Tường Chắn đất Bê Tông Cốt Thép Là Gì? - SunCo Group

Tường chắn đất bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong các công trình giao thông thủy lợi nhằm mục đích ngăn chặn sạt lở đất. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về thiết kế này, mục đích cũng như vai trò của nó trong thi công xây dựng. Kể cả những người trong nghề đôi khi cũng rất mơ hồ. Do đó các chuyên gia SunCoGroup Việt Nam xin cung cấp một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về dạng tường chắn này. 

Nội Dung Chính

Toggle
  • Tường chắn đất bê tông cốt thép là gì?
  • Ưu điểm của tường chắn đất bê tông cốt thép
  • Ứng dụng chủ yếu của tường chắn bê tông cốt thép
  • Phân loại tường chắn đất bê tông cốt thép
  • Thi công tường chắn đất bê tông cốt thép

Tường chắn đất bê tông cốt thép là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì tường chắn đất bằng bê tông cốt thép chính là một dạng công trình có tác dụng giữ cho mái đất đắp hoặc là mái hố đào không bị sạt lở, sạt trượt. Nói cách khác đó là dạng tường chắn được xây dựng bằng bê tông và cốt thép nhằm giữ cho đất ở công trình đó ổn định, chắc chắn, không bị sạt lở đất, nâng cao độ bền.

Tường chắn này sẽ tiếp xúc với khối đất ở sau tường và chịu áp lực đất cực kỳ lớn. Do vậy khi thiết kế xây dựng tường chắn đất cốt thép cần tính toán tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác, đảm bảo đầy đủ tải trọng để tác dụng lên tường chắn. Nhất là áp lực chủ động từ đất lên tường chắn, qua đó đảm bảo an toàn cho công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng.

Thực tế tường chắn đất có rất nhiều loại khác nhau nhưng tường chắn đất bê tông cốt thép vẫn được ưu tiên lựa chọn hơn là bởi độ chắc chắn hơn. Nhất là khi xây dựng trên nền đất yếu, kết cấu yếu thì nên xây dựng tường chắn đất bằng bê tông cốt thép là hợp lý nhất thay vì xây tường chắn bằng đất đá hoặc gạch bê tông.

tường chắn đất bê tông cốt thép

Ưu điểm của tường chắn đất bê tông cốt thép

So với các loại tường chắn đất khác, tường chắn bằng bê tông cốt thép được tin dùng và đánh giá cao hơn là bởi những ưu điểm vượt trội như sau: 

– Có khả năng ngăn chặn tình trạng xói mòn, sạt lở đất cực kỳ hiệu quả

– Tuổi thọ của tường lâu năm, thậm chí có thể lên tới hàng trăm năm

– Thi công đơn giản và dễ dàng hơn so với các loại tường chắn đất khác

– Phù hợp với mọi loại nền móng, nền đất, kết cấu đất khác nhau, nhất là những khu vực đất yếu thì sử dụng tường chắn bê tông cốt thép là tuyệt vời nhất.

– Tiết kiệm chi phí đầu tư, phí thi công cho chủ công trình

– Rất an toàn và không gây ô nhiễm môi trường sống

Ứng dụng chủ yếu của tường chắn bê tông cốt thép

Tường chắn đất bằng bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng giao thông, thuỷ lợi. Ví dụ như xây đường bờ biển, đường sông, xây nhà trên khu vực đồi núi, nhà gần sông biển…rất cần thiết phải làm tường chắn đất này để tăng chất lượng công trình, tăng độ bền, tránh sạt lở.

Thông tin hữu ích cho bạn : Tác dụng của băng cản nước waterstop là gì ?

Phân loại tường chắn đất bê tông cốt thép

Tường chắn bê tông cốt thép được phân chia theo nhiều nhóm khác nhau. Dựa vào ranh giới khu đất, chiều cao tường chắn, đặc điểm nền móng và tầng đổ mà phân ra:

+ Tường chắn hẫng (tức là tường chắn không có gờ)

+ Tường chắn có gân (là dạng tường chắn có gờ)

Nếu chiều cao tường mà nhỏ hơn 6m thì tường bản góc sẽ có khối lượng bê tông cốt thép ít hơn so với tường có bản sườn.

Nếu chiều cao từ 6-8m thì khối lượng của cả hai sẽ bằng nhau

Nếu chiều cao tường trên 8m thì tường bản khung có khối lượng bê tông cốt thép nhỏ hơn tường kiểu công xôn. 

Thi công tường chắn đất bê tông cốt thép

– Chuẩn bị vật liệu: Bao gồm các vật liệu dùng trong đổ bê tông, vật liệu đắp sau lưng tường chắn, cọc bê tông cốt thép và vật liệu để đệm móng.

thi công tường chắn đất bê tông cốt thép
sơ đồ thi công tường chắn đất bê tông cốt thép

– Tường chắn đất bê tông sẽ được thi công trên nền móng chuẩn bị sẵn ởvị trí phù hợp với bản thiết kế. Việc đào hố móng xây dựng tường chắn đất cũng phải đúng yêu cầu.

– Nếu như nền đất yếu, chịu tải không đạt hay không phù hợp hợp với thiết kế thì phải thay bằng vật liệu thích hợp theo yêu cầu.

– Ở vị trí móng tường chắn đặt trên nền đá thì hố móng phải được đào tới đúng đáy móng tường, tránh đào sâu quá hoặc rộng quá.

– Tiếp đó là thi công lớp đệm bằng đá dăm móng cho tường chắn phải đúng theo vị trí bản vẽ, lu lèn đạt độ chặt đảm bảo yêu cầu là K  0,95. 

– Sau đó tiến hành lắp đặt cốp pha, lắp giàn giáo, trộn bê tông, đổ bê tông để thi công tường chắn đất bê tông cốt thép. 

– Ống thoát nước phải đảm bảo liên kết chắc với bê tông kết cấu.

– Rải vật liệu lấp móng thành từng lớp thông qua các phương pháp quy định

– Các vật liệu có kích cỡ lớn trên 90mm sau tường chắn thì phải đắp mỏng với độ dày tối thiểu là 900mm. Không dùng phương pháp phun vật liệu hoặc thuỷ lực để phun.

– Tường chắn đất sau khi thi công phải phẳng và thẳng, không được lồi lõm hoặc bị gẫy khúc, đúng hình dạng và kích thước như yêu cầu.

Nếu còn điều gì thắc mắc về tường chắn bê tông cốt thép, hãy liên hệ qua đường dây nóng 0989.999 219 – Mr Thức để được chia sẻ cụ thể hơn.

Xem thêm các sản phẩm băng cản nước mạch ngừng xây dựng tại: https://suncogroupvn.com/bang-can-nuoc/

Từ khóa » Cấu Tạo Tường Chắn đất Có Cốt