Tục Ngữ Về "Vĩnh Phúc" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "Vĩnh Phúc":
  • Tay cầm chiếc nón Dịch Đồng

    Tay cầm chiếc nón Dịch Đồng Hỏi chàng có biết má hồng em đâu Nắng mưa chiếc nón đội đầu Xá nào chàng giữ cho nhau bận lòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Vĩnh Phúc
      • Dịch Đồng
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 January,2016
  • Đồn rằng Tiên Lữ vui thay

    Đồn rằng Tiên Lữ vui thay Bên đông có miếu, bên tây có chùa Giữa làng có đình thờ vua Xung quanh nước chảy, đò đưa sớm chiều

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Vĩnh Phúc
      • Tiên Lữ
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 January,2016
  • Dù ai buôn đâu bán đâu

    Dù ai buôn đâu bán đâu Mười lăm tháng tám phường trâu sẽ về

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trâu bò
      • chợ phiên
      • Vĩnh Phúc
      • chợ Giang
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 January,2016
  • Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh

    Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Vĩnh Phúc
      • bánh đúc
      • làng Nghè
      • ẩm thực
      • đặc sản
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 January,2016
  • Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh

    Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh

    Dị bản
    • Mộc Tứ Xã, ngõa Ba Làng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • nghề truyền thống
      • Vĩnh Phúc
      • Hương Canh
      • thợ xây
      • Tứ Xã
      • bà lang
      • thợ mộc
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 17 January,2016
  • Lúa chiêm là lúa chiêm bao

    Lúa chiêm là lúa chiêm bao Một đêm đến sáng thì nào thấy chiêm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • lúa chiêm
      • Vĩnh Phúc
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 16 January,2016
  • Nghinh Tiên chắp chắc quay thừng

    Nghinh Tiên chắp chắc quay thừng Trung Nguyên thúng mủng đã từng có nhau

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Vĩnh Phúc
      • đan thúng
      • Nghinh Tiên
      • Trung Nguyên
      • dây thừng
      • làng Nghè
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 14 January,2016
  • Nước Thanh Lanh, ma Kẽm Dõm

    Nước Thanh Lanh, ma Kẽm Dõm

    Dị bản
    • Nước Thanh Lanh, ma Ngọc Bội

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Vĩnh Phúc
      • Thanh Lanh
      • Ngọc Bội
      • Kẽm Dòm
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 14 January,2016
  • Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc

    Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • mưa nắng
      • Sóc Sơn
      • Độc Tôn
      • Vĩnh Phúc
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 13 January,2016
  • Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy

    Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy Mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quan hệ thiên nhiên
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • cày cấy
      • mưa
      • thời tiết
      • Tam Đảo
      • Vĩnh Phúc
      • Đồng Ích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 13 January,2016
  • Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về

    Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • Vĩnh Phúc
      • thời tiết
      • lũ lụt
      • Tam Đảo
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 13 January,2016
  • Đất chỉ vàng, làng cò trắng

    Đất chỉ vàng, làng cò trắng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • tơ tằm
      • nghề truyền thống
      • làm ruộng
      • Vĩnh Phúc
      • Thụ Ích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 12 January,2016
  • Chả nhầm, vải Lầm bán cho ai

    Chả nhầm, vải Lầm bán cho ai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • làng Lầm
      • dệt vải
      • Vĩnh Phúc
      • Lâm Xuyên
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 12 January,2016
  • Đại Đồng có lệ đi phân

    Đại Đồng có lệ đi phân Cả trai lẫn gái, cả dân Đại Đồng Đại Đồng mà chẳng lấy phân Đến khi có tiệc thì dân chẳng ngồi cùng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • làm ruộng
      • bổn phận
      • dải đồng
      • Vĩnh Phúc
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 12 January,2016
  • Sim ra nụ, lúa có đòng

    Sim ra nụ, lúa có đòng Sim ra hoa, cày ngả Sim ra quả, cày cấy Sim được lấy, cấy xong

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • thời vụ
      • cày cấy
      • làm ruộng
      • Vĩnh Phúc
      • cây sim
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 January,2016
  • Ngũ Kiên lắm đất trồng khoai

    Ngũ Kiên lắm đất trồng khoai Có lắm gái đẹp cho giai phải lòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • củ khoai
      • Vĩnh Phúc
      • Ngũ Kiên
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 January,2016
  • Chém cha cái đất Kẻ Đê

    Chém cha cái đất Kẻ Đê Chưa đi làm rể đã về làm dâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • cưới hỏi
      • Vĩnh Phúc
      • Kẻ Đê
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 10 January,2016
  • Trai tơ Tuân Lộ, gái tơ Thanh Bào

    Trai tơ Tuân Lộ, gái tơ Thanh Bào

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trai gái
      • Vĩnh Phúc
      • Thanh Bào
      • Tuân Lộ
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 10 January,2016
  • Ngọt ngào Cam Giá

    Ngọt ngào Cam Giá Đánh đá Kẻ Đê Lề mề Thủ Độ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Kẻ Đê
      • Cam Giá
      • thủ đô
      • Vĩnh Phúc
      • Kim Đê
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 10 January,2016
  • Bảy làng Kẻ Đám, tám làng Kẻ He, không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước

    Bảy làng Kẻ Đám, Tám làng Kẻ He, Không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • khởi nghĩa
      • Đàng Ngoài
      • Vĩnh Phúc
    • Người đăng: Phan An
    • 2 July,2015
Chú thích
  1. Dịch Đồng Một làng nay thuộc xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
  2. Tiên Lữ Còn gọi là kẻ Chặng hay làng Chặng, nay là một xã ở phía nam của huyện Lập Thạch, tĩnh Vĩnh Phúc. Nơi đây được xem là một trong những nơi cư trú đầu tiên của người Việt từ thời các vua Hùng dựng nước. Bánh gạo rang là đặc sản của Tiên Lữ.
  3. Miếu Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  4. Đình Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  5. Phường Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).

    Con này chẳng phải thiện nhân Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng (Truyện Kiều)

  6. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
  7. Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh Tên lò làm ngói có tiếng ở Hương Canh và một quán bánh đúc ngon ở làng Đinh Xá (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
  8. Tứ Xã Bốn làng nổi tiếng nghề mộc, nay thuộc địa phận xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Xuân Lãng, Yên Lan, Hợp Lễ, Minh Lương.
  9. Ngõa Ngói (từ Hán Việt). Thợ ngõa là thợ chuyên nghề lợp ngói nhà.
  10. Hương Canh Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.

    Lễ hội kéo song ở Hương Canh

    Lễ hội kéo song ở Hương Canh

  11. Ba Làng Ba làng nổi tiếng nghề thợ xây nay thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Tiên Canh, Hương Canh, Ngọc Canh.
  12. Chiêm (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  13. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Do đồng đất thường trũng, chỉ mưa có một đêm mà cả cánh đồng ở Đập Nữ (xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường) đã chìm nghỉm, nước ngập đến cằm không gặt được.
  14. Nghinh Tiên Một làng nay thuộc xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng nổi tiếng có nghề bện, vặn thừng.
  15. Thừng Dây thừng. Loại dây to và chắc, thường được bện bằng đay hay gai, dùng để buộc.
  16. Trung Nguyên Một làng nay thuộc xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước kia làng nổi tiếng có nghề đan thúng.
  17. Mủng Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Hai làng Nghinh Tiên và Trung Nguyên ngày xưa có kết nghĩa với nhau (theo Địa chí Vĩnh Phúc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012).
  19. Thanh Lanh Một làng nay thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước kia Thanh Lanh là vùng rừng núi âm u, không người ở, khí hậu ẩm thấp, nổi tiếng “ma thiêng nước độc.”

    Hồ Thanh Lanh núi Ngọc Bội

    Hồ Thanh Lanh núi Ngọc Bội

  20. Kẽm Dòm Một con đèo trên núi Sóc Sơn, giữa hai huyện Kim Anh và Đa Phúc (trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau hợp nhất thành huyện Sóc Sơn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, nay thuộc Hà Nội).
  21. Ngọc Bội Một làng nay thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Hồ Thanh Lanh núi Ngọc Bội

    Hồ Thanh Lanh núi Ngọc Bội

  22. Độc Tôn Một dãy núi gồm khoảng 8-9 đỉnh núi, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngoài đỉnh cao nhất là Hàm Lợn (còn có tên là Chân Chim, cao 500m, được mệnh danh là "mái nhà của Hà Nội"), dãy Độc Tôn còn có các đỉnh Thanh Lanh, Bà Tượng, Lục Dinh... đều là những đỉnh núi cao và hiểm trở.

    Hồ Hàm Lợn trên núi Hàm Lợn, thuộc dãy Độc Tôn

    Hồ Hàm Lợn trên núi Hàm Lợn, thuộc dãy Độc Tôn

  23. Sóc Sơn Tên một huyện và cũng là tên một ngọn núi (còn gọi là núi Sóc, núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh) ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, đây là nơi sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi áo giáp, bỏ lại roi và cùng ngựa sắt bay về trời. Núi Sóc trước kia thuộc địa phận Vĩnh Phúc, từ 1976 thuộc Hà Nội.
  24. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vùng Kim Anh, Đa Phúc (hai huyện cũ của tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú) thấy mây đen đỉnh núi Độc Tôn là sẽ có mưa, thấy gió núi Sóc thì trời sẽ nắng.
  25. Đồng Bay Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
  26. Tam Đảo Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

    Tam Đảo trong sương

    Tam Đảo trong sương

  27. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Người làng Bàn Giản (Lập Thạch) ở về phía tây Tam Đảo thấy mưa Tam Đảo cứ ung dung đi cày vì không mưa tới; nhưng thấy cơn mưa đồng Bay (xã Đồng Ích) phía tây nam Bàn Giản thì sẽ mưa ngay.
  28. Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc đỉnh núi Tam Đảo biết là nước lũ sẽ đổ về, một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.
  29. Đất chỉ vàng, làng cò trắng Làng cổ Thụ Ích (nay thuộc xã Yên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) trước kia có nghề làm chỉ tơ tằm, ruộng đồng lại tươi tốt, thẳng cánh cò bay (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
  30. Lâm Xuyên Còn gọi là làng Lầm, một làng nay thuộc xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng trước có nghề dệt vải vuông, nhưng vải xấu.
  31. Đại Đồng Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  32. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Dân xã Đại Đồng coi việc lấy phân bắc để ủ bón ruộng như một tập tục thiêng liêng, ai cũng phải tuân theo.
  33. Sim Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

    Hoa sim

    Hoa sim

    Quả sim

    Quả sim

  34. Đòng Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

    Lúa trổ đòng

    Lúa trổ đòng

  35. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Vùng đồi gò phía bắc các huyện Tam Dương, Bình Xuyên lại theo dõi hoa quả (cây sim) để tính thời vụ.
  36. Ngũ Kiên Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  37. Kim Đê Tên Nôm là Kẻ Đê, một làng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Nghi thức lấy nước ở đình Kim Đê

    Nghi thức lấy nước ở đình Kim Đê

  38. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Xưa kia con gái Kim Đê (Kẻ Đê) bạo dạn có tiếng, bắt nạt cả con trai. Lệ cưới hỏi ở Kim Đê rất nhẹ nhàng, chỉ cần nhà trai có cơi trầu đến dạm là từ đấy nhà trai có công việc gì, dù chưa cưới, cô dâu cũng sang lo liệu giúp, xong lại về nhà mình.
  39. Tuân Lộ Tên Nôm là Kẻ Dùa hay Dùa (nay quen gọi là Rùa), một làng nay thuộc xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng nổi tiếng với món đậu phụ gọi là đậu Rùa.

    Đình Tuân Lộ

    Đình Tuân Lộ

  40. Thanh Bào Tên một thôn nay thuộc xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  41. Cam Giá Tên một làng nay thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Di tích đình Cam Giá

    Di tích đình Cam Giá

  42. Thủ Độ Tên một làng nay thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nghề mộc truyền thống An Tường chủ yếu ở địa bàn hai làng Thủ Độ và Bích Chu.
  43. Đạm Nội Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  44. Xuân Phương Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  45. Nguyễn Danh Phương Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
  46. Thanh Tước Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.

    Núi Thanh Tước

    Núi Thanh Tước

Phân trang
  1. 1
  2. 2
  3. »

Từ khóa » Bài Thơ Về Quê Hương Vĩnh Phúc