Tường Chắn Bằng Tường Liên Tục Trong đất- đại Học - Tài Liệu Text
- Trang chủ >>
- Kỹ thuật >>
- Kiến trúc - Xây dựng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.53 KB, 17 trang )
Chương 7 TƯỜNG CHẮN BẰNG TƯỜNG LIÊN TỤC TRONG ĐẤT 7.1 GIỚI THIỆU CHUNG Lần đầu tiên vào năm 1950 khi làm tương chống thấm của đập thủy lợi Milan ở Italia, đã thi công tường liên tục trong đất và dùng dung dịch sét để giữ thành (gọi là phương pháp Milan). Bắt đầu từ những năm 70, phương pháp này được ứng dụng trong các công trình thủy lợi, bến cảng và các phần công trình ngầm rất đa dạng của các nhà máy sản suất công nghiệp và năng lượng. Ở Việt Nam trong mười năm gần đây đã dùng tường trong đất làm tường ngoài tầng hầm nhiều nhà cao tầng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có chiều sâu trên 20m dưới mặt đất. Trong thực tế xây dựng thành phố, phương pháp tường trong đất chủ yếu được dùng để làm các đường vượt ngầm dưới đất, tàu điện ngầm đặt nông, đường ô tô và bãi đậu ô tô ngầm. Ngoài ra, phương pháp tường trong đất cũng dùng để làm móng (có chức năng như cọc – gọi là Baret) và làm các tâng ngầm nhà ở và nhà dân dụng đặt sâu dưới đất có chức năng công cộng như cửa hàng, kho hàng, hiệu ăn, quán cà phê, cũng như để làm công trình đặt các hệ thống thiết bị kỹ thuật đô thị (côlectơ có chức năng khác nhau) làm trạm biến thế, trạm cấp và xử lí nước, tường chắn (hình 7.1) … Do có nhiều phạm vi áp dụng như vậy nên tường trong đất thường được tính toán như các công trình vĩnh cửu. Công nghệ tường liên tục trong đất có các ưu điểm sau: 1) Thân tường có độ cứng lớn, tính tổng thể tốt, do đó, biến dạng của kết cấu và của móng đều rất ít, vừa có thể dùng được trong kết cấu chắn giữ siêu sâu, lại có thể dùng trong kết cấu lập thể (không gian) 2) Thích dụng trong các loại đất nền khác nhau: trong các lớp cát cuội hoặc khi phải vào tầng nham phong hóa khi cọc bản thép rất khó thi công nhưng lại có thể dùng kết cấu tường liên tục trong đất khi được thi công bằng các bằng các loại máy đào thích hợp để đào hào cho tường. 3) Có thể giàm bớt ảnh hưởng sấu đến môi trường trong thi công công trình. Khi thi công chấn động ít, tiếng ồn thấp,ít ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và đường ống ngầm ở lân cận do dễ khống chế về biến dạng lún và chuyển vị. 4) Có thể thi công theo phương pháp ngược (sẽ trình bày ở mục 7.4.3) có lợi cho việc tăng tiến độ thi công, hạ thấp giá thành công trình. Nhưng phương pháp thi công liên tục trong đất cũng có những nhược điểm như: 1) Việc xử lí bùn thải không những làm tăng chi phí cho công trình mà khi kĩ thuật phân li bùn không hoàn hảo hoặc xư lí không thỏa đáng sẽ làm môt trường bị ô nhiễm. 2) Vấn đề sụt lở thành hố: Khi mực nước ngầm dâng lên nhanh mà mặt dung dịch giữ thành giảm mạnh, trong tầng neo có kẹp lớp đất cát tơi xốp, mềm yếu, nếu tính chất dung dịch không thích hợp hoặc bị giảm chất lượng , việc quản lí thi công thỏa đáng … đều có thể dẫn đến sụt lở thành hố, lún sụt mặt đất xung quanh, nguy hại đến an toàn của các công trình xây dựng và đường ống ở lân cận. Đồng thời cũng có thể làm cho thể tích bê tông thân tường bị tăng cao, mặt tường lỗi lõm, kích thước kết cấu vượt quá giới hạn cho phép. 3) Nếu dùng tường liên tục trong đất chỉ làm tường chắn tạm thời trong giai đoạn thi công thì giá thành khá cao, không kinh tế. Giá thành của tường liên tục trong đất cao hơn cọc hàn hoặc cọc trôn sâu. Phải so sánh kỹ theo độ sâu hố đào, tình hình nền, tình hình chắn giữ… nếu thấy hợp lí về kinh tế và kỹ thuật thì mới sử dụng. Nói chung, khi hố đào sâu trên 10m trong tầng đất yếu, yêu cầu cao về chống lún và chuyển dịch của các công trình xây dựng và đường ống xung quanh, hoặc khi tường là một phần kết cấu chính của công trình hoặc khi áp dụng phương pháp thi công ngược thì nên dùng tườn liên tục trong đất. Thực chất của phương pháp tường trong đất là đào vào đất một hào hẹp (0,6 – 0,8m) và sâu (có thể đến hàng trăm mét), dùng dung dịch sét để giữ cho thành hào không bị sụt lở do tạo ra áp lực thủy tĩnh dư (lớn hơn) so với áp lực đất và áp lực xung quanh lên thành hào. Sau đó, tùy theo kết cấu và chức năng công trình, ta đổ bê tông tại chỗ hoặc lắp ghép các cấu kiện bể tông cốt thép đúc sẵn hay vật liệu chống thấm vào hào. Kết quả của công nghệ vừa nêu là ta có được một tường chịu lực của công trình hoặc một màng chống thấm. 7.2. SƠ ĐỒ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH THI CÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP TƯỜNG TRONG ĐẤT Việc đảm bảo ổn định và độ bền của tường lúc đào đất phía trên trong tường có thể đạt được thông qua các giải pháp sau đây (hình 7.2): - Với công trình có đáy sâu 5 – 6m thì dùng đáy công trình để giữ tường (tường công xôn); - Với công trình có đáy sâu 7 – 8m thì dùng dầm đai ở tường, thanh chống hoặc neo ở đầu tường và đảm bảo ngàm chắc chắn chân tường sâu vào đất; - Với công trình có đáy sâu 8 – 9m thì dùng hệ thanh chống và neo ở 2 – 3 tầng với chôn ngàm chân tường; - Trong những công trình tròn có đường kính và độ sâu đến 30m thì nên tính đến sự làm việc không gian của chúng. Thanh chống (văng chống) có thể là tạm thời hoặc vĩnh cửu. Sau khi làm tường thì thanh chống thực hiện chức năng của sàn (khi chúng trở thành dầm lẫn vào sàn). Neo ngang hoặc neo xiên đặt ở phần phía trên của tường trước khi đào đất hoặc đặt ở các mức khác nhau tùy theo việc đào đất trong hố. Độ sâu của tường dưới đáy công trình ngầm xác định từ điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, kết cấu được chấp nhận của tường, công nghệ thi công; chiều sâu chấp nhận của tường cần phải kiểm tra xuất phát từ yêu cầu tính toán tường và nền theo trạng thái giới hạn về cường độ và biến dạng. Trong đất bão hòa nước, ngoài tính toán tĩnh cần xét yếu tố về hạn chế dòng chảy của nước vào hố đào. Trong những trường hợp khi đầu nước có áp ở dưới đáy công trình 2 – 3m thì tường công trình nên cách nước có áp ở độ sâu không ít hơn 0,5 – 1m trong đá cứng chắc, không ít hơn 0,75 – 1,5m trong sét chặt và không ít hơn 1,5 – 2m trong sét và sét dẻo. Nói chung cần kiển tra ổn định thầm của tường trong những trườn hợp vừa nêu. Lựa chọn hệ kết cấu của công trình được quyết định trên cơ sở tính toán độ bền và ổn định của của công trình ở tất cả các giai đoạn xây dựng của nó có kể đến công nghệ thi công định dùng. Khi xây dựng theo phương pháp thừ trên xuống (Top – Down) thì tường bao phủ của công trình ngầm được chống giữ bằng hệ sàn hoặc hệ dầm, còn theo phương pháp từ dưới lên (phương pháp truyền thống) thì tường được giữ cố định bằng thanh chống hoặc neo theo quá trình đào. Khi xây dựng công trình có kích thước mặt bằng lớn thì phương pháp từ dưới lên cho phép rút ngắn thời gian xây dựng, do dùng rộng rãi các loại máy trong công tác đào đất và lắp các cấu kiện lớn. 7.5.THI CÔNG TƯỜNG LIÊN TỤC TRONG ĐẤT Tường liên tục trong đất có thể thi công bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ hoặc lắp những tấm tường bê tông côt thép đúc sẵn vào hào đào sẵn. Có 3 giai đoạn cơ bản để thi công tường: làm tường dẫn , đào hào va đổ bê tông ( hoặc lắp tấm bê tông cốt thép đúc sẵn) vào hào. 7.5.1.Công nghệ thi công tường theo phương pháp đổ bê tông toàn khối Công nghệ đổ bê tông tường toàn khối quyết định bởi kết cấu của tường, kiểu máy đào đất dùng để đào hào và nhũng điều kiện địa chất công trình của hiện trường. Trước tiên, ngoài công tác chuNn bị chính cần thực hiện như là: trắc đạc,định trục, góc quay và biên ngoài công trình, làm sạch và san bằng mặt đất, bố trí và lắp đặt nhà, công trình tạm và thiết bị dùng làm kho chứa và chế tạo vận chuyển dung dịch sét; đường vận chuyển của máy móc trong vùng thi công; đường cấp điện, nước và thông tin liên lạc trên công trường. Công nghệ thi công tường trong đất theo phương pháp đổ bê tông toàn khôi gồm cac công đoan chính sau đây( hình 7.16) Lắp thiết bị Lắp cấu kiện chặn hai đầu Làm tường dẫn Phân đoạn đào đất thành hào Lắp khung cốt thép Hút cặt lắng ở đáy, nạp Sẳn xuất dung dịch sét N ạp dung dịch sét vào hàoSử lý để tái dúng dung dịch sétThải nước Đổ bê tông qua 2 ống đổdịch Làm tường dẫn: độ chính xác ( bề rộng, độ phẳng mặt, độ thẳng đứng và cốt cao) cùng cường độ khi làm tường dẫn co nhr hưởng đến chất lượng thi công, làm hào tường dẫn chất lượng cao chính là cơ sở của chất lương cao đoạn tường, hình thức thường dung như hình 7.17. Tường dẫn thường làm bằng bê tông đổ tại chox hay bê tông đúc sẵn hoặc thép hình v.v… Cường độ bê tông không nên dưới C20, độ sauu thường là 1-2m, khi gặp fải tầng đất lấp tạp đặc biệt rời rạc, dễ sụt lở, fải vượt qua tầng này để tới tầng đất sét chặt hơn. Phía lưng của tường dẫn phải lấp đầy đất sét đầm kỹ không dò nước, không dò vữa> khi nước ngầm cao, có thể nâng cao thích đáng độ cao của đầu tường dẫn, đảm bảo cho mặt của vữa sét cao hơn mực nước ngầm không dưới 1m, để giữ ổn định thành hào. Mặt trong của tường dẫn song song với đường trục của tường ngầm, sai số cho phép so với đường trục thuờng trong khoảng 10±mm. Sau đó dỡ cópp pha của bê tông tường dẫn phải làm ngay việc chống đỡ ở giữa ha tường. Trong thời gian dưỡng hộ bê tông các máy nặng không được đi lại, khồn được xếp vật nặng ở cạnh tường dẫn, đề phòng tường bị biến dạng, bị nứt hoặc chuyển vị. Trình tự làm tường dẫn như sau : 1 Làm mặt đất bằng phẳng -> 2 định vị bằng trắc đạc -> 3 đào hào -> 4 ghép cốt pha -> 5 Đặt cốt thép -> 6 Đổ bê tông -> 7 Tháo cốp pha -> 8 Chèn đất mép ngoài. Cũng có trường hợp tường dẫn làm bằng thép gia cường cứng như trên hình 7.17e, f Thi công đào hào: dung dung dịch sét phù hợp với yêu cầu, bảo đảm ổn định của thành hào. Mật độ dung dịch thường khống chế trong khoảng 1,05 ~ 1,20 kg/l, trong tầng đất cát đặc biệt dễ sụt lở có thể nâng cao them. Sau khi kết thúc thi công, mật độ dung dịch trong hào khống chế không lớn hơn 1,15 kg/l,còn ở đáy hào không nên lớn hơn 1,2 kg/l, độ nhớt không nên nhỏ hơn 19 – 25s, lượng mất nước 20 ml/30 phút , pH< 11 Khi đào phải luôn duy trì mặt dung dịch sét cao hơn miệng hào 0,2m Phân chia hợp lý độ dài của từng đoạn hào: Để giảm bớt đầu nối giữa các đơn nguyên, nâng cao độ cứng và khả năg chống thấm của tường, nên độ dài đơn vị đoạn tường ohải được tính toán lựa chọn tổng hợp theo các nhân tố: tình trạng tải trọng tĩnh và tải trọng động trên mặt đất ở gần tường, kíhc thước, trọng luợng, độ cứng tổng thể của khung cốt thép, năng lực của thiết bị cNu lắp, khả năng cung ứng và thời gian đổ bê tong, việc bố trí các mối nối v.v… thuờng các đoạn tường có độ dài 4 -6m Đào đất: Máy đào phải lấy tường dẫn làm chuNn. Khi thi công đào hào bằng gàu ngoạm, trong tầng đất mềm, tốc độ đào hào phải được xác định hợp lý theo dung lượng và tốc độ lên xuống của gầu đào, khả năng vận chuyển đất ở hiện truờng, thường là 4 ` 10m/h. Trong tầng đất cứng hoặc trong tầng cát có trị số nên áp dụng biện pháp đào ‘ hai khoan một ngoạm’ để đề phòng gầu ngoạm đất không đều gây cho đoạn hào hoặc thành hào bị nghiêng lệch hoặc lồi lõm, đảm bảo độ thẳng đứng của thành hào trong khi đào, áp dụng biện pháp thi công quay vòng, tốc độ thi công đào hào căn cứ vào lượng đNy của bôm đất và bề dày của tường, thường là 4~ 10 m/h. Khi thi công phải đặc biệt chú ý đến tình hình nền đất và mực nước ngầm vì chug có ảnh hưoiửng đến ổn định của thành hào nên thường xuyên kiểm tra ổn định của thành hào. 3040N >Trình tự đào: đơn nguyên đầu tiên dào 2 mép trước, đào phần giữa sau ( ví dụ 1, 3, 2) đối với đơn nguyên nằm giữa 2 đơn nguyên đã đổ bê tông thì đào giữa trước, đào 2 mép sau ( ví dụ 2, 1, 3) Sau khi kết thúc việc đào hào, tiến hành dọn hào và thay dung dịch sét. Cặn lắng dưới đấy hào dày không quá 200mm. sai số cho phép về chiều dài đoạn hào là về chiều dày là , về chiều sâu là 50mm±10mm± 100mm≤ và về độ thẳng đứng là 1/ 150≤ ( cụ thể hơn sẽ do người thiết kế quyết định). Đầu nối của tường ngầm liên tục: rất đa dạng, có ống đầu nối, hộp đầu nối, đầu nối hình nêm, đầu nối kiểu bản phằng, đầu nối kiểu cài vào v.v… Trên hình 7.18 trình bày một số kiểu đầu nối thường dung và cách thi công. Điều chủ yếu khi lựa chọn hình thức đầu nối là phải đảm bảo sự lien kết tin cậy giữa các đoạn tường, không xuyên nước, có thể truyền lực giữa các đoạn mà không biến dạng, thi công thao tác thuận lợi v.v Trước khi đưa cấu kiện tạo đầu nối vào nối, phải dung bàn chải sắt đánh sạch bùn đất bám ở thành, hình thức bàn chải sắt và long bàn chải phù hợp với từng thành hào và hình dạng của đầu nối. Vật liệu làm đầu nối có thể ống thép, bản thép hoặc đầu nối mềm ( không nhổ ra khi đổ xong bê tông) bằng chất dẻo nằm trong công trình ( chủ yếu để chống thấm) Chế tạokhung cốt thép: phải tính kỹ khả năng có thể xảy ra uốn cong hoặc biến dạng trong quá trình chất xếp, vận chuyển, lắp đặt. Kích thước tổng thể phải căn cứ vào kích thước của đoạn hào và khả năng của cần trục, tốt nhất là có thể làm thành một chỉnh thể. Để tăng them độ cứng, mỗi vỉ khung cốt thép phải cóp không dưới 3 thanh cốt xương theo chiều đứng, đường kính không dưới 16 mm, đường kính cốt chịu lực cắt ở tầng mặt không dưới 20 mm. Tại vị trí lắp đặt ống dẫn thì xung quanh phải gia cố bằng cách tăng them cốt đai và cốt liên kết. Độ thẳng đứng của khung cốt thép trước khi lắp phải kiểm tra bằng máy. Do đó, vói loại khung đòi hỏi phải chia đoạn cho vào hào, có thể làm một số đường thẳng đứng chính xác ( đường dưỡng) ở các đoạn khung cốt thép trên và dưới, đồng thoiừ xác định một mặt phẳng ngang ở trên đỉnh của tường dẫn. Khi đưa đoạn khung cốt thép dưới vào hào phải đảm bảo cho đường thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng ngang, sau đó lại cho đương thẳng đứng của khung cốt thép trên nhằm trúng vào đường thẳng đứng của khung cốt thép dưới và hàn lại, rồi sau đó thả vào hào. Phải đề phòng khung cốt thép va vào thành hào làm sụt thành, sinh ra nhiều cặn lắng ở đáy hào. Chú ý đặc biệt các chi tiết thép chờ để lien kết với các cấu kiện bê tông cốt thép sẽ thi công sau đó. Trên hình 7.19 l;à một vài thí dụ về cách lien kết vừa nêu. Mối nối khi dùng tường BTCT đúc sẵn xem 7. Trước khi đổ bê tông ( sau khi đã lắp xong khung cốt thép) phải đo lại cặn lắng, nếu dày quá quy định phải làm sạch lần nữa Đổ bê tông: Đổ bê tông tường ngầm lien tục phải dùng 2 ống đổ. Khoảng cách giữa 2 ống đổ không nênquá xa, nếu không thì bê tông ở khoảng giữa sẽ dễ bị cuốn vào bùn hoặc vữa nổi, bê tông chỗ đầu nối có đọ lưu động kém hơn cho nên vị trí lắp đặt ống đổ sao cho việc điều chỉnh cự ly giưa chúng dễ dàng và hợp lý và hết sức cố gắng để ống đổ càng gần chỗ đầu nối, độ sâu của ống đổ ngập vào trong bê tông thường là từ 1,5 ~ 6m, cự ly giữa 2 ống bằng 2 ~ 3m. Phải cố gắng chọn loại ống đổ có đường kính lớn. Khi đổ bê tông trong tầng đất yếu, để kể đến hệ số xung đấy của thành hào và áp lực ngang của bê tông có thể làm cho hào bị phình ra, vì vậy phải có một lượng bê tông đổ dôi dư thỏa đáng, thường từ 10 - 15%. Để đảm bảo cường độ bê tông ở đỉnh tường cần phải đổ bê tông vượt qua cốt đầu tường một độ cao nhất định và sau đó đập bỏ phần bê tông đổ vượt. Lựa chọn máy đào: Máy dùng để đào hào được chọn dùng dựa trên điều kiện đất nền và phạm vi hoạt động cho phép ở hiện trường( lối đi lại, đường vận chuyển, những chướng ngại lân cận và hạn chế ở trên không…) Có 3 loại máy đào: kiểu gầu ngoạm, kiểu xung kích và kiểu khoan nhiều đầu, thường dùng là kiểu gầu ngoạm và kiểu khoan nhiều đầu. Trên hình 7.20 là máy đào kiểu gàu ngoạm thường dùng trong nền không có đá cứng 7.5.2. Công nghệ thi công tường theo phương pháp đúc sẵn và đúc sẵn + đổ tại chỗ Căn cứ vào điều kiện đất nền, trang bị và khả năng kỹ thuật cũng như một số yêu cầu về môi trường và an toàn cao của công trình ở gần để chọn công nghệ làm tường trong đất bằng phương pháp đúc sẵn – lắp ghép – toàn khối hóa (tức vừa có đúc sẵn vừa có đổ bê tông tại chỗ). Công nghệ Panosol (của hãng Soletanche) và công nghệ Prefasil (của hãng Bachy): lắp các cấu kiện đúc sẵn vào hào có vữa đóng rắn chậm, vữa này sẽ lèn vào các mối nối giữa các cấu kiện và vào các khe hở giữa các cấu kiện đúc sẵn với thành hào, làm chắc và liên kết các cấu kiện thành tường liên tục (xem hình 7.21), cường độ vữa tới 5 Mpa. Cường độ thiết kế của vữa ở cuối thời kỳ đóng rắn phải lớn hơn cường độ của đất quanh công trình (thường từ 0,5 – 1,0 Mpa). Có thể tham khảo số liệu sau: - Đơn 1: trong 13 vữa cần 150 – 450 kg xi măng, 20 ~ 30 kg sét bentonite với phụ gia điều chỉnh thời gian ninh kết của vữa, độ sệt của vữa không nhỏ hơn 1,5 – 1,6 g/cm3, có độ sụt cần thiết để dễ dàng chèn đầy vào các mối nối và khe hở, không co ngót, chống thấm tốt, bền với ăn mòn. - Đơn 2: trong 1m3 vữa cần 270 kg xi măng pudơlan, 0,296 m3 cát, dung dịch sét có tỷ trọng 1,1 g/m3 cần 0,46 m3. Có thể kết hợp các tấm tường với trụ đục sẵn hoặc trụ đổ tại chỗ để liên kết chúng lại với nhau tạo thành tường đúc sẵn kiểu sường như trên hình 7.22. Các nhà thầu khác nhau đều đưa ra các giải pháp thi công cũng như các kiểu mối nối khác nhau. Công nghệ thi công Panasol hay công nghệ Prefasil nói trên cần có sự liên tục, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dừng theo yêu cầu công nghệ, văn hóa thi công cao…nhằm không để xảy ra giảm chất lượng mối nối. Các công nghệ thi công trong đất bằng các cấu kiện đúc sẵn có thể thay đổi một ít để nâng cao chất lượng chịu lực cũng như chống thấm bằng cách: phần chân công trình ngầm thì dùng tường bê tông đổ tại chỗ còn phần phía trên thì dùng cấu kiện đúc sẵn lắp ghép hoặc dùng tường 2 lớp: lớp ngoài thì tường đổ tại chỗ, lớp trong thì lắp ghép bằng tấm đúc sẵn, liên kết giữa chúng bằng neo hoặc thép chờ. 7.5.3. Công nghệ thi công công trình ngầm theo phương pháp từ trên xuống (top – down) Thi công công trình ngầm theo phương pháp từ trên xuống thường dùng cho những công trình mà tường bao quanh là tường trong đất (cọc hàng ken dày hoặc tường liên tục) thuộc loại kết cấu vĩnh cửu khi thay hệ thanh chống hoặc neo của phương pháp truyền thống bằng hệ sàn hoặc dầm bê tông cốt thép, có thể có trụ / cột chống trung gian. Sơ đồ thi công của phương pháp được mô tả trên hình 7.23.a khi dùng sàn thay cho thanh chống ngang và trên hình 7.23b có dùng cột / trụ trung gian để dỡ sàn. Theo phương pháp này có thể cùng lúc thi công tầng ngầm với thi công các tầng phía trên mặt đất (kiểm tra áp lực công trình lên nền). Thi công trụ chống trung gian: Trụ chống trung gian có thể tỳ lên bản đáy hoặc lên cột thuộc kết cấu công trình hoặc tại các điểm giao cắt của tường dọc với tường ngang. + Khi công trình ngầm đặt trực tiếp lên nền tự nhiên thì trụ trực tiếp chống lên bản đáy của móng bè hoặc móng hộp. + Khi móng đặt trên cọc khoan nhồi thì dùng thép hình chữ H hoặc thép ống tròn đường kính nhỏ cắm sâu vào đầu cọc nhồi thấp hơn đáy bản móng độ 1 ~ 1,5 m. + Khi móng bằng cọc đóng thì nên dùng trực tiếp cọc thép hình chữ H hoặc cọc ống théo (bịt đáy) làm trụ chống trung gian (dùng bê tông nở thể tích đổ vàl lòng trụ ống). N ên dùng thép bản hàn ngang chân trụ thép và chôn vào bản đáy để cách nước, kiểm tra lực cắt và chọc thủng ở chân trụ với đáy công trình ngầm. Đào đất phía dưới sàn trong phương pháp thi công từ trên xuống: - Khi dầm sàn bê tông đạt cường độ 90% mới được vào, vận chuyển đất qua lỗ sàn chừa sẵn (thường là chỗ sẽ đặt cầu thang); - Chỗ cao thấp lúc đào cho một tầng không nên vượt quá 1m; - Quanh trụ chống và gần tường chắn nên đào đều nhau, tránh va đập vào trụ chống và gây biến hình trụ chống (thường dùng máy nhỏ hoặc đào thủ công); - Trong thời gian đào thực hiện đầy đủ quan trắc kết cấu ngầm và môi trường chung quanh, thông tin kịp thời để làm căn cứ điều chỉnh phương pháp đào, tốc dộ và phương hướng đào một cách kịp thời; - Chú ý điều kiện vệ sinh và an toàn lao động khi đào đất ở phía dưới các sàn (bụi đất, thông gió, ánh sáng); - Khi mực nước ngầm cao thì trước khi đào phải hạ thấp mực nước ngầm trong hố đào. Thi công dầm/sàn tầng ngầm: Thi công kết cấu của công trình ngầm theo trình tự từ trên xuống là dựa trên sự vững chắc của lớp đất vừa đào. Phải đáp ứng 2 yêu cầu: một là tìm biện pháp giảm độ lún của các trụ chống và biến dạng của kết cấu,hai là giải quyết vấn đề liên kết các cấu kiện phía trên và phía dưới và giữa tường với dầm/sàn cũng như phương pháp đổ bê tông; - Dầm bản của các tầng ngầm được tạo ngay trên mặt lớp đất vừa đào, dùng nó làm chỗ đặt cốp pha sau khi đã gia cố thích hợp (bê tông lót hay đệm cát đầm chặt…hoặc dùng bản gỗ/théo lót mặt hay đào thành rãnh để làm cốp pha dầm…); - Đề phòng lún mặt đất hoặc nứt do co ngót của bê tông: trên mặt cốp pha nên chừa sẵn một số lỗ để sau đó bơm ép vữa vào nhằm khắc phục nứt và bảo đảm tốt sự liên kết giữa các cấu kiện. Đường vận chuyển đất và vật liệu: Chừa lỗ (một hay một số lỗ) thông suốt từ bản đỉnh ở mặt đất tới đáy công trình ngầm để làm đường vận chuyển đất đầo cũng như vật liệu để thi công các phần ngầm ở bên dưới. Thường lợi dụng buồng cầu thang cho mục đích này. Lỗ chừa này vùa phù hợp yêu cầu thi công vừa theo yêu cầu chịu lực. Thi công bịt đáy: Đáy công trình sẽ ở vị trí sâu nhất nên khi đào dễ gây cho chân tường biến dạng lớn, vì vậy cần làm hệ thống chống tạm theo một trong các cách sau: - Ở độ sâu khoảng 20 cm dưới mặt bản đáy, thì công trước hệ chống chung quanh bằng hệ dầm bê tông cốt thép, khi thi công bản đáy thì hệ dầm này nằm trong bản đáy. - Dùng đảo ở giữa công trình ngầm làm chỗ tỳ cho các thanh chống vươn ra 4 chung quanh, tức trước khi thi công các tấm san phải đào đất sâu quá đáy và làm đảo này. Trên hình 7.24 là ví dụ thi công tầm ngầm nhà hát Winster Gardens (London) với sàn và trụ trung gian đỡ sàn theo phương pháp nói trên nhưng có thay đổi về trình tự: ở chung quanh thì theo trình tự từ trên xuống còn ở giữa thì lại theo trình tựu từ dưới lên. N hờ đó những khuyết điểm của phương pháp này được giảm thiểu đáng kể. Trên hình 7.25 là kết cấu tường liên tục trong đất và neo của công trình gara ô tô ngầm có sức chứa 1000 chiếc tại thành phố Ulm (CHLB Đức). Tường dày 60cm, sâu 22cm, tổng diện tích tường 6000m3; 400 neo bố trí 3 tâng có tải trọng làm việc đến 1250kN , mối nối mềm giữa các đoạn tường.
Tài liệu liên quan
- Đề tài Mô phỏng liên tục trong quản lý dự án
- 99
- 349
- 1
- Tài liệu FCI MT Series Multi-Point – Ý tưởng cho việc kiểm soát lưu lượng khí thải liên tục trong ngành năng lượng pdf
- 7
- 405
- 0
- Báo cáo "Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy lên men liên tục trong sản xuất chè đen Orthodox " potx
- 8
- 767
- 2
- THUYẾT TRÌNH PHÂN TÍCH THIẾT kế hệ THỐNG HƯỚNG đối TƯỢNG đề tài quản lý đề tài tốt nghiệp trong trường đại học bách khoa hà nội
- 16
- 1
- 0
- Ánh xạ liên tục trong không gian Metric khóa luận tốt nghiệp
- 63
- 711
- 6
- Hàm với biến phân bị chặn và hàm liên tục tuyệt đối khóa luận tốt nghiệp
- 92
- 896
- 1
- Đồ án thiết kế hệ thống cô đặc dung dịch mía đường bằng hệ hai nồi xuôi chiều liên tục, loại ống dài
- 49
- 542
- 0
- Đánh giá hiệu quả của biện pháp lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục trong phối hợp điều trị viêm tụy cấp nặng.
- 85
- 625
- 6
- Đánh giá hiệu quả của thay huyết tương và lọc máu liên tục trong điều trị tổn thương gan ở bệnh nhân ngộ độc cấp
- 100
- 788
- 4
- đánh giá hiệu quả trên huyết động của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
- 89
- 544
- 6
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(615.53 KB - 17 trang) - Tường chắn bằng tường liên tục trong đất- đại học Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khe Phòng Lún Tường Chắn
-
Khe Phòng Lún Tường Chắn - CAUDUONGBKDN
-
Khe Lún Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Khoảng Cách Bố Trí Khe Lún đúng Chuẩn
-
[Hỏi] Khe Lún Tường Trọng Lực Bằng đá Hộc - Xaydung360
-
Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Mới Nhất Trong Xây Dựng Việt Nam 2022
-
Bản Vẽ Thiết Kế Tường Chắn - - Giá Trị Thực
-
[Tư Vấn] Khe Lún Là Gì? Khi Nào Nên Dùng Khe Lún?
-
Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Mới Nhất Trong Xây Dựng Việt Nam
-
Khe Lún Là Gì? Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Trong Xây Dựng - LogoCreator
-
KHE PHÂN CÁCH TRONG KẾT CẤU CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
-
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN - CDF Design
-
Sử Dụng Vật Liệu Sika Chống Thấm Khe Lún, Khe Co Giãn
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9152:2012 Về Công Trình Thủy Lợi