Tuổi Trẻ Vùng 4 Hải Quân Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển
Có thể bạn quan tâm
Tích cực bảo vệ môi trường biển, những năm qua tuổi trẻ Vùng 4 Hải quân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. “Thanh niên Hải quân chung tay làm sạch biển và nói không với rác thải nhựa” là thông điệp mà tuổi trẻ Vùng 4 kêu gọi cán bộ, chiến sĩ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn đóng quân cùng chung tay vì môi trường biển xanh.
Đóng quân trên các đảo và bán đảo Cam Ranh, hàng ngày các đơn vị thuộc Vùng 4 tiếp nhận một lượng lớn rác do sóng biển đánh dạt vào. Số lượng rác thải ngày càng nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn. Thực hiện chiến dịch “Thanh niên Hải quân chung tay làm sạch biển và nói không với rác thải nhựa”, tuổi trẻ Vùng 4 đã thường xuyên tổ chức hoạt động “Ngày chủ nhật xanh” nhằm thu gom, xử lý rác thải và làm sạch bờ biển.
Đại tá Đào Giang Hải, Phó chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 cho biết: “Chúng tôi phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc thu gom, xử lý rác thải trôi dạt trên bờ biển. Thông qua các hoạt động tình nguyện của thanh niên để tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn Vùng có thói quen giữ gìn môi trường, đặc biệt là giữ gìn môi trường biển”.
Thông qua hệ thống truyền thanh nội bộ, các buổi sinh hoạt, tọa đàm thanh niên, cán bộ, các tổ chức đoàn đã tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên về tác hại của rác thải, cách phân loại, xử lý rác thải, những việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường biển…
Cùng với các hoạt động làm sạch bờ biển cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện nghiêm việc nói không với rác thải nhựa nguy hại. Thượng úy Phạm Văn Diện, Trợ lý Quần chúng Phòng Chính trị Vùng 4 chia sẻ: “Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, hiện nay Toàn Vùng đã hạn chế tối đa việc sử dụng chai nhựa, ly nhựa dùng một lần. Chúng tôi thay thế bằng các loại chai thủy tinh, chai nhựa dùng nhiều lần. Các tàu đi làm nhiệm vụ dài ngày trên biển chủ động thu gom, ép nhỏ các loại rác thải khó phân hủy, nguy hại và đưa về đất liền xử lý”.
Cán bộ, đoàn viên thanh niên trồng đước làm đê mềm chắn sóng và chống xâm nhập mặn.
Trên khu vực biển Nam Trung bộ, ngư dân đánh bắt thủy sản vẫn còn thói quen xả rác sinh hoạt trực tiếp xuống biển. Tàu cá của ngư dân thường vào các âu tàu, làng chài trên huyện đảo Trường Sa để tránh trú khi có bão hoặc sóng to, gió lớn. Cùng với việc sắp xếp hỗ trợ ngư dân, cán bộ, đoàn viên thanh niên trên các đảo còn lồng ghép các nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường biển.
Trung tá Bùi Văn Ngải, Bí thư Liên chi đoàn đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền để bà con ngư dân hiểu được tác hại của việc xả thải trực tiếp xuống biển; hướng dẫn ngư dân phân loại rác, trong đó những rác thải rắn, khó phân hủy như: Vỏ lon, vỏ hộp, chai nhựa, túi nilon… thì phải đập bẹp, ép nhỏ lại, đóng vào các bao sau đó mang vào các đảo gửi hoặc mang vào bờ để xử lý chứ không được xả thẳng xuống biển. Cùng với đó, chúng tôi vận động ngư dân bảo vệ môi trường sinh thái biển như: Cấm tuyệt đối việc nổ mìn khai thác cá; không đổ cặn dầu ra biển và nêu cao ý thức bảo vệ môi trường biển”.
Hưởng ứng chiến dịch “Hãy làm sạch biển” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các đơn vị thuộc Vùng 4 đã phối hợp với Tỉnh đoàn Khánh Hòa trồng 5.000 cây đước làm đê mềm chắn sóng và chống xâm nhập mặn tại các xã, phường thuộc thành phố Cam Ranh. Chị Trần Thị Minh Trang, Phó bí thư Thành đoàn thành phố Cam Ranh cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ và rất hiệu quả với tuổi trẻ Vùng 4 nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ và người dân nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường biển và các nguồn lợi thủy sản. Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vệ sinh môi trường biển và tuyên truyền sâu rộng việc nói không với rác thải nhựa để cùng chung tay vì một môi trường biển xanh”.
Thời tiết ở Trường Sa vô cùng khắc nghiệt, quanh năm bốn bề sóng gió, nhưng tuổi trẻ Lữ đoàn 146, Vùng 4 đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn cải tạo môi trường sống để phủ xanh các đảo. Tại các đảo nổi đoàn viên, thanh niên đã xây dựng những vườn ươm cây giống để trồng tại đảo và chuyển đến trồng tại các đảo khác. Mỗi đoàn viên thành niên hoàn thành nhiệm vụ tại đảo trở về đất liền đều chủ động chiết, trồng tặng đảo từ 1 đến 2 cây xanh và chăm sóc cây phát triển tốt. Đoàn cơ sở khuyến khích, động viên cán bộ, chiến sĩ khi ra đảo công tác mang theo hạt giống các loại hoa và cây cảnh để ươm.
Đánh giá về chiến dịch “Thanh niên Hải quân chung tay làm sạch biển và nói không với rác thải nhựa” của tuổi trẻ Vùng 4, Thượng tá Phạm Khoa Nam, Trưởng phòng Công tác quần chúng, Cục Chính trị Hải quân khẳng định: Những năm qua, tuổi trẻ Vùng 4 đã có nhiều hoạt động sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện chiến dịch “Thanh niên Hải quân chung tay làm sạch biển và nói không với rác thải nhựa”. Các hoạt động thiết thực góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên trong việc chung tay bảo vệ môi trường biển. Những việc làm này không chỉ xây dựng cảnh quan đơn vị chính quy, xanh, sạch, đẹp mà còn là những hành động tích cực ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu trên biển./.
Nguồn: dangcongsan.vnTừ khóa » Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Chung Tay Làm Sạch Môi Trường Biển - Báo Nhân Dân
-
Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển - Báo Hải Quân Việt Nam
-
Tuổi Trẻ Vùng 4 Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển - MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
-
Chung Tay Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Và Môi Trường Biển đảo
-
CLB Phú Quốc Xanh Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển đảo
-
Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển - Báo Thanh Hóa
-
Du Khách Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển Tại Phú Quốc
-
Tuổi Trẻ Vùng 4 Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển - Báo Cần Thơ
-
Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Bài Dự Thi “Cùng Giữ Màu Xanh Của Biển”: Phụ Nữ Nghi Sơn Chung ...
-
Quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Nỗ Lực Bảo Vệ Môi Trường Biển Và Hải đảo - Báo Quảng Ninh điện Tử