tiếng nhất, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước.
Bánh cuốn Thanh Trì
- Ngũ Nhạc Tên chung của năm cái gò, còn gọi là Năm Núi (nhạc 岳: núi lớn) thuộc địa phận Thanh Trì, Hà Nội trước đây.
Từ khóa » Bài Thơ Về Sông Hồng
-
Lời Bài Thơ THƠ VỀ SÔNG HỒNG (Tạ Thăng Hùng) - TKaraoke
-
Tìm Bài Thơ "sông Hồng" (kiếm được 200 Bài) - TKaraoke
-
Bài Thơ: Sông Hồng (Lưu Quang Vũ) - Thi Viện
-
Bài Thơ: Sông Hồng Hà (Hoàng Trung Thông) - Thi Viện
-
Sông Hồng Trong Thơ Nguyễn Quang Bích - Báo Yên Bái
-
Bài Thơ Thể Hiện Cảm Hứng Tự Hào Dân Tộc Sâu Sắc Của Lưu Quang Vũ
-
Thơ Có Chủ đề "Sông Hồng"
-
Top 16 Bài Thơ Hay Viết Về Con Sông Quê Hương
-
Tuyển Tập 30 Bài Thơ Về Dòng Sông - VOH
-
Bài Thơ Sông Hồng Chảy Về đâu – Nhà Thơ Nguyễn Đình Huân
-
Tho Ve Song Hong | Có- - Có- | Năm 2022, 2023
-
[Bài Thơ] Sông Hồng - Lưu Quang Vũ - Việt Nam Overnight
-
Những Bài Thơ Hay Về Dòng Sông, Con Sông Quê Hương | VFO.VN