Túi Khí ô Tô Bung Và Không Bung Khi Nào?

Đối với xe ô tô thường được hỗ trợ những tính năng an toàn dành cho xe và cả cho người lái, trong đó túi khí là một trong những thiết bị an toàn khi người lái va chạm quá mạnh. Hơn nữa túi khí giúp cho người lái tránh được những nguy hiểm khi gặp tai nạn không mong muốn, tính năng của túi khí cũng không quá phức tạp để hỗ trợ cho người lái. Vậy túi khí là gì? và khi nào túi khí sẽ bung ra thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về túi khí này nhé.

  • Cách thay túi khí trên xe ô tô đơn giản tại nhà
  • Ô tô bị mất phanh : Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
  • Lái xe vượt ổ gà trên đường cần lưu ý những gì

Túi khí ô tô bung và không bung khi nào

Danh mục bài viết

  • Túi khí trên xe ô tô là gì?
  • Vậy túi khí bung ra khi nào?
    • Phải thắt dây an toàn thì khi va chạm túi khí mới bung ra
    • Cơ chế hoạt động của túi khí
  • Trên ô tô có những túi khí nào
  • Những lưu ý khác về túi khí
  • Tại sao túi khí không bung khi va chạm
    • Hư hỏng theo thời gian
    • Điểm va chạm chưa đúng
    • Tốc độ chạy xe

Túi khí trên xe ô tô là gì?

Túi khí ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe khỏi các chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp va chạm xảy ra. Túi khí ô tô là thiết bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính mình. Va chạm dù là chính diện hay bên hông đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế

Túi khí ô tô bung và không bung khi nào - 2

Tất cả những cảm biến này đều kết nối tới bộ điều khiển túi khí ACU – bộ não đặc biệt của hệ thống cấu tạo túi khí ô tô. Khi nhận ra thời điểm triển khai hoạt động của túi khí là hợp lý, ACU bắt đầu kích hoạt việc bơm phồng các túi khí.

Khi hệ thống khí nén dùng để làm căng phồng túi khí có vẻ không hiệu quả như mong đợi, các kĩ sư đã nghĩ ra việc thiết kế hệ thống làm phồng túi khí dựa trên nguyên tắc làm việc của tên lửa đẩy. Mỗi túi khí kết hợp với một "thiết bị phóng" do hệ thống điện tử điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt, bộ điều khiển sẽ làm cháy các hợp chất hóa học trên. Việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học chuyển hoá hợp chất này thành khí Natri, Hydro và Oxy lấp đầy phần túi khí nylon.

Túi khí ô tô bung và không bung khi nào - 3

Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ buộc túi khí bung ra khỏi vô lăng hay các vị trí lắp đặt khác với vận tốc 320 km/h. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian 0,04 giây. Tốc độ này còn nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người.

Vậy túi khí bung ra khi nào?

Túi khí là một trong những trang bị an toàn phổ biến của xe ô tô. Tuy vậy, nhiều người sử dụng xe vẫn có một số quan niệm chưa đúng về bộ phận này. Về phần nguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản là khá đơn giản. Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (va chạm xảy ra) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng.

Phải thắt dây an toàn thì khi va chạm túi khí mới bung ra

Một trong những quan niệm sai lầm của nhiều người khi sử dụng xe hơi. Dù bạn có thắt dây đai an toàn hay không thì khi va chạm xảy ra, túi khí (đạt tiêu chuẩn) vẫn bung. Cảm biến ở túi khí sẽ căn cứ vào những ghi nhận về tốc độ và mức va chạm đột ngột để đưa ra quyết định kích hoạt túi khí nổ. Để kiểm tra được tình trạng hoạt động của túi khí, bạn có thể quan sát đèn túi khí trên bảng taplo. Các xe được trang bị cảm biến túi khí có chức năng giám sát hệ thống túi khí trong xe khi di chuyển. Trong trường hợp bạn thấy đèn túi khí không hoạt động chút nào hoặc đèn túi khí vẫn liên tục sáng sau khi xe khởi động thì cần nhanh chóng đưa xe đến các trạm sửa chữa, bảo dưỡng uy tín để kiểm tra.

Túi khí ô tô bung và không bung khi nào - 5

Thường hệ thống này trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh... để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.

Tiếp theo là ngòi nổ sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng để giảm tác động lực người ngồi trên xe và ngay lập tức khí đó thoát ra ở các lỗ xả phía sau.

Không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ôtô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo cho người trên xe luôn ở trong điều kiện an toàn nhất.

Cơ chế hoạt động của túi khí

Sau Khi xảy ra va chạm, cảm biến có tên ACU sẽ nhận ra va chạm qua máy đo gia tốc. Sau đó kích hoạt hệ thống bơm phồng các túi khí. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 320km/h.

Túi khí ô tô bung và không bung khi nào - 6

Giai đoạn cuối cùng của túi khí sau khi bung là xẹp hơi. Quá trình này cũng diễn ra hầu như ngay lập tức sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí. Điều này giúp cho người ngồi trong xe tránh được các chấn thương bởi các tác động lớn từ bên ngoài. Một hiệu ứng khác của việc xẹp hơi là xuất hiện các hạt bụi, đó chủ yếu là bột ngô và bột tan có tác dụng bôi trơn túi khí. Ban đầu, các hoá chất được sử dụng trong cấu tạo túi khí ô tô bị e ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, nhưng ngày nay nghi ngờ đó đã biết mất bởi hệ thống túi khí hiện đại chỉ gây ra vài kích ứng nhẹ ở cổ họng và mắt.

Trên ô tô có những túi khí nào

Thông thường trên các mẫu ô tô hiện đại, hệ thống túi khí được trang bị hầu hết ở các vị trí ghế ngồi để có thể bảo vệ an toàn cho người lái trong trường hợp xảy ra va chạm. Hầu hết các mẫu xe hiện nay đều được trang bị túi khí phía trước cho người lái và hành khách (loại một giai đoạn và loại 2 giai đoạn), túi khí đầu gối (cho người lái). Một số xe còn có thêm hệ thống túi khí bên, túi khí bên phía trên (hay còn gọi là túi khí rèm) để góp phần giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực, mặt của người lái và hành khách khi xe xảy.

Tùy thuộc vào mỗi vị trí, các túi khí sẽ có cấu tạo khác nhau, đối với túi khí người lái (đệm vô lăng): Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí này không thể tháo rời ra được. Bao gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.

Bộ thổi khí loại kép để điều khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp. Theo vị trí trượt của ghế, đai an toàn có được thắt chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí.

Cũng có trường hợp xe đang di chuyển ở tốc độ 30-35 km/h túi khí có thể không hoạt động khi va chạm với cây nhỏ hoặc vật có thể di chuyển. Túi khí cũng có thể không hoạt động trong trường hợp xe va chạm với lực hướng xuống phía dưới như trong va chạm với gầm xe tải.

Những lưu ý khác về túi khí

Đối với hệ thống túi khí khi nổ sẽ có tốc độ rất nhanh cũng như tạo ra lực rất mạnh, mọi người không để hoặc lắp thêm đồ vật trên hệ thống túi khí của lái xe và hành khách phía trước. Người ngồi trên xe cũng không nên ngồi quá gần hệ thống túi khí, người lái nên tập cách ngồi đúng vị trí, cầm vào vành tay lái, không nên để tay lên hệ thống túi khí. Túi khí sau khi nổ sẽ rất nóng, không nên chạm vào các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ, điều này sẽ khiến bạn bị bỏng.

Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế phía trước, điều này rất nguy hiểm khi hệ thống dây đai không đủ điều kiện (lực kéo) để hoạt động nên khi hệ thống túi khí bung ra, sẽ rất nguy hiểm khi trẻ nhỏ bị túi khí đập vào người.

Mọi người không bao giờ được dùng ghế trẻ em lắp quay lưng về phía trước đối với xe có trang bị túi khí ghế hành khách phía trước.

Tại sao túi khí không bung khi va chạm

Túi khí ô tô bung và không bung khi nào - 4

Trong trường hợp túi khí không bung ra là do nhiều lý do sau đây:

Hư hỏng theo thời gian

Với một số loại túi khí khi theo thời gian một số thành phần có thể xuống cấp và không còn hoạt động đúng chức năng. Nếu xe đã quá cũ, rủi ro này càng cao. Nhà sản xuất không thay thế túi khí khi đã hết hạn bảo hành, nếu lúc này túi khí có vấn đề thì trách nhiệm cũng không thuộc về hãng.

Thông thường các hãng đều nhắc trong hướng dẫn sử dụng rằng nên kiểm tra túi khí sau thời gian nhất định. Vì vậy, với những xe đã cũ mà có trang bị túi khí, hãy kiểm tra bộ phần này để chắc chắn hoạt động tốt.

Điểm va chạm chưa đúng

Cảm biến của hệ thống túi khí ở phía trước thường đặt ở cản trước, vì vậy nhiều trường hợp nếu xe bị đâm không đúng vào vùng đặt cảm biến, túi khí có thể không nổ. Minh chứng thường thấy nhất là xe sedan rúc gầm xe tải (điểm tiếp xúc là cột A, kính lái) hoặc xe bị lật (tiếp xúc nóc xe) thì túi khí trước không nổ.

Tốc độ chạy xe

Một trong những yếu tố mà bộ điều khiển túi khí nhận tín hiệu là sự giảm tốc độ đột ngột của xe. Theo đó, để có điều này, xe phải chạy ở một tốc độ nhất định trở lên. Theo carfromjapan, tại Mỹ, tốc độ tối thiểu của xe để túi khí có thể bung túi khí là 23 km/h.

Với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về túi khí này cũng như sự vận hành của túi khí, và túi khí có tác dụng như thế nào trên xe ô tô thì với bài viết này đã nói cho bạn hiểu vì sao xe ô tô luôn được lắp đặt túi khí.

Từ khóa » đai Vai Túi Khí