Tục Nhảy Lửa Bí ẩn Của Người Pà Thẻn - Travellive

Hàng năm, cứ mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, từ 16 tháng 10 âm lịch đến Rằm tháng Giêng, người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang lại tổ chức lễ hội nhảy lửa để tạ ơn trời đất, thần linh đã ban cho họ mùa màng tốt tươi, thóc gạo đầy nhà. Đồng thời, tục lệ này cũng được thực hiện để xua đuổi tà ma, ốm đau bệnh tật, cầu mong một năm mới bội thu, no ấm. Đây cũng là dịp người dân trong làng tụ họp vui chơi.

Không ai biết tục nhảy lửa xuất hiện từ bao giờ. Được truyền từ đời này sang đời khác, nghi lễ độc đáo vẫn tồn tại đến ngày nay, là một phần không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người Pà Thẻn.

Đống lửa lớn cháy giữa sân trước khi nghi lễ chính thức xảy ra.

Đống lửa lớn cháy giữa sân trước khi nghi lễ chính thức xảy ra.

Phong tục cho thấy niềm tin của con người vào thế giới siêu nhiên. Trong tín ngưỡng của người Pà Thẻn, lửa đóng vai trò quan trọng, tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm; lửa mang lại sự ấm no, thịnh vượng. Nhảy lửa cũng là nghi thức thể hiện tài năng của người đàn ông trong làng.

Vào đêm diễn ra lễ hội, đống củi lớn được chất giữa sân. Lửa bùng lên, phừng phực xé ngang bầu không gian tối đen như mực. Một không khí kỳ bí và thiêng liêng bao trùm.

Ngồi trước mâm lễ là đoàn nhảy lửa - một thầy mo và hơn mười học trò. Mâm lễ gồm có đầu lợn, rượu, tiền giấy và hương.

Trước khi nghi thức chính diễn ra, thầy mo thực hiện lễ cúng mời thần linh hiện về. Thầy thắp hương dâng lễ vật. Trong lúc lửa hừng hực giữa sân, thầy mo ngồi trên chiếc ghế dài, tay cầm thanh sắt gõ liên tục vào thanh tre, miệng đọc bài chú bằng tiếng Pà Thẻn để mời gọi thần linh.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tiếng gõ dồn dập trong khoảng 30 phút. Người Pà Thẻn cho rằng, con đường đi tìm thần linh về nhảy lửa sẽ gặp nhiều thử thách, có khi phải đi qua hang quỷ. Vì thế, người được chọn làm thầy mo phải cao tay, có nhiều phép thuật. Hiện ở xã Hồng Quang, thầy Phù Văn Thành là thầy cúng thành thạo và có khả năng nhất.

Thầy mo và những người tham gia nhảy lửa thực hiện nghi thức cúng trong khoảng 30 phút để thần linh

Thầy mo và những người tham gia nhảy lửa thực hiện nghi thức cúng trong khoảng 30 phút để thần linh "nhập" vào.

Thầy Phù Văn Thành là thầy cúng thành thạo nhất xã.

Thầy Phù Văn Thành là thầy cúng thành thạo nhất xã.

Mâm lễ cúng thần linh.

Mâm lễ cúng thần linh.

Lửa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa người Pà Thẻn.

Lửa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa người Pà Thẻn.

Trong lúc âm thanh gõ và bài chú vẫn vang lên một cách thần bí, những nghệ nhân nhảy lửa bắt đầu rạo rực, rồi bỗng dưng rung người bần bật. Họ như bị nhấc bổng khỏi vị trí ngồi, đầu lắc lư, mắt lảo đảo. Người Pà Thẻn tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy thần linh đã "nhập" vào.

Những người đàn ông được trao cho lòng dũng cảm siêu nhiên, đủ điều kiện nhảy vào đống lửa. Chỉ vài phút sau, lần lượt từng người một lao vào lửa đang cháy, chân nhảy liên tục, tay hất tung than còn đỏ hỏn như thể đang chơi đùa với lửa. Từng tia sáng tóe lên như pháo nổ. Điều kỳ lạ là tất cả người nhảy lửa đều đi chân trần nhưng không hề bị bỏng hay cảm thấy đau đớn. Tóc, áo quần không hề bị cháy. Đến nay, đây vẫn là điều bí ẩn chưa lý giải được.

Empty
Empty
Empty

Trong tiếng reo hò, cổ vũ của dân làng, họ thực hiện những vũ điệu đầy mê hoặc cho đến khi đống than tàn dần rồi tắt lịm đi. Sau khi nhảy xong, thầy mo và các học trò lại làm lễ cảm tạ thần linh đã về.

Anh Sìn Văn Toàn (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang), người tham gia nhảy lửa đã 5 năm, cho biết: “Lúc nhảy vào đống lửa, tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Khi ấy, thần linh đã 'nhập' vào, cả người lạnh buốt, cứ thế mà nhảy, tôi không hề cảm thấy nóng”.

Empty

Không nhiều người trong làng có khả năng đặc biệt này. Hiện, cả xã Hồng Quang có khoảng 15 người tham gia nhảy lửa. Trong số đó, có người trong độ tuổi thanh niên trai tráng 25-26, cũng có người đã trên 40. Thậm chí, có ba... em bé đã làm được.

Theo phong tục xưa, nhảy lửa chỉ dành cho nam giới. Người Pà Thẻn trước kia còn kiêng phụ nữ xem. Đến ngày nay, họ đã cho phép toàn làng chứng kiến nghi thức.

Empty
Empty
Empty

Anh Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, Tuyên Quang cho biết, nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Pà Thẻn đang sinh sống tại huyện. Huyện đã và đang phát triển tục lệ này trở sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách thập phương và những nhà nghiên cứu văn hóa đến tìm hiểu. Điều này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn tạo thu nhập cho người dân. Anh cho biết, địa phương đang mở các lớp đào tạo thầy, nghệ nhân nhảy lửa để phong tục này không bị mai một.

Theo anh Hiền, Lâm Bình có tiềm năng đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa. Du lịch cộng đồng cũng đang được tỉnh và huyện quan tâm, người dân ủng hộ. Tuy nhiên, địa phương đang đối mặt nhiều thách thức; trình độ và kỹ năng làm du lịch của người dân còn nhiều hạn chế. Huyện sẽ thường xuyên tổ chức huấn luyện người dân cách làm du lịch và bảo tồn văn hóa. Trong đó, việc tuyên truyền, phổ biến để người dân giữ gìn những truyền thống độc đáo như nghi lễ nhảy lửa là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Để có thêm một góc nhìn về nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, mời độc giả xem đoạn phim tài liệu ngắn do nhóm Wanderful Dreamers từng thực hiện tại Quang Bình, Hà Giang Bài và ảnh: Xuân Phương

Từ khóa » Nhảy Vào Lửa đầu Năm Mới