Tục Ngữ Về "Tết" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "Tết":
  • Ba ngày Tết bảy ngày xuân

    Ba ngày Tết, bảy ngày xuân

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 14 March,2018
  • Tết đến sau lưng, ông vải thì mừng con cháu thì lo

    Tết đến sau lưng, Ông vải thì mừng con cháu thì lo

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Khác
    • Thẻ:
      • Tết
    • Người đăng: Phan An
    • 24 July,2015
  • Mồng một thì ở nhà cha

    Mồng một thì ở nhà cha Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cha mẹ
      • Tết
      • hiếu thảo
      • phong tục
      • thầy trò
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 February,2015
  • Thừa tiền mua pháo đốt chơi

    Thừa tiền mua pháo đốt chơi Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
      • Lãng phí
      • đốt pháo
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 February,2015
  • Đói muốn chết ba ngày tết cũng no

    Đói muốn chết ba ngày tết cũng no

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
      • đói no
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 February,2015
  • Thừa con gả cho hàng tờ

    Thừa con gả cho hàng tờ Đến ba mươi tết phất phơ ngoài đường

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • Tết
      • tranh Đông Hồ
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 February,2015
  • Một năm là mấy tháng xuân

    Một năm là mấy tháng xuân Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 February,2015
  • Dửng dưng như bánh chưng ngày tết

    Dửng dưng như bánh chưng ngày tết

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
      • bánh chưng
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 16 February,2015
  • Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày

    Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
      • tốn kém
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 16 February,2015
  • Ba mươi anh không đi tết

    Ba mươi anh không đi tết Rạng ngày mồng Một, anh không đi đến lạy bàn thờ Hiếu trung mô nữa mà biểu em chờ uổng công – Hôm Ba mươi anh mắc lo việc họ Sáng mồng Một anh bận việc làng Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi!

    Dị bản
    • – Tối ba mươi anh không về lễ tết Sáng mùng một anh không lạy giường thờ Hiếu trung chi anh nữa mà khiến em đợi chờ uổng công – Anh làm trai nam nhơn chi chí Em làm gái thục nữ chi trinh Em với anh nghĩa nghĩa tình tình Phụ mẫu nhà chưa định, hai đứa mình dám đâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Tết
      • ba mươi tết
      • phong tục
      • đối đáp
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 27 February,2014
  • Sáng nay đi chợ tất niên

    – Sáng nay đi chợ tất niên Em đây cầm một quan tiền trong tay Sắm mua cũng khá đủ đầy Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà Độc bình mua để cắm hoa Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông Tính hoài mà cũng chẳng thông Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư

    – Vội chi, em cứ thư thư Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em Sáu mươi đồng tính một tiền Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn Vị chi em mới tiêu xong Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà Trái cây, cau, thuốc, thịt thà Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền Ba trăm sáu chục đồng nguyên Tính ra chính thị sáu tiền còn dư

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
      • quan tiền
      • chợ Tết
      • chợ búa
      • tất niên
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 26 December,2013
  • Súc sắc, súc sẻ

    Súc sắc, súc sẻ Nhà nào còn đèn, còn lửa Mở cửa cho anh em chúng tôi vào Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm Ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành Những con như tranh, những con như vẽ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề: Uncategorized
    • Thẻ:
      • Tết
      • rồng ấp
      • rồng chầu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 November,2013
  • Dầu bông bưởi, dầu bông lài

    Dầu bông bưởi dầu bông lài Xức vô tới tết còn hoài mùi thơm

    Dị bản
    • Dầu bông bưởi, dầu bông lài Xức vô tới tết còn hoài mùi cứt trâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • hoa nhài
      • Tết
      • bưởi
      • con trâu
    • Người đăng: Phan An
    • 24 September,2013
  • Ba mươi chưa phải là tết

    Ba mươi chưa phải là tết

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • Tết
      • ba mươi tết
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 19 August,2013
  • Cu kêu ba tiếng cu kêu

    Cu kêu ba tiếng cu kêu Cho qua khỏi Tết, người yêu đang chờ Hôm kia nghỉ gặt trên bờ Bờ bao nhiêu cỏ, lệ em mờ bấy nhiêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Tết
      • thương nhớ
    • Người đăng: Phan An
    • 6 August,2013
  • Có hay không mùa đông mới biết

    Có hay không mùa đông mới biết Giàu hay nghèo ba mươi tết mới hay

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • giàu nghèo
      • Tết
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 26 July,2013
  • No ba ngày tết, đói ba tháng hè

    No ba ngày tết, đói ba tháng hè

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Tết
      • đói no
    • Người đăng: Minh Đặng
    • 11 July,2013
  • Ba mươi tết, tết lại ba mươi

    Ba mươi tết, tết lại ba mươi Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách Một tay cầm cái dù rách Một tay xách cái chăn bông Em đứng bờ sông Em trông sang bên nước người – Hỡi chú chiệc ơi là chú chiệc ơi! Một tay em cầm quan tiền Một tay em xách thằng bù nhìn em ném xuống sông Quan tiền nặng thì quan tiền chìm Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi Ối ai ơi! Của nặng hơn người!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • Tết
      • tàu
      • bủ nhỉn
      • Trung Quốc
    • Người đăng: Virus
    • 23 April,2013
  • Mồng một chơi cửa, chơi nhà

    Mồng một chơi cửa, chơi nhà Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình Mồng bốn chơi chợ Quả Linh Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng Chợ Viềng năm có một phiên Cái nón em đội cũng tiền anh mua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Tết
      • Nam Định
      • chợ búa
      • non Côi
      • chợ Viềng
      • chợ Quả Linh
      • chợ Trình
    • Người đăng: Hoàng An
    • 2 April,2013
  • Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài

    Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • đố
      • gia tài
      • Tết
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 24 February,2013
Chú thích
  1. Ông vải Ông bà (từ Nôm cổ).
  2. Hàng tờ Người làm tranh Đông Hồ.
  3. Trước đây người ta chuộng mua tranh Đông Hồ về chưng tết nên vào những ngày này người làm tranh Đông Hồ (hàng tờ) rất bận, phải chạy chợ tới tận ba mươi.

    Hàng tranh Đông Hồ ngày tết

    Hàng tranh Đông Hồ ngày tết

  4. Phong trần Nghĩa gốc là gió (phong) và bụi (trần), hiểu theo nghĩa rộng là chịu nhiều mưa nắng dãi dầu, gian nan vất vả.

    Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao (Truyện Kiều)

  5. Bánh chưng Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  6. Dửng dưng như bánh chưng ngày tết Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
  7. Mô Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Biểu Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Tất niên Cuối năm (từ Hán Việt).
  10. Quan Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  11. Cau Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  12. Độc bình Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  13. Thư thư Thong thả, từ từ, không bức bách.
  14. Chừ Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Có bản chép: Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa.
  16. Rồng ấp Hay rồng phủ, giao long (交龍), một loại họa tiết cổ thường thấy trong các kiến trúc thời Lý, Trần, có hình hai con rồng quấn nhau hay đuôi xoắn vào nhau.

    Họa tiết rồng ấp trên cột đá chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh)

    Họa tiết rồng ấp trên cột đá chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh)

  17. Rồng chầu Một loại họa tiết cổ thường có hình cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu), cặp rồng chầu mặt nguyệt.

    Bệ chạm cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu) thời Lý

    Bệ chạm cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu) thời Lý

  18. Có bản chép: Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ.
  19. Có bản chép: những con như rối.
  20. Ngày xưa, vào những ngày gần Tết, trẻ con trong làng thường họp thành đoàn, rủ nhau đi chúc Tết xin tiền, vừa đi vừa lúc lắc cái ống tre đựng tiền, đến từng nhà hát bài đồng dao này.
  21. Nhài Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  22. Cu gáy Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  23. Ngô Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  24. Chú khách Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  25. Chệch Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  26. Có bản chép: điếm (hàng quán).
  27. Có bản chép: Qua Ninh (chưa rõ là chợ nào).
  28. Chợ Quả Linh Một chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
  29. Chợ Trình Một cái chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
  30. Non Côi Tên gọi khác của núi Gôi ở huyện Vụ Bản (xưa là Thiên Bản), tỉnh Nam Định. Hình ảnh "Non Côi" thường đi chung với "Sông Vị," rất hay xuất hiện trong thơ ca xưa, đặc biệt là trong thơ Tú Xương. Trên núi có chợ Gôi, một phiên chợ nổi tiếng ngày trước.
  31. Chợ Viềng Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.

    Một góc chợ Viềng

    Một góc chợ Viềng

  32. Có bản chép: Chợ Viềng mồng tám tháng giêng.
Phân trang
  1. 1
  2. 2
  3. »

Từ khóa » Các Bài đồng Dao Về Ngày Tết