Tuổi Nào Nên Bắt đầu Tầm Soát Ung Thư - Medlatec

1. Tầm soát ung thư có quan trọng không?

Có 3 bước chính trong dự phòng ung thư là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị phù hợp và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong đó, cố gắng loại trừ nguy cơ mắc bệnh và tầm soát phát hiện sớm là rất quan trọng.

Tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư

Ung thư có thể khởi phát ở nhiều cơ quan trên cơ thể

Hầu hết các bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn đầu có tỉ lệ chữa khỏi lên tới 90%. Hơn nữa, điều trị ung thư giai đoạn này đơn giản hơn, cơ thể đáp ứng tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Điều này đem lại lợi ích cho bản thân người bệnh và xã hội, giảm bớt gánh nặng bệnh tật khi mà ung thư đang ngày càng phổ biến.

2. Vậy tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư - giải đáp chi tiết

Tầm soát ung thư đem lại lợi ích rất lớn trong điều trị và kéo dài sự sống cho người bệnh, tăng chất lượng cuộc sống. Vì thế ở nước ta hiện nay, tầm soát ung thư đang dần phổ biến và được người dân hưởng ứng tích cực. Các bệnh viện cũng xây dựng nhiều gói dịch vụ nhằm tầm soát ung thư cho người dân có nhu cầu.

Tầm soát phát hiện sớm giúp điều trị ung thư tiên lượng tốt hơn

Tầm soát phát hiện sớm giúp điều trị ung thư tiên lượng tốt hơn

Ung thư ban đầu do sự hình thành của tế bào đột biến, thoái hóa, theo thời gian mới bắt đầu phát triển, nhân lên số lượng nhanh chóng. Đặc điểm bệnh và tiến triển với mỗi loại ung thư là khác nhau, do đó độ tuổi phù hợp để bắt đầu tầm soát ung thư cũng khác nhau.

Vậy tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư?

Dựa trên kết quả nghiên cứu và độ tuổi phổ biến mắc bệnh, các chuyên gia đã đưa ra độ tuổi phù hợp để tầm soát ung thư có nguy cơ cao. Việc này vừa giúp giảm chi phí y tế, vừa tăng hiệu quả tầm soát bệnh. Cụ thể như sau:

2.1. Tầm soát ung thư độ tuổi từ 21 - 29

Ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Mọi độ tuổi đều cần chú trọng sức khỏe và tầm soát các bệnh lý định kỳ khi có điều kiện:

Nam giới

Nam giới nên sàng lọc:

  • Ung thư đại tràng: cần xem xét tiền sử gia đình, rối loạn di truyền các các yếu tố nguy cơ cao như mắc bệnh dạ dày đường ruột, triệu chứng đường ruột bất thường nhưng không tìm ra nguyên nhân,… Với độ tuổi từ 21 - 29 tuổi, sàng lọc ung thư đại tràng được khuyến cáo với người nguy cơ cao.

  • Ung thư tuyến giáp: Sàng lọc ung thư tuyến giáp ở nam giới 21 - 29 tuổi được khuyến cáo với đối tượng nguy cơ cao như: Từng xạ trị vùng cổ, gia đình có tiền sử mắc bệnh, người bệnh có dấu hiệu đau, rối loạn tuyến giáp nhưng không tìm được nguyên nhân,…

Nam giới từ 21- 29 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Nam giới từ 21- 29 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Nữ giới

Nữ giới có nguy cơ cao với một số bệnh ung thư trong độ tuổi 21 - 29 khác với nam giới nên sàng lọc loại ung thư cũng khác, bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ độ tuổi từ 21 - 29, đặc biệt đã quan hệ tình dục được khuyến cáo nên xét nghiệm Pap Smear mỗi 3 năm một lần. Việc này giúp phát hiện sớm để điều trị hiệu quả ung thư cổ tử cung sớm.

  • Ung thư vú: Ung thư vú cũng là bệnh ung thư thường gặp và xuất hiện sớm ở phái nữ. Tuy nhiên, chỉ định sàng lọc cũng chủ yếu cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao, nhất là thăm khám trực tiếp phát hiện khối u bất thường.

  • Ung thư tuyến giáp: Giống với nam giới, nữ giới cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp từ rất sớm nên có thể sàng lọc từ giai đoạn này.

  • Ung thư đại tràng: Sàng lọc ung thư giống với ở nam giới.

2.2. Tầm soát ung thư độ tuổi từ 30 - 39

Trong độ tuổi này, nguy cơ mắc ung thư cũng chủ yếu là các loại ung thư phổ biến như: Ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… Vì thế, bạn có thể thực hiện sàng lọc các bệnh ung thư này để bảo vệ sức khỏe bản thân, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Xét nghiệm HPV được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm HPV được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

Một điểm khác biệt nhỏ khi sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 31 - 39 tuổi là nên kết hợp thực hiện xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần. HIệu quả sàng lọc và phát hiện sớm vấn đề sức khỏe nguy cơ khác sẽ tốt hơn.

2.3. Tầm soát ung thư độ tuổi từ 40 - 49

Nam giới ngoài ung thư đại tràng nên chủ động sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến bởi từ độ tuổi 45, nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Đặc biệt ở nam giới có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc từng điều trị bệnh liên quan có thể sàng lọc sớm từ 40 tuổi.

Với nữ giới, 3 căn bệnh ung thư nguy cơ cao nhất trong giai đoạn này là ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư đại tràng. Vì thế nếu có điều kiện nên sàng lọc sớm cả 3 bệnh ung thư này.

2.4. Tầm soát ung thư độ tuổi từ 50 - 60

Sàng lọc ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt vẫn phải tiếp tục thực hiện dù kết quả sàng lọc trước đó đều không phát hiện bất thường. Ngoài ra, ung thư phổi ung thư phổi dc tầm soát hàng năm ở người hút thuốc lá.

2.5. Tầm soát ung thư độ tuổi trên 65

Sàng lọc ung thư ở độ tuổi này trở nên quan trọng và cấp thiết hơn do nguy cơ mắc bệnh cao và biến chứng sức khỏe nặng nề hơn nếu không may mắc bệnh. So với người trẻ, ung thư ở người độ tuổi trên 65 thường phát triển nhanh, phá hủy nhiều cơ quan khiến bệnh nhân suy kiệt nhanh chóng, khó phục hồi và điều trị.

Độ tuổi từ 65 trở lên nguy cơ mắc ung thư và tiên lượng bệnh nặng hơn

Độ tuổi từ 65 trở lên nguy cơ mắc ung thư và tiên lượng bệnh nặng hơn

Cụ thể, nên chủ động tầm soát các loại ung thư, tuy nhiên quan trọng vẫn phụ thuộc vào những biểu hiện sức khỏe của mình, đồng thời thăm khám bác sĩ để đưa ra quyết định tầm soát phù hợp.

Như vậy, với thắc mắc tuổi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư, nếu có điều kiện, các chuyên gia khuyên nên kiểm tra sàng lọc định kỳ từ 20 tuổi. Ở mỗi độ tuổi nhất định, nguy cơ mắc với các bệnh ung thư khác nhau là khác nhau. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ, tình trạng sức khỏe để có chỉ định sàng lọc phù hợp, tránh lãng phí hoặc bỏ sót bệnh.

Từ khóa » độ Tuổi Tầm Soát Ung Thư Trực Tràng